* Phương pháp lấy mẫu
Tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên các đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, trực tiếp điều tra lấy mẫu, chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.
Mẫu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc, mẫu được lấy ngẫu nhiên.
Kết quả xét nghiệm mẫu được tổng hợp, mô tả và phân tích.
- Mẫu phân: Lấy mẫu phân vừa thải ra của lợn ở các lứa tuổi, 20 - 30 g/mẫu.
+ Lấy mẫu phân tươi vào buổi sáng sớm lúc lợn thải phân.
+ Sau khi tiêm tiến hành lấy mẫu phân cho vào túi nilon. Lấy tại 3 điểm (điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối) trên đống phân, mỗi mẫu lấy 20 - 30g phân, buộc chặt túi nilon và ghi đầy đủ các thông tin (địa điểm, độ tuổi, giống, tính biệt, phương thức chăn nuôi) của từng con trên túi nilon.
Phiếu thông tin lấy mẫu
* Phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa Tiến hành theo phương pháp phù nổi Fulleborn: - Mục đích: Tìm trứng giun đũa.
- Nguyên lý: Dựa vào tỷ trọng của nước muối bão hoà lớn hơn tỷ trọng của trứng giun đũa làm cho trứng giun đũa nổi lên trên bề mặt của dung dịch nước muối bão hoà.
- Cách pha nước muối bão hoà: Đun nước sôi, cho từ từ muối ăn (NaCl) vào, khuấy đều cho đến khi muối không tan được nữa (1 lít nước sôi khoảng 380g muối). Dùng bông hoặc vải màn lọc bỏ cặn sẽ thu được dung dịch muối bão hoà.
+ Cách tiến hành: Lấy mẫu phân cần kiểm tra cho vào một cốc thuỷ tinh có dung tích 100-150 ml. Sau đó đổ nước muối bão hoà vào (khoảng 40-50 ml), vừa đổ vừa dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát phân trong dung dịch. Khuấy cho phân tan kỹ, sau đó lọc qua lưới thép để lọc bỏ cặn thô. Lấy dung dịch đó cho vào các lọ penicillin, đổ đến khi gần đầy miệng lọ, tránh làm tràn ra ngoài, rồi đặt phiến kính sạch lên lọ sao cho tiếp xúc với mặt dung dịch, để khoảng 30 phút thì lấy phiến kính ra soi dưới kính hiển vi quang học để tìm trứng giun đũa.
Mẫu số:………ngày………tháng………… Xã:……… Tính biệt:……….. Tuổi:………. Tình trạng vệ sinh:………... Phương thức chăn nuôi:………... Trạng thái phân:………
* Phương pháp đánh giá cường độ cảm nhiễm
Để đánh giá cường độ nhiễm giun đũa chúng tôi tiến hành đếm số trứng trên một vi trường và được quy định như sau.
+ Nếu không có trứng giun đũa trong vi trường là âm tính (-) + 1 - 2 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ (+)
+ 3 - 4 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ trung bình (++) + 5 - 6 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ nặng (+++) + ≥ 7 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ rất nặng (++++) * Phương pháp đánh giá tình trạng vệ sinh
+ Tình trạng vệ sinh tốt: Chuồng trại khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi chuồng. Thường xuyên dọn phân và cọ rửa, không có hiện tượng lưu phân quá 1 ngày trong chuồng. Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau xanh được rửa sạch trước khi cho lợn ăn, thường xuyên cọ rửa máng ăn máng uống, không để tồn thức ăn, nước uống trong máng.
+ Tình trạng vệ sinh ở mức trung bình: Không thường xuyên cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng lưu phân 2 - 3 ngày trong chuồng. Mỗi tuần rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, rau xanh lúc rửa lúc không.
+ Tình trạng vệ sinh kém: Chuồng trại không cọ rửa và dọn phân, có hiện tượng lưu phân trong chuồng hàng tuần, máng ăn máng uống không được cọ rửa, rau xanh không được rửa sạch trước khi cho ăn.
* Phương thức ăn nuôi
- Nuôi theo phương thức truyền thống (tận dụng): Hộ gia đình chăn với số lượng ít, thức ăn cho lợn chủ yếu tận dụng phế phẩm ngành trồng trọt (cám gạo, ngô, khoai, sắn, rau xanh...).
- Nuôi theo phương thức bán công nghiệp: Hộ gia đình chăn nuôi lợn với số lượng trung bình, cho lợn ăn rau, cám nấu và bổ xung thêm thức ăn tổng hợp hàng ngày.
- Nuôi theo phương thức công nghiệp: Chăn nuôi với số lượng lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn tổng hợp hàng ngày.
* Phương pháp xác định độ an toàn của thuốc điều trị bệnh giun đũa cho lợn
Để xác định độ an toàn của thuốc, tiến hành theo dõi các trạng thái sinh lý của lợn khi dùng thuốc. Nếu không thấy có biểu hiện khác thường thì thuốc an toàn với lợn.
* Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2000) [15].
Các công thức tính:
Số mẫu nhiễm
- Tỷ lệ nhiễm % = x 100 Tổng số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhiễm (+) (++) (+++) (++++) - Cường độ nhiễm % = x 100
Tổng số mẫu nhiễm
Số lợn có kết quả (-) sau điều trị - Hiệu lực điều trị % = x 100 Tổng số lợn được điều trị