0
Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH:

Một phần của tài liệu QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 44 -49 )

a. Thực trạng công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH:

Mục tiêu hoạt động của quỹ BHXH là tự cân đối thu, chi do đó quỹ BHXH luôn luôn phải có một lượng tiền tích luỹ để chi cho các chế độ trợ cấp dài hạn như: hưu trí, tử tuất, thương tật. Lượng tiền tồn tích này được chính phủ cho phép đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.

Mục 2, điều 17 Quyết định số 20/1998/QĐ - TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ có quy định:

BHXH Việt Nam được thực hiện các biện pháp đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH như:

- Mua trái phiếu, tín phiếu của Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại của nhà nước.

- Cho vay đối với ngân sách nhà nước, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các ngân hàng thương mại của nhà nước.

- Đầu tư vốn vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủ tướng cho phép và hỗ trợ.

Thực hiện Quyết định số 20/1998/QĐ - TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng chính phủ. BHXH Việt Nam đã tiến hành các hoạt động đầu tư tăng trưởng . Tính đến ngày 30/7/1999, BHXH Việt Nam cho vay được 10.493 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

Biểu số 8: Tình hình đầu tư của quỹ BHXH.

Đơn vị : Triệu đồng.

Đơn vị vay Số tiền Ghi chú

- Ngân sách nhà nước 1.087.636

- Tổng cục đầu tư 4.200.000

- Ngân hàng đầu tư 2.000.000

- Các ngân hàng thương mại 2.425.000 - Mua tín phiếu, trái phiếu. 789.525

Cộng 10.493.161

Phần lớn các dự án đầu tư tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH đều theo sự chỉ định của Thủ tướng chính phủ, kể cả tổng mức đầu tư, lãi suất, thời hạn vay…Vì vậy, mức lãi suất thực hiện thấp, bình quân chỉ 6 - 7%/năm, có năm thấp hơn cả tỷ lệ trượt giá (năm 1998 trượt giá 9,2%/năm). Tổng số tiền lãi thu được tính đến hết năm 1999 là: 1.351.488 triệu đồng. Với kết quả này, quỹ BHXH đã phát huy nội lực để đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước.

Về sử dụng lãi đầu tư, quyết định số 20/1998/QĐ - TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ:

Tiền sinh lời do hoạt động đầu tư quỹ BHXH được phân bổ như sau:

- Được trích 50% trong 5 năm để bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống BHXH.

- Trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế toàn ngành.

- Phần còn lại bổ sung vào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Thực hiện quyết định của chính phủ, BHXH Việt Nam đã sử dụng tiền sinh lời do đầu tư tăng trưởng đúng mục đích là xây dựng cơ sở vật chất của toàn ngành và trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng.

Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.

Tính đến hết năm 1999, hệ thống BHXH Việt Nam xây dựng được 58 trụ sở BHXH tỉnh, 437 trụ sở BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (trong đó có một số ít trụ sở được xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước). Hiện nay, còn 3 trụ sở cấp tỉnh và 167 trụ sở cấp huyện, quận, thị xã chưa được xây dựng. Trong nhữn năm tới, cần phải tiếp tục thực hiện bằng nguồn vốn từ lãi đầu tư của quỹ. Cùng với việc xây dựng trụ sở làm việc, tiền lãi đầu tư của quỹ còn được chính phủ cho phép sử dụng vào việc trang bị cơ sở vật chất khác như: mua sắm ô tô, trang bị máy vi tính, mua các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác chi trả.

Tiền lãi đầu tư của quỹ BHXH còn được chính phủ cho phép BHXH Việt Nam được trích lập 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng bằng 3 tháng lương thực tế toàn ngành. Đây cũng là khoản chi mang tính đặc thù của ngành BHXH nhằm động viên cán bộ, công chức trong toàn ngành tích cực công tác, cải tiến lề lối làm việc, phát huy những sáng kiến trong công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH. Thực tế trong những năm qua, do động viên kịp thời nên công tác thu, chi BHXH đạt kết quả tốt. Số thu BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Công tác chi trả đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng thời gian, không bị chậm trễ và đảm bảo an toàn. Ngoài các khoản chi nêu trên, phần còn lại của lợi nhuận đầu tư được nộp vào quỹ BHXH, BHXH Việt Nam không được phép chi. Đề tài cho rằng, những quy định tại điều 18 Quyết định số 20/1998/QĐ - TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ là phù hợp với tình hình thực tế.

b. Những tồn tại của công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được của công tác đầu tư tăng trưởng trong thời gian qua cũng còn một số vấn đề tồn tại:

- Lãi suất đầu tư chưa hình thành và vận động theo quy luật lãi suất của thị trường. Hầu hết lãi suất được hình thành theo sự chỉ định của chính phủ và

thường là lãi suất thấp. Đề tài cho rằng vấn đề đầu tư của quỹ cần phải chia ra 2 loại đầu tư:

+ Nếu cho ngân sách nhà nước vay theo chỉ định của Chính phủ thì có thể thực hiện lãi suất thấp, ưu đãi dưới mức lãi suất cho vay trên thị trường. Vì ngân sách nhà nước vay không phải là để kinh doanh, mà để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế quốc dân, hoặc chi tiêu theo mục đích của Chính phủ.

+ Nếu cho các Ngân hàng thương mại vay thì phải theo lãi suất thị trường. Vì các ngân hàng Thương mại vay là để kinh doanh lấy lãi. Lãi suất cho vay của các ngân hàng Thương mại theo thị trường, trong đó lãi suất đi vay của quỹ BHXH lại theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất đi vay trên thị trường. Khoản lợi nhuận siêu ngạch đó các ngân hàng Thương mại được hưởng, gây thiệt hại đến quỹ BHXH của người lao động.

- Việc phân bổ vốn đầu tư vào các dự án cũng không theo yêu cầu của quy luật cung cầu về vốn trên thị trường. Lẽ ra, theo yêu cầu của quy luật vận động vốn trên thị trường thì vốn phải được vận động từ nơi thừa (quỹ BHXH) đến các nơi thiếu vốn, cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nhưng trong các năm qua, vốn đầu tư của quỹ BHXH phần lớn lại theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Nhiều lĩnh vực đầu tư đang có lợi nhuận cao, khả năng rút vốn thuận lợi thì quỹ lại không được đầu tư. Nhưng các ngân hàng Thương mại đang có tình trạng ứ vốn, đọng vốn thì quỹ lại cho vay. Bản thân các ngân hàng Thương mại biết là có biểu hiện đọng vốn, song vì lãi suất vay quá thấp nên vẫn cứ vay của quỹ BHXH, gây nên tình trạng thiếu vốn giả tạo trên thị trường.

- Chưa có danh mục phân cấp đầu tư vốn rõ ràng. Trong nội dung thứ 3 của mục 2. Điều 17 của Quyết định số 20/1998/QĐ -TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ có quy định cụ thể: đầu tư vốn vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của Nhà nước có nhu cầu về vốn được Thủ tướng chính phủ cho phép và bảo trợ. Một số dự án là những dự án nào? Phải có danh mục phân cấp rõ ràng, dự án nào cần có sự chỉ định của Chính phủ và được Chính phủ bảo trợ,

dự án nào có thể giao cho Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam chủ động, đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn vốn tuyệt đói. Đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu để có sự phân cấp hợp lý.

***

Tổng quan về Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 44 -49 )

×