Quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân tại các ngân hàng thương mại trên tỉnh Bạc Liêu (Trang 36)

1.3.1 Khái niệm HND

HND là hộ gia đình mà trong đó các thành viên có tài sản chung để tham gia hoạt động sản xuất nông, lâm, ng−, diêm nghiệp và phải c− trú trên địa bàn nông thôn.

Nông thôn là phần lnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị x, thị trấn, đ−ợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân x.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá RRTD đối với HND

HND là một trong những đối t−ợng khách hàng của NHTM do đó các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân cũng bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ nợ xấu. - Tỷ lệ nợ quá hạn. - Kết quả phân loại nợ.

1.3.3 Ph−ơng pháp quản trị RRTD đối với HND 1.3.3.1 Đặc điểm quá trình sản xuất của HND

HND có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm, ng−, diêm nghiệp mà các loại hình sản xuất này lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Thiên nhiên ngoài mặt tích cực là mang lại thuận lợi cho sản xuất nh−ng nó cũng mang lại không ít khó khăn cho sản xuất của HND nh− thiên tai, dịch bệnh,.. Vì vậy việc sử dụng vốn tín dụng rất dễ xảy ra rủi ro, nhiều khi đầu t− bị mất trắng không có khả năng hoàn trả.

Thu nhập của các HND nói chung còn thấp, đời sống của họ còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp lại mang tính mùa vụ vì vậy vốn tín dụng còn có hiện t−ợng sử dụng sai mục đích, không sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mà dùng để mua sắm, tiêu dùng, trả li vay nóng hoặc các mục đích khác nên làm cho đồng vốn phát huy tác dụng kém.

Đối t−ợng vay vốn là các HND, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ nên món vay th−ờng nhỏ, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản bảo đảm th−ờng chỉ là phần đất mà họ canh tác.

23

1.3.3.2 Vai trò của hộ nông dân trong phát triển kinh tế

• Cung cấp l−ơng thực thực phẩm cho tiêu dùng tạo nên sự ổn định và đảm bảo an toàn cho phát triển kinh tế.

• Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp: n−ớc ta là n−ớc đang phát triển do đó nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành chế biến nông sản.

• Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản.

• Làm phát triển thị tr−ờng nội địa: nông nghiệp và nông thôn là thị tr−ờng rộng lớn và chủ yếu của sác sản phẩm trong n−ớc. Việc tiêu dùng của ng−ời dân và mạng dân c− nông thôn đối với hàng hoá công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, …) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị tr−ờng của hộ nông dân đối với quá trình phát triển kinh tế.

1.3.3.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với HND

a. Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thông tin tín dụng không đầy đủ và thiếu chính xác: thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của HND. Các cán bộ tín dụng hầu nh− chỉ dựa vào thông tin khách hàng tự kê khai trong hồ sơ vay vốn mà ch−a tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác để kiểm chứng nên việc nắm bắt thông tin sai lệch dễ xảy ra.

Công tác thẩm định: ch−a chủ động nhận thức đ−ợc vai trò to lớn của công tác thẩm định hồ sơ vay điều này dễ dẫn đến rủi ro trong các khoản vay của HND

Thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay: coi nhẹ việc giám sát kiểm tra sau khi cho vay. Việc thiếu kiểm tra, giám sát để củng cố thêm thông tin về khách hàng sẽ làm các khoản vay có khởi đầu tốt nh−ng sau đó trở thành các khoản vay có vấn đề.

Sự thụ động, cả nể trong công tác kiểm tra giám sát nội bộ: kiểm tra viên phòng kiểm soát nội bộ do giám đốc NHTM quyết định điều động và quản lý nên ch−a thể hiện đ−ợc tính độc lập, khách quan mà còn mang tính cả nể trong công việc kiểm tra.

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng còn hạn chế.

24

b. Nhóm nguyên nhân bên ngoài ngân hàng

Do sử dụng vốn sai mục đích, thất mùa do ch−a có kinh nghiệm sản xuất: Mọi sinh hoạt, chi tiêu trong gia đình của HND để phụ thuộc vào nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, mà quá trình sản xuất này lại mang tính thời vụ. Do đó trong khoảng thời gian nông nhàn HND th−ờng không có tiền chi tiêu, họ phải đi vay vốn bên ngoài với li suất cao. Khi ngân hàng cho vay, một phần HND sử dụng vào mục đích trả nợ, một phần sử dụng để chi tiêu, phần còn lại họ mới đầu t− vào sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng vốn sai mục đích là nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn.

Thu nhập của HND phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông nghiệp mà giá lúa, tôm, gia cầm,... th−ờng xuyên biến động. Nông dân th−ờng rơi vào thế đ−ợc mùa mất giá, đ−ợc giá lại thất mùa nên thu nhập của ng−ời nông dân không cao, đời sống còn thấp nên khó khăn trong trả nợ ngân hàng.

Trong những năm gần đây, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, chính sách tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn đ−ợc mở rộng. Lợi dụng chủ tr−ơng này một số HND còn tâm lý chủ quan, dựa dẫm và chây lỳ trong khâu trả nợ.

Các yếu tố khách quan nh− thiên tai, dịch bệnh,... là yếu tố ảnh h−ởng rất lớn đến năng suất của HND. Ngoài ra, nền kinh tế bất ổn cũng ảnh h−ởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của HND, lạm phát làm giá cả chi phí sản xuất nông nghiệp tăng lên, lợi nhuận của ng−ời nông dân từ đó cũng giảm xuống đáng kể.

1.3.3.4 Quy trình quản trị RRTD đối với HND

Các NHTM thực hiện quản trị RRTD đối với HND nh− là một đối t−ợng khách hàng nên vẫn tuân thủ chặt chẽ các b−ớc của quy trình quản trị RRTD bao gồm: nhận biết rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận biết rủi ro nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khoản vay của HND. Quá trình này đ−ợc thực hiện tr−ớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay bao gồm việc phân tích các chỉ tiêu định tính để có những kết luận chính

25

xác về tình trạng của hộ nông dân; phân tích xử lý thông tin và xác định nguy cơ đối với các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn.

Với những nội dung cơ bản này, ngân hàng luôn chú trọng đến công tác quản trị hệ thống thông tin tín dụng, hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, phòng ngừa rủi ro từ khâu thẩm định hồ sơ vay.

Đánh giá rủi ro các khoản vay đối với hộ nông dân thông qua một công cụ hữu dụng là chấm điểm tín dụng, công cụ này chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin cần thiết đ−ợc khách hàng cung cấp trong giấy đề nghị vay vốn cùng với các thông tin khác về khách hàng do ngân hàng thu thập, thông qua hệ thống máy tính để phân tích, xử lý bằng phần mềm cho điểm. Kết quả sẽ đ−a ra một con số điểm tín dụng chỉ mức độ rủi ro tín dụng của ng−ời vay.

Kiểm soát và tài trợ rủi ro đối với các khoản vay của hộ nông dân là kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát tr−ớc, trong và sau khi cho vay.

Kiểm soát tr−ớc khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay, kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng.

Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng. Kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các tr−ờng hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn thiếu các thủ tục cần thiết,..

Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng. Tham gia quá trình này cần có sự tham gia của bộ phận thanh tra của ngân hàng Trung −ơng và bộ phận kiếm soát của ngân hàng (gồm bộ phận kiểm soát nội bộ, quản trị tín dụng). Ngoài ra, cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát từ bên ngoài ngân hàng nh− cơ quan kiếm toán độc lập, ủy ban giám sát ngân hàng.

Nếu khoản nợ bị xét vào diện quá hạn và có vấn đề, hoạt động kiểm soát sau khi cho vay còn có hoạt động xử lý nợ.

26

Khi xếp hạng RRTD, một khoản vay bị xếp vào nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu, thực hiện rà soát khoản vay; lập ph−ơng án gặp gỡ khách hàng để tìm h−ớng khắc phục thông qua các hình thức gia hạn nợ. Trong các ph−ơng án trên, các NHTM th−ờng hay sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ do có tính chủ động và nhanh chóng.

1.4 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân tại một số n−ớc n−ớc

1.4.1. Ngân hàng nhân dân Indonesia

Ngân hàng nhân dân Indonesia (BRI) là ngân hàng th−ơng mại thuộc quyền sở hữu của Chính phủ song hoạt động nh− một ngân hàng th−ơng mại độc lập. BRI hoạt động trong nền kinh tế thị tr−ờng theo những nguyên tắc, quy chế đ−ợc soạn thảo trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế. BRI có bốn lĩnh vực hoạt động chính, một trong bốn lĩnh vực này là hoạt động ngân hàng vi mô do hệ thống ngân hàng đơn vị BRI đảm nhiệm và hệ thống này chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và tín dụng cho cộng đồng dân c− ở nông thôn.

BRI có số l−ợng rất hạn chế các sản phẩm tín dụng, điều này giúp khách hàng hiểu một cách dễ dàng về các sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ cán bộ song song với việc nâng cao chất l−ợng dịch vụ cho khách hàng. Các đặc tính chủ yếu của các sản phẩm không thay đổi theo thời gian. Tóm lại đơn giản hoá là một trong những nguyên tắc quản lý của BRI.

BRI không cho vay nhóm nh−ng trong các sản phẩm tín dụng đều đ−ợc lồng ghép bởi một “ hệ thống khuyến khích hoàn trả nhanh chóng” nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn hoàn trả đúng hạn. BRI đặt ra các mức li suất cho vay khác nhau phụ thuộc vào việc thanh toán đúng hạn. Khách hàng khi vay thực tế phải chịu một li suất cố định hàng tháng trong đó đ bao gồm li phạt. Nếu trả nợ, khách hàng sẽ đ−ợc hoàn trả lại li phạt đ thanh toán cho ngân hàng. Mặc dù nguyện vọng đựơc vay những lần tiếp theo là yếu tố chủ yếu khuyến khích ng−ời vay trả nợ nh−ng “ hệ thống khuyến khích” đ tạo ra một động cơ rất mạnh mẽ để ng−ời vay thanh toán nợ khi đến hạn.

27

BRI chỉ cho vay đối với khách hàng có thể chứng minh đ có 3 năm hoạt động sản xuất. Tất cả các khoản vay đều phải có tài sản thế chấp mặc dù việc phát mi tài sản thế chấp để thu hồi nợ rất hiếm khi xảy ra. Ngân hàng xem tài sản thế chấp chỉ là một chỉ số đánh giá tính nghiêm túc của mục đích vay vốn của khách hàng.

1.4.2 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan (BAAC)

Mục tiêu hoạt động chính của BAAC là trợ cấp cho nông dân thông qua đầu t− vốn tín dụng. Đối t−ợng cho vay gồm: Hộ nông dân cá thể và các hiệp hội nông dân Thái Lan bao gồm 2 hình thức cho vay: cho vay ngắn hạn d−ới 1 năm và cho vay trung- dài hạn từ 1 đến 5 năm. Ph−ơng thức cho vay có thể bằng tiền mặt hoặc cho vay bằng hiện vật nh− máy móc nông nghiệp, công cụ lao động, phân bón, thuốc trừ sâu, cây trồng vật nuôi.

Để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, nông dân đ−ợc tổ chức thành từng nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng. Mỗi nhóm có từ 15-25 ng−ời. Mỗi hộ nông dân đ−ợc vay tối đa là 60.000 bath. Ng−ời vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân.

Trong từng tr−ờng hợp có hộ nông dân nghèo không trả đ−ợc nợ, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp với nguyên nhân của nó nh−:

- Nếu do nguyên nhân khách quan, ngân hàng cho gia hạn nợ.

- Nếu do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và yêu cầu nhóm trả thay. Nếu một nhóm có trên hai ng−ời không trả đ−ợc nợ thì ngân hàng huỷ hợp đồng với cả nhóm và khởi tố ng−ời vay.

- Nếu do nguyên nhân bất khả kháng nh− thiên tai, dịch bệnh,… cán bộ tín dụng sẽ đến ngay hiện tr−ờng lập biên bản và đề nghị nhà n−ớc có chính sách xử lý thoả đáng.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Qua kinh nghiệp quản trị RRTD của Inđônêsia và Thái Lan, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm về quản trị RRTD đối với hộ nông dân cho hệ thống NHTM nh− sau:

28

- Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng để hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra và giám sát là các hoạt động th−ờng xuyên đ−ợc thực hiện tr−ớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

KếT LUậN CHƯƠNG 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho khu vực nông thôn ngày càng tăng dẫn đến sự tăng tr−ởng tín dụng đối với khu vực cũng tăng lên t−ơng ứng. Tín dụng đối với hộ nông dân luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Làm thế nào để tăng tr−ởng tín dụng bền vững, giảm thiểu rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Ch−ơng I của luận văn đ khái quát các vấn đề cơ bản rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân nói riêng cũng nh− đề cập đến các kinh nghiệm trên thế giới về lĩnh vực này để làm cơ sở cho các ch−ơng tiếp theo.

29

Ch−ơng 2

THựC TRạNG QUảN TRị RủI RO TíN DụNg Đối với Hộ NÔNG DÂN tại các NGÂN HàNG THƯƠNG MạI trên địa bàn tỉnh bạc Liêu 2.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu và các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

2.1.1, Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của tổ quốc Việt Nam. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các cửa biển quan trọng nh− cửa Nhà Mát, cửa Gành Hào và cửa Cái Cùng.

Diện tích tự nhiên là 2.521 km2, Bạc Liêu có 6 huyện: Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Hồng Dân, Ph−ớc Long, Giá Rai, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu- trung tâm hành chính của tỉnh.

Giai đoạn 2006-2011, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp khoảng 2,94%, ngành dịch vụ 3,68%, ngành nông nghiệp là 4,95% vào tăng tr−ởng kinh tế.

Biểu 2.1: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng tr−ởng chung năm 2011

Chỉ tiêu Nông, lâm , ng− nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Tổng GDP ( tỷ đồng) 4.105 2.163 2.505 8.773 Tốc độ tăng tr−ởng (%) 8,48 13,06 16,87 11,57

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân tại các ngân hàng thương mại trên tỉnh Bạc Liêu (Trang 36)