Nghiên cứu làm giàu hỗn hợp dầu sinh học giàu axít béo omega-

Một phần của tài liệu Tối ưu điều kiện tách chiết và làm giàu axit béo Omega-3 và Omega-6 từ sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium Mangrovei PQ6 của Việt Nam (Trang 39)

omega-6 từ hỗn hợp FFA bằng phƣơng pháp tạo phức với urê

Sử dụng phương pháp tạo phức với urê để làm giàu hỗn hợp axít béo omega- 3 và omega-6 từ hỗn hợp axít béo thu được sau quá trình thủy phân dầu nêu ở mục 2.2.3.1., chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố khác nhau lên hiệu suất tách PUFAs dạng omega-3 và omega-6 như sau:

- Tỷ lệ urê: hỗn hợp axít béo là: 1:1; 2:1; 3:1 và 4:1; - Tỷ lệ urê: cồn là: 1:6; 1:8; 1:9 và 1:10;

- Dải nhiệt độ kết tinh được nghiên cứu là: 4, 15 và 25°C.

Quá trình làm giàu hỗn hợp axit béo omega-3 và omega-6 từ hỗn hợp FFA bằng phương pháp tạo phức với urê được thực hiện như sau:

Mười g hỗn hợp FFA thu được sau quá trình thủy phân dầu được cho vào hỗn hợp Ethanol và urê (theo các tỷ lệ khác nhau). Khuấy từ và gia nhiệt ở 60°C trong 5 phút đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Sau đó, phản ứng tạo phức ở các nhiệt độ khác nhau trong thời gian 12 – 15 giờ. Trong đó, phức hợp được tạo ra do sự kết hợp của các SFA và MUFA với urê. Các axít béo omega-3 và omega-6 không tạo phức với urê. Sau quá trình tạo phức, hỗn hợp được lọc tách phức tạo thành ra khỏi hỗn hợp axít béo omega-3 và omega-6. Tiến hành cất quay chân không ở 80°C để loại bỏ cồn dư và thu nhận hỗn hợp axít béo omega-3 và omega-6. Tiếp theo hỗn hợp axit béo thu được được rửa 3 lần với nước ấm để loại bỏ urê còn dư thừa. Sau đó, tiến hành bổ sung thêm n- hexan vào hỗn hợp để hòa tan các axít béo. Tiếp theo, hỗn hợp được phân lớp qua phễu chiết, thu phần dung môi chứa các axít béo ở lớp trên và loại bỏ lớp dưới (chứa nước). Hỗn hợp dung môi chứa các axit béo được lọc

qua muối Na2SO4 khan để loại bỏ nước dư và được cất quay chân không ở 80°C để

loại bỏ dung môi và thu hỗn hợp axit béo omega-3 và omega-6.

Hiệu suất tách chiết các axít béo omega-3 và omega-6 được đánh giá thông qua hiệu suất tách PUFAs và hiệu suất tạo phức giữa SFA, MUFA và urê như sau:

+/ Hiệu suất tách PUFA (Hs %) đƣợc tính theo công thức sau:

Trong đó: M2

M1 x 100 Hs (%) =

Hs: Hiệu suất tách PUFAs (%)

M1: Khối lượng các PUFA thu được sau khi tạo phức (g) M2: Khối lượng FFA đem phân tách.

+/ Hiệu suất tạo phức của SFAs và MUFA với urê (H %) đƣợc tính theo

công thức sau:

Trong đó:

H (%): Hiệu suất tạo phức của các SFAs và MUFA; m1 (g): Khối lượng các SFAs và MUFA sau khi tạo phức m2 (g): Khối lượng FFA được đem phân tách.

Một phần của tài liệu Tối ưu điều kiện tách chiết và làm giàu axit béo Omega-3 và Omega-6 từ sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium Mangrovei PQ6 của Việt Nam (Trang 39)