Một số VTB dị dưỡng được coi là nguồn cung cấp DHA rất tốt. Chúng bao gồm thraustochytrids từ các chi Thraustochytrium Sparrow và Schizochytrium
Goldstein và Belsky, và tảo Crypthecodinium cohnii Javornicky. Các loài này đại diện cung cấp các loại dầu giàu DHA ưu việt nhất cho các ngành công nghiệp, chúng được sử dụng trong thực phẩm, đặc biệt là trong sữa bột công thức cho trẻ sơ
sinh (Raghukumar, 2008), kể từ khi chúng được xem là nguồn không gây bệnh và
không gây độc [25].
Theo nghiên cứu của Ward và Singh đã cho thấy Schizochytrium sp. có một
số đặc điểm thuận lợi cho sản xuất thương mại bao gồm hàm lượng lipit cao, sức sản xuất DHA cao, tăng trưởng tốt trong nuôi cấy với mật độ tế bào cao. Một số
chủng Schizochytrium nhất định có thể cung cấp DHA cao đạt 94% tổng số axit béo
ω-3 [78]. Nakahara và cộng sự (1996) [56] đã kết luận rằng trong Schizochytrium
sp. hàm lượng lipit chiếm 50% SKK, và DHA chiếm 57% của các TAG, chiếm 34% so với TFA. Trong tảo Crypthecodinium cohnii hàm lượng DHA lên đến 63% so với TFA khi nuôi cấy trong môi trường có sử dụng carbon dạng bột xi-rô và cao nấm men như nguồn cacbon và nitơ, tương ứng [54]. Theo nghiên cứu của Huang
TFA, tổng các axit béo mạch dài như DHA, AA, EPA, ω-6 DPA chiếm 76% so với TFA.
Tảo Crypthecodinium cohnii đã được sử dụng trong sản xuất thương mại dầu giàu DHA, đặc biệt để đưa vào sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh do hàm lượng EPA thấp, mà ở mức độ cao có thể gây ra chảy máu trong ở cả trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú [78].
Dưới điều kiện lên men, sản xuất sinh khối, thành phần lipit và năng suất DHA thường bị ảnh hưởng bởi thành phần môi trường nuôi cấy và các yếu tố khác như nhiệt độ và độ mặn [71]. Tuy nhiên, việc sử dụng phương thức lên men để nuôi trồng đã cho phép kiểm soát chặt chẽ hơn các thông số, không cần ánh sáng, cho phép sản xuất các loại dầu thương mại chất lượng cao và đảm bảo có thể đưa ra thị
trường hơn so với các quá trình nuôi tảo quang tự dưỡng[65].