Tình hình nghiên cứu PUFA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tối ưu điều kiện tách chiết và làm giàu axit béo Omega-3 và Omega-6 từ sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium Mangrovei PQ6 của Việt Nam (Trang 33)

Trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa omega-3 và omega-6 nhưng hầu hết chúng đều được nhập ngoại và được sản xuất từ cá. Đây cũng chính là những khó khăn cho sự phát triển các sản phẩm có chứa omega của Việt Nam. Gần đây đã có những nghiên cứu về tách chiết PUFA trên các đối tượng khác nhau.

Mai Thị Diệu Thảo (2006) [5] đã tiến hành hòa tan các axit béo trong mỡ cá basa vào trong dung môi hữu cơ (hexan hoặc aceton), sau đó dung môi này được hạ nhiệt độ xuống -20°C đến -70°C, để kết tinh trong một ngày rồi thu nhận các phân đoạn khác nhau của axit béo. Thu được hàm lượng Omega-3 thu được lên tới 24,03% axit béo.

Trên đối tượng cá Ngừ, Lại Mai Hương (2007) [3] đã kết luận hàm lượng PUFA trong phần không tạo phức tăng khi nhiệt độ giảm, và ngược lại, % SFA và MUFA tăng khi nhiệt độ tăng. Ở nhiệt độ 4°C thích hợp cho làm giàu DHA trong giàu cá Ngừ. Tỉ lệ FFA: urê là 1:3 (w/w) cho % DHA tăng từ 32% lên 79% tăng 2,46 lần so với tỉ lệ 1:2. Tỉ lệ urê: methanol là 3:16 (w/v) cho hiệu suất PUFA và EPA lớn nhất, trong khi hiệu suất DHA lớn nhất khi tỷ lệ đó là 3:12.

Trên đối tượng dầu Hồ Đào, Bùi Quang Thuật (2009) [6] cũng đã làm giàu hỗn hợp axít béo omega-3 và omega-6 bằng phương pháp tạo phức với urê ở nhiệt

độ 5°C, tỉ lệ urê: hỗn hợp axít béo là 2:1; tỉ lệ cồn: hỗn hợp axít béo là 9:1cho hiệu suất thu PUFA có độ tinh khiết cao đạt 92,78 %.

Theo công trình nghiên cứu của Hoàng Thị Lan Anh và cộng sự (2009) [1], trên đối tượng Schizochytrium mangrovei PQ6 tỉ lệ urê: axit béo được sử dụng là 5:2, thời gian tinh thể hóa là 12giờ ở nhiệt độ 4-10°C. Khi đó, phần không tạo phức với urê có chứa DHA và DPA chiếm 85,2% và 13,4% so với TFA của pha lỏng, tương ứng. Bên cạnh đó, 2 loại axit béo khác là axit linoleic (C18:2 -6) và axit dihomo-γ- linoleic (C20:3-6) chiếm một lượng nhỏ 0,604% và 0,744% so với TFA trong pha lỏng.

Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu mới sản xuất dầu sinh học giàu omega–3 và

omega–6 trên đối tượng VTB dị dưỡng Schizochytrium mangrovei PQ6 ứng dụng

làm thực phẩm chức năng vẫn còn là mới mẻ và mới bắt đầu được tiến hành nghiên cứu từ năm 2013. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài nghiên cứu

“Tối ƣu hóa điều kiện tách chiết và làm giàu axit béo omega-3 và omega-6 từ

sinh khối VTB dị dƣỡng Schizochytrium mangrovei PQ6 của Việt Namvới hi

vọng kết quả thu được sẽ bước đầu cung cấp những cơ sở khoa học cho phép ứng

dụng sản xuất dầu sinh học giàu omega–3 và omega–6 làm thực phẩm chức năng cho con người và động vật nuôi.

Mục đích của đề tài nghiên cứu của chúng tôi như sau:

+/ Tìm ra qui trình tối ưu cho tách chiết lipit tổng số từ sinh khối tảo dị dưỡng S. mangrovei PQ6.

+/ Tìm ra qui trình tối ưu cho tách chiết FFA từ lipit tổng số (dầu thô) được tách chiết từ sinh khối tảo dị dưỡng S. mangrovei PQ6.

+/ Tìm ra được điều kiện thích hợp cho quá trình làm giàu axit béo không bão hòa đa nối đôi omega-3 và omega-6 ở quy mô phòng thí nghiệm.

+/ Đánh giá chất lượng của lipit, FFA thu được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình làm giàu hỗn hợp axit béo giàu omega–3 và omega–6, đồng thời đánh giá chất

lượng của dầu sinh học giàu axit béo omega-3 và omega-6 từ SKK tảo S. mangrovei

PQ6 để có thể làm nguyên liệu cho việc sản xuất viên thực phẩm chức năng cho người.

Công việc thí nghiệm được tiến hành tại Phòng Công nghệ Tảo, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

CHƢƠNG II

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tối ưu điều kiện tách chiết và làm giàu axit béo Omega-3 và Omega-6 từ sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium Mangrovei PQ6 của Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)