Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 48)

Trong quá trình khảo sát tình hình chăn nuôi trên địa bàn 3 xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và điều tra lấy mẫu, chúng tôi nhận thấy lợn được nuôi theo 3 phương thức: truyền thống (tận dụng), bán công nghiệp và công nghiệp (nhốt hoàn toàn). Trong đó, chăn nuôi theo phương thức truyền thống chiếm đại đa số. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm 590 mẫu phân lợn nuôi theo 3 phương thức và đã ghi nhận được kết quả ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Cường độ nhiễm n % + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Công nghiệp 165 33 20,0 32 96,97 1 3,03 0 0 0 0 Bán công nghiệp 194 41 21,13 20 48,78 18 43,90 3 7,32 0 0 Truyền thống 231 95 41,13 43 45,26 27 28,42 22 23,16 3 7,32 Tính chung 590 169 28,64 95 56,21 46 27,22 25 14,79 3 1,78

Qua bảng 2.4 ta thấy:

Ở phương thức chăn nuôi công nghiệp: Kiểm tra 165 con, có 33 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 20,0%. Trong đó có 32 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 96,97%, có 1 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 3,03% và không có con nào nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng.

Ở phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: Kiểm tra 194 con, có 41 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 21,13%. Trong đó có 20 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 48,78%; có 18 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 43,9%; có 3 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 7,32% và không có con nào nhiễm ở cường độ rất nặng.

Ở phương thức chăn nuôi truyền thống: Kiểm tra 231 con, có 95 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 41,13%. Trong đó có 43 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 45,26%; có 27 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 28,42 con; có 22 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 23,16%; có 3 con nhiễm ở cường độ rất nặng, chiếm 7,32%.

Từ kết quả trên cho thấy lợn nuôi theo phương thức công nghiệp hạn chế được tỷ lệ nhiễm giun đũa rất nhiều. Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp thì bị nhiễm với tỷ lệ thấp hơn. Cao nhất là ở phương thức chăn nuôi truyền thống.

Có sự chênh lệch này là do: Lợn nuôi theo phương thức công nghiệp chồng trại được đầu tư quy mô lớn, có nơi được nuôi trên sàn, thức ăn là cám công nghiệp, nước uống sạch có bể chứa riêng, đảm bảo vệ sinh, chuồng trại thường xuyên được sát trùng và vệ sinh sạch sẽ, có hầm Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi nên đã phần nào tiêu diệt được mầm bệnh và giảm thiểu sự lây lan của mầm bệnh. Bên cạnh đó là lợn nuôi theo phương thức công nghiệp được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng

bệnh và tẩy giun định kỳ nên tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn nuôi bằng phương thức này là rất ít.

Lợn nuôi theo phương thức bán công nghiệp: Là phương thức chăn nuôi với số lượng lợn trung bình. Thức ăn là một nửa cám viên hay cám đậm đặc, một nửa là rau, củ, quả và một số loại thức ăn tận dụng khác. Thức ăn và điều kiện vật chất được đầu tư vừa phải. Do đó tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp hơn phương thức chăn nuôi truyền thống.

Lợn nuôi theo phương thức truyền thống: Có quy mô nhỏ và vừa. Lợn với tập tính là loài ăn tạp có khả năng thích nghi cao vì vậy mà lợn có phổ thức ăn rộng bao gồm: Thức ăn trên cạn, thức ăn dưới nước, các loại củ quả, các phế phụ phẩm nông nghiệp... Nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừa hay những sản phẩm phụ như: Bã rượu, bã đậu... do chăn nuôi với quy mô nhỏ nên người dân không có sự đầu tư đầy đủ công tác chăn nuôi như: Xây dựng chuồng trại còn đơn giản, ẩm thấp, là nơi ẩn nấp và phát triển của mầm bệnh, không có hàng rào bảo vệ, có nhiều tác nhân bên ngoài như người, súc vật... dẫn đến mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào trong chuồng nuôi và là nguồn reo rắc mầm bệnh cho đàn gia súc. Các chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách nên không diệt được trứng ký sinh trùng.

Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là trong chăn nuôi trong chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp hay truyền thống là cần có khu xử lý phân và nước thải. Tốt nhất là có hầm và bể chứa Biogas. Một trong những nguyên nhân nữa là phần lớn con giống người chăn nuôi tự sản xuất, với điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y nên con giống sẽ càng dễ bị nhiễm các loài ký sinh trùng từ chuồng trại và lợn mẹ (chủ yếu nhiễm từ vú lợn mẹ có ấu trùng giun đũa lợn).

Kết quả trên cho thấy sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn giữa 3 phương thức chăn nuôi là rất rõ rệt. Như vậy phương thức chăn nuôi có ảnh

hưởng lớn đến khả năng nhiễm bệnh của lợn, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng. Lợn nuôi trong điều kiện chăn nuôi tốt, thức ăn và nước uống đầy đủ, hợp vệ sinh, môi trường xung quanh không bị ô nhiễm thì ít bị lây bệnh giun tròn hơn.

2.4.5. T l và cường độ nhim theo tính bit

Để biết tỷ lệ nhiễm giun đũa có phụ thuộc vào tính biệt hay không, chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm 590 mẫu phân, trong đó có 284 mẫu phân lợn đực và 306 mẫu phân lợn cái. Qua quá trình khảo sát chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tính biệt

Tính biệt

Số lợn kiểm tra

(con)

Số lợn nhiễm

(con) Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Đực 284 83 29,23 46 55,42 25 30,12 11 13,25 1 1,20 Cái 306 86 28,10 49 56,98 21 24,42 14 16,28 2 2,33 Tính chung 590 169 28,64 95 56,21 46 27,22 25 14,79 3 1,78 Qua bảng 2.5 ta thấy:

Qua kiểm tra 284 con lợn đực có 83 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 29,23%. Trong đó có 46 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 55,42%; có 25 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm tỷ lệ 30,12%; có 11 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 13,25%; có 1 con nhiễm ở cường độ rất nặng, chiếm tỷ lệ 1,2%.

Qua kiểm tra 306 con lợn cái có 86 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 28,1%. Trong đó có 49 con nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 56,98%; có 21 con nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm tỷ lệ 24,42%; có 14 con nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 16,28%; có 2 con nhiễm ở cường độ rất nặng, chiếm tỷ lệ 2,33%.

Ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn của lợn đực và lợn cái không có sự chênh lệch nhau về mặt thống kê. Ở lợn đực, tỷ lệ nhiễm là 29,23%; lợn cái có tỷ lệ nhiễm là 28,1%. Như vậy tính biệt hầu như không có ảnh hưởng đến khả năng nhiễm giun của lợn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 48)