Những hiểu biết chung về giun đũa lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 25)

Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [10]; Phan Thế Việt và cs (1997) [20] giun đũa lợn có trong hệ thống phân loại động vật như sau:

Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873

Lớp Nematoda Rudophi, 1808

Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942 Bộ Ascaridida Skjabin, 1940

Phân bộ Ascaridina Skjabin, 1915 Họ Ascaridoidea Baird, 1853

Giống Ascaris Linneaus, 1758

Loài Ascaris suum Goeze,1782

* Hình thái

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] cho biết hình thái của giun đũa như sau:

+ Giun đũa lợn màu trắng sữa. Hình ống, hai đầu hơi nhọn.

+ Đầu có 3 môi bao quanh miệng (1 môi ở phía trên lưng và 2 môi ở phía bụng). Trên rìa môi có 1 hàng răng cửa rất rõ.

+ Giun đực dài 12 - 22 cm, đường kính 2,7 - 3mm, đuôi cong về phía bụng, có 2 gai giao hợp bằng nhau (1,2 - 2 mm), không có túi giao hợp.

+ Giun cái dài 29 - 35 cm, đường kính 4 - 5 mm, đuôi thẳng.

+ Trứng giun đũa hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,056 - 0,087 x 0,046 - 0,067 mm, vỏ dày gồm 4 lớp, lớp ngoài cùng là màng protit, màu vàng cánh dán, nhấp nhô làn sóng.

*Vòng đời

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] cho biết: Giun đũa lợn phát triển không cần ký chủ trung gian. Mỗi giun cái đẻ mỗi ngày khoảng 200.000 trứng, trung bình một giun cái đẻ 27 triệu trứng (Cram, 1925). Trứng theo phân ra ngoài ở nhiệt độ khoảng 240C và độ ẩm thích hợp, sau 2 tuần trứng nở thành ấu trùng, sau 1 tuần nữa thì ấu trùng lột xác. Lúc đó trứng đã nở thành trứng có sức gây bệnh. Lợn nuốt phải trứng này thì ấu trùng kỳ I nở ở ruột, chui vào mạch máu và niêm mạc, theo máu về gan.

Một số ít chui vào ống lâm ba màng treo ruột, vào tĩnh mạch màng treo ruột rồi vào gan, lột xác thành ấu trùng kỳ II. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày, hầu hết ấu trùng di hành tới phổi, sớm nhất là sau 18 giờ, muộn nhất sau 12 ngày vẫn có ấu trùng ở phổi. Khi tới phổi, ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III. Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản rồi cùng với niêm dịch, ấu trùng lên hầu, được nuốt xuống ruột non, lột xác lần nữa và phát triển thành giun trưởng thành. Trong khi di hành một số ấu trùng có thể vào lách, tuyến giáp trạng, não... Hoàn thành vòng đời cần 54 - 62 ngày.

Giun đũa sống bằng chất dinh dưỡng của ký chủ, đồng thời tiết dịch tiêu hóa phân giải tổ chức niêm mạc ruột và lấy tổ chức đó nuôi bản thân. Tuổi thọ giun đũa không quá 7 - 10 tháng. Nhưng nếu điều kiện bất lợi (ký chủ sốt cao) thì tuổi thọ giun ngắn hơn.

Sơđồ vòng đời của giun đũa ký sinh trong ruột lợn

Trứng theo phân T0, A0, AS

Ascarisuum Trứng ở ngoài Trứng có

(Ký sinh ở ruột non) sức gây bệnh

Lẫn vào thức ăn, nước uống Lợn nuốt phải Qua niêm mạc Hầu Phổi Gan Mạch máu Ấu trùng (ở ruột)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 25)