0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Bệnh giun đũa lợn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA LỢN TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ. (Trang 28 -28 )

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [8], bệnh giun đũa lợn phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á. Lợn con mắc bệnh giun đũa sinh trưởng và phát dục không đầy đủ, sản phẩm thịt giảm đến 30%. Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái, trong các cơ sở chăn nuôi tập trung và hộ gia đình.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], bệnh giun đũa lợn là một bệnh phổ biến ở nước ta, lợn mắc bệnh giun đũa chủ yếu từ 2 - 6 tháng tuổi, sau đó giảm dần, ở lợn dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm thấp. Bệnh do loài

Ascaris suum gây nên, giun ký sinh ở ruột non của lợn nhà, lợn rừng. * Dịch tễ học

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh với một số hóa chất như: focrmon 2%, creolin 3%... ở nhiệt độ 45 - 500C thì trứng chết trong nửa giờ, nước nóng 600C diệt trứng trong 5 phút, nước 700C diệt trong 1 - 10 giây.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [7], bệnh giun đũa lợn là bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển của châu Á và châu Phi. Nguyên nhân bệnh giun đũa lợn rất phổ biến vì vòng đời của nó đơn giản, có thể truyền trực tiếp và có sức đề kháng cao.

- Tuổi mắc bệnh giun đũa: Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) [18], lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao và cường độ lớn ở lợn từ 3 - 5 tháng tuổi. Theo Bùi Quý Huy (2006) [2], lợn từ 2 - 6 tháng tuổi mắc bệnh với tỷ lệ cao, tuy nhiên mọi lứa tuổi đều mắc. Nhìn chung, lợn nhiễm giun đũa cao ở lứa tuổi 2 - 6 tháng tuổi, sau đó giảm dần.

Nguyên nhân có tình trạng này là do điều kiện khí hậu nước ta nóng và ẩm, thuận lợi cho trứng giun phát triển. Mặt khác công tác thú y ở các cơ

sở chăn nuôi mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa được thực hiện tốt, chưa ủ phân, còn bón phân tươi vào ruộng trồng cây thức ăn cho lợn...

- Động vật cảm nhiễm: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [9], lợn nhà và lợn rừng ở các lứa tuổi 1 - 4 tháng tuổi nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao nhất và bị bệnh nặng hơn lợn trưởng thành. Lợn con dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm giun đũa 39,2%; 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 48,0%; trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 24,9%.

- Đường truyền bệnh: Theo nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [9], thì bệnh được truyền chủ yếu qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống có nhiễm trứng giun đũa. Lợn liếm dụng cụ, máng ăn, nền chuồng và đất ở bãi chăn nên trứng dễ theo vào đường tiêu hóa. Khi bón phân tươi cho cây trồng, cây thức ăn thì trứng giun đũa sống được vài tháng. Khi lợn ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh. Lợn con nhiễm bệnh do lúc bú nhiễm phải trứng giun đũa nhiễm ở đầu vú mẹ.

- Phương thức chăn nuôi: Thường 70% lợn nuôi ở các gia đình theo phương thức truyền thống như cho lợn ăn bèo, rau sống đều mắc bệnh ký sinh trùng. Lợn nuôi theo phương pháp mới không cho ăn bèo, rau sống thì ít mắc bệnh hơn. Lợn nuôi ở vùng đồi núi, trung du không ăn rau sống dưới nước, lợn con chưa ăn rau bèo cũng mắc bệnh (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [11].

* Cơ chế sinh bệnh

Trứng giun đũa lợn sau khi xâm nhập vào cơ thể ở thời kỳ ấu trùng hay trưởng thành đều gây bệnh. Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) [18], do ấu trùng di hành gây tổn thương nhiều khí quan và mở đường cho nhiều vi khuẩn xâm nhập gây bệnh kế phát như xuất huyết và thoái hóa gan, gây viêm phổi, nhiều khí quan khác cũng bị tổn thương.

Theo Anderdahl (1997) [21], nếu cho lợn khỏe nuốt trứng giun đũa, sau 5 ngày cho nhiễm bệnh suyễn thì bệnh tích ở phổi rộng gấp 10 lần so với lợn chỉ bị suyễn. Khi ấu trùng theo máu vào gan và dừng lại ở mạch máu gây lấm tấm xuất huyết, đồng thời gây hoại tử tế bào gan.

Khi ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển đến tế bào gây vỡ mạch máu, ở phổi có nhiều điểm xuất huyết, phổi bị viêm, triệu chứng viêm phổi có thể kéo dài 5 - 14 ngày có khi làm con vật chết. Khi giun trưởng thành thì gây loét niêm mạc ruột non, lợn có triệu chứng đau bụng, khi số lượng giun nhiều sẽ gây tắc và thủng ruột, có khi giun chui vào ống mật làm tắc ống dẫn mật gây hiện tưởng hoàng đản.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], giun đũa tiết độc tố gây nhiễm độc thần kinh trung ương và mạch máu, con vật có triệu chứng thần kinh (tê liệt hoặc hưng phấn).

Giun lấy dinh dưỡng của ký chủ, thải cặn bã gây độc cho ký chủ. Kết quả làm cho ký chủ gầy còm chậm lớn.

* Triệu chứng

Khi lợn nhiễm ít giun, triệu chứng không rõ. Bệnh giun đũa thường biểu hiện rõ ở những lợn nuôi thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, nhiễm nhiều giun (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [18].

Phạm Sỹ Lăng (2007) [8] cho biết: bệnh giun đũa thường có triệu chứng rõ rệt và tác hại nhiều ở lợn 2 - 4 tháng tuổi.

Giun ký sinh trong ruột non của lợn, lấy chất dinh dưỡng từ ký chủ, tiết độc tố. Lợn trưởng thành biểu hiện lâm sàng không rõ, phần nhiều mang giun đũa, trở thành nguồn reo rắc mầm bệnh: gầy, chậm lớn, sút cân, rối loạn tiêu hóa. Từ đó con vật gầy yếu suy nhược, còi cọc, thiếu máu. Lúc này bệnh hay thể hiện ở thể mãn tính.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] khi ấu trùng ở phổi gây viêm phổi (thân nhiệt cao, ăn kém, hô hấp nhanh, ho). Khi nhiều giun thì

làm tắc, thủng ruột, đau bụng. Một số con có triệu chứng thần kinh, nổi mẩn. Lợn lớn thì triệu chứng không rõ.

Thể cấp tính ít xảy ra, thường gặp ở giai đoạn ấu trùng di hành trong cơ thể và trong điều kiện nuôi dưỡng kém. Biểu hiện con vật suy nhược, kém ăn, ỉa chảy, chướng bụng, miệng hôi, sốt, gan sưng và đau, thiếu máu, vàng da và niêm mạc, đôi khi có triệu chứng thần kinh: đi xiêu vẹo, quay cuồng kiệt sức.

Lợn nhiễm trứng giun đũa nặng có các biến chứng: co giật do độc tố tác động đến hệ thần trung ương, tắc ruột, tắc ống dẫn mật do quá nhiều giun đũa. Đôi khi giun đũa chọc thủng ruột chui vào xoang bụng, con vật chết đột ngột hoặc viêm phúc mạc cấp.

* Bệnh tích

Khi viêm phổi thấy trên mặt phổi có đám xuất huyết màu hồng thẫm, có nhiều ấu trùng giun đũa ở phổi. Khi giun trưởng thành thì thấy ruột non viêm cata có nhiều giun ký sinh. Trường hợp có quá nhiều giun làm tắc, vỡ ruột gây viêm phúc mạc. Mổ khám lợn bị nhiễm giun đũa nặng thấy ruột có nhiều giun, niêm mạc ruột có tổn thương tăng sinh. Nếu viêm cata thứ phát sẽ thấy niêm mạc dạ dày, ruột có tụ huyết từng đám, đôi khi có vết loét.

* Chẩn đoán

- Đối với con vật còn sống: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi Fullerborn để tìm trứng giun.

+ Cách pha nước muối bão hòa: Đun nước sôi, cho từ từ muối ăn (NaCl), khuấy đều đến khi muối không tan được nữa (1 lít nước sôi 380g muối). Để nguội lọc lấy cặn.

+ Cách tiến hành: Lấy 10 - 15g phân cho vào cốc tủy tinh, dùng đũa thủy tinh dằm phân, rồi cho vào đó 50 - 60 ml dung dịch nước muối bão hòa, sau đó dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan rồi lọc qua lưới lọc bằng thép để loại bỏ cặn bã thô, lấy nước lọc đó cho vào lọ penicillin sao cho đầy lên

đến miệng hơi vồng lên một chút rồi lấy phiến kính khô đặt lên miệng lọ (sao cho phiến kính tiếp xúc với bề mặt dung dịch), để yên trong vòng 15 - 20 phút rồi lấy phiến kính ra đặt dưới kính hiển vi để tìm trứng.

Ngoài ra, để chẩn đoán trứng giun đũa còn có phương pháp khác là dùng phản ứng biến thái nội bì (dùng kháng nguyên pha loãng 1:200 tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt). Phương pháp này rất tốt, không gây phản ứng chéo với các giun khác, có kết quả dương tính sau khi lợn nhiễm 8 - 10 ngày. Phản ứng này duy trì được 110 - 140 ngày. Thời gian phản ứng biến thái xuất hiện phù hợp với thời gian kháng thể tập trung trong máu sau khi nhiễm giun và không phụ thuộc vào giun trưởng thành ở ruột. (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007) [8].

- Đối với lợn chết:

+ Mổ khám tìm giun trưởng thành, ấu trùng và kiểm tra bệnh tích theo phương pháp mổ khám toàn diện K.I.Skjabin.

Trước tiên lột da, xem kỹ tổ chức dưới da, lấy các cơ quan ra. Chú ý không làm rối loạn các khí quan. Tách các cơ quan tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, sinh dục, tim và các động tĩnh mạch lớn. Sau đó kiểm tra kỹ xoang ngực và xoang bụng, lấy nước các xoang này cho vào bình để kiểm tra. Lấy tủy sống, kiểm tra dịch trong mắt, kiểm tra lần lượt các cơ quan:

Cơ quan tiêu hóa: Buộc chặt các bộ phận (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, manh tràng, gan, tuyến tụy) rồi tách ra và cho riêng vào thùng hoặc chậu.

Thực quản: Dùng kéo cắt dọc thực quản. Kiểm tra kỹ niêm mạc. Nếu thấy sưng hoặc có mủ thì kiểm tra kỹ nơi đó sau đó dùng kính nạo niêm mạc thực quản rồi ép chất nạo giữa hai phiến kính trong suốt rồi soi kính hiển vi hoặc kính lúp, nếu thấy giun thì dùng kim hoặc bút lông lấy ra.

Dạ dày: cắt dọc theo chiều cong của dạ dày, lấy chất chứa cho vào thùng, dùng nước rửa sạch thành dạ dày, nước rửa và chất cặn cho vào với

nhau, dùng đũa khuấy, đợi lắng cặn đổ nước trên đi, lại cho nước vào, khuấy, để lắng cặn... làm nhiều lần cho đến khi nước trong suốt là được, đổ nước trên, lấy cặn soi kính lúp.

Ruột non, ruột già và manh tràng: Kiểm tra riêng ba bộ phận, dùng kéo cắt dọc chiều cong của ruột, dung phương pháp gạn rửa sa lắng tìm trứng giun trong chất chứa ở mỗi bộ phận. Đồng thời dùng kính nạo niêm mạc ép kính để kiểm tra.

Gan: Tách mật cho vào hộp lồng để kiểm tra riêng bằng phương pháp gạn rửa sa lắng dịch mật. Dùng tay bóp nát gan rồi gạn rửa sa lắng để kiểm tra.

Tuyến tụy: Như đối với gan.

Cơ qua hô hấp: Dùng kéo cắt hầu, khí quản và nhánh khí quản. Sau đó nạo niêm dịch soi kính lúp. Phổi thì bóp nát ra cho vào nước, dùng phương pháp gạn rửa sa lắng để kiểm tra.

Cơ quan bài tiết: Cắt thận làm đôi dùng mắt thường kiểm tra sau đó nạo vét bể thận để kiểm tra, lấy tổ chức thận ép lên phiến kính soi kính lúp.

Cơ quan sinh sản: Với dịch hoàn, dùng dao cắt mỏng, ép giữa hai phiến kính, tìm ký sinh trùng dưới kính hiển vi. Với ống dẫn trứng, dùng kéo cắt dọc ống, dùng phiến kính nạo vét niêm mạc, ép giữa hai phiến kính, tìm ký sinh trùng bằng kính lúp hoặc kính hiển vi.

Những cơ quan khác: Não vào tủy sống cắt lát mỏng, ép giữa hao phiến kính, kiểm tra dưới kính hiển vi. Mắt: nạo xoang kết mạc, ép giữa hai phiến kính, kiểm tra dưới kính hiển vi...

+ Phương pháp mổ khám không toàn diện: Vì giun đũa trưởng thành sống ký sinh ở ruột non nên chỉ mổ khám ở ruột non.

+ Lợn dưới 2 tháng tuổi mổ khám ấu trùng tìm giun đũa ở phổi vì giun chưa đẻ trứng.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] cho biết có thể dùng một trong các loại hóa dược sau đây để tẩy giun đũa cho lợn:

- Natri fluorat (NaS): 0,1 g/kgTT. Cho lợn nhịn ăn 12 giờ, trộn thuốc với một số loại thức ăn ngon, sau khi uống thuốc cho lợn nhịn ăn 8 giờ nữa. Không cho lợn ăn quá 8g thuốc vì dễ trúng độc (chảy nước bọt, run rẩy). Hiệu quả đạt 70 - 80%.

- Silici flucorat natri (Na2SiF6): Không cần nhịn ăn trước và sau khi cho thuốc. Trộn lẫn với thức ăn ngon cho lợn ăn hết liều. Hiệu quả đạt 75 - 100%.

Lợn 4 - 6 kg: 1,2g chia đều cho mỗi bữa 0,2g. Lợn 7 - 20 kg: 1,8g chia đều cho mỗi bữa 0,3g. Lợn 20 - 40 kg: 3,0g chia đều cho mỗi bữa 0,5g.

- Piperazin hydrat: 250mg/kg TT. Trộn thuốc vào thức ăn ngon cho lợn ăn hoặc pha nước uống. Nếu lợn trúng độc thì dùng Atropin để giải độc.

- Piperazin citrate: 150mg/kg TT. Trộn vào thức ăn. - Mebenvet: 0,2g/kg TT. Trộn vào thức ăn.

- Levanmisol: 6 - 6,5 mg/kg TT. Tiêm bắp

- Những thuốc nam thường dùng để điều trị bệnh giun sán là: + Hạt cau 5 - 10g, tùy theo lợn lớn nhỏ.

+ Sử quân tử (bột) 20g.

+ Vỏ rễ xoan: 20g, cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng ngâm vào nước trong, để cách đêm, sang hôm sau gạn lấy nước, hòa thêm bột diêm sinh 10g, cho lợn uống lúc đói. Cho uống 3 sáng liền. Liều này dùng cho lợn nặng trên 20kg.

+ Lá đu đủ tươi 200g, thái nhỏ, trộn với 15 - 20 kg cám, ăn vào buổi sáng, sau khi ăn cho lợn nhịn ăn 1 bữa.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [7] cho biết, có thể tẩy giun đũa cho lợn bằng một trong các hóa dược sau:

- Febetel: 20mg/kg TT. Cho uống. - Menbedazol: 5mg/kg TT. Cho uống. - Ivermectin: 0,3mg/kg TT. Tiêm bắp.

Theo kinh nghiệm của nhân dân thì nuôi lợn bằng bỗng rượu cũng hạn chế được sự phát triển của giun đũa.

Theo Nguyễn Phước Tương (2002) [19] thì có nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho lợn: Piperazine, Levamisol, Mebendazol, Ivermectin, Niclosamid...

* Phòng bệnh

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [6] thì căn cứ vào các kết quả nghiên cứu sinh thái, chu trình sinh học của giun đũa lợn. Kết quả nghiên cứu thuốc điều trị giun đũa cần thực hiện các khâu sau đây:

- Diệt căn bệnh ở cơ thể lợn:

+ Đối với từng cá thể: Tẩy giun 3 tháng 1 lần. Nếu sau khi tẩy, vệ sinh tốt, cho ăn thức ăn chín một đời lợn bột thì chỉ cần tẩy 1 lần vào lúc tách mẹ.

+ Đối với lợn nuôi tập trung: Cả đàn lợn 100 - 1000 con 3 - 4 tháng, 1 lần tẩy giun cho tất cả lợn ở diện cần tẩy, gồm: Lợn con mới tách mẹ, lợn mới tách con, lợn nuôi thịt và các loại lợn khác.

- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường, hạn chế việc lây lan mầm bệnh cho lợn. Vệ sinh thức ăn nước uống. Không nên cho lợn ăn sống các loại rau được tưới bằng phân tươi.

- Ủ phân để diệt trứng giun, ngăn ngừa sự phát tán mầm bệnh ra ngoài. Ủ bằng phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng và ấu trùng.

- Xử lý phân theo các biện pháp sau:

+ Dùng ánh sánh mặt trời, nhiệt độ để diệt mầm bệnh (như phơi các dụng cụ chăn nuôi...)

+ Dùng hóa chất để diệt trứng và ấu trùng. + Biện pháp sinh học: ủ phân.

Nguyên lý của biện pháp ủ phân: Lợi dụng hệ vi sinh vật yếm khí và hiếu khí phân hủy và lên men các chất hữu cơ ở trong phân làm nhiệt độ phân tăng lên (55 - 600C), ở nhiệt độ đó có thể diệt trứng và ấu trùng giun đũa. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao, tốn ít công sức và tiền bạc, không gây ảnh hưởng đến súc vật, đảm bảo vệ sinh môi trường cho người và súc vật.

Nguyên lý ủ: phân chuồng + lá xanh + vôi bột + tro bếp.

+ Ủ nổi trên mặt đất: trộn 4 loại trên, đem đánh đống để ủ, bên ngoài trát bùn dày 10cm.

+ Ủ chìm: trộn 4 loại trên, đào hố ủ sâu dưới đất và bên trên trát bùn dày 10cm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA LỢN TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ. (Trang 28 -28 )

×