Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 44)

Căn cứ vào mức độ khác biệt giữa các độ tuổi và tương ứng với từng giai đoạn phát triển, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ nhiễm giun đũa

lợn trên 3 xã của huyện Phú Lương ở 4 độ tuổi khác nhau (1 - 2 tháng tuổi, 3 - 4 tháng tuổi, 5 - 6 tháng tuổi, >6 tháng tuổi) và nhận thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở 4 độ tuổi này có sự chênh lệch khá cao. Kết quả được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo lứa tuổi

Tuổi lợn (tháng) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn

nhiễm (con) Cường độ nhiễm

n % + ++ +++ ++++ n % n % n % n % 1-2 28 6 20,31 4 92,30 2 7,70 0 0 0 0 3-4 260 83 31,92 40 48,19 27 32,53 14 16,87 2 2,41 5-6 101 30 29,7 17 56,67 8 26,67 5 16,67 0 0 ≥6 110 30 27,27 14 46,67 9 30,0 6 20,0 1 3,33 Tính chung 590 169 28,64 95 56,21 46 27,22 25 14,79 3 1,78

Qua bảng 2.2 ta thấy: Ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn cũng khác nhau.

Lợn từ 3 - 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất chiếm 31,92%, tiếp theo là lợn 5 - 6 tháng tuổi chiếm 29,7%, tiếp đến là lợn trên 6 tháng tuổi chiếm 27,27%, thấp nhất là lợn dưới 2 tháng tuổi chiếm 20,31%.

Theo nhận định của chúng tôi, lợn ở độ tuổi 3 - 4 và 5 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (31,92% và 29,7%), là do lợn chăn nuôi theo phương thức truyền thống là chủ yếu, điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y không được đảm bảo. Bên cạnh đó lợn được nuôi theo phương thức tập trung theo đàn nên khi đàn có một con bị nhiễm giun đũa thì có thể lây cho các con khác trong cùng đàn. Lợn trong giai đoạn này chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tận dụng, cũng có sử dụng thức ăn công nghiệp nhưng hạn chế. Vì vậy tỷ lệ nhiễm khá cao.

Lợn ở độ tuổi nhỏ hơn 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (20,31%). Do lợn ở giai đoạn này là giai đoạn bú mẹ và cũng bắt đầu tập ăn nhưng thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Với độ tuổi này nếu bị giun đũa lợn thì phần lớn giun đũa lợn chưa có khả năng đẻ trứng vì vòng đời của giun đũa lợn từ trứng đến giun trưởng thành cần tối thiểu 54 - 62 ngày. Mặt khác ở giai đoạn này chúng tiếp nhận kháng thể từ sữa đầu của lợn mẹ nên thời gian đầu sau khi sinh chúng có sức đề kháng nhất định.

Lợn ở độ tuổi trên 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 27,27%, cao hơn lợn dưới 2 tháng tuổi (20,31%) và thấp hơn lợn ở giai đoạn 3 - 4 và 5 - 6 tháng tuổi (31,92% và 29,7%). Do lợn ở giai đoạn này chủ yếu là lợn nái, lợn đực đang ở giai đoạn hậu bị có sức đề kháng tốt, hệ thần kinh và các cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện nên khả năng cảm nhiễm giun tròn giảm đi. Hơn nữa giai đoạn này lợn được chăm sóc tốt hơn, công tác thú y, công tác phòng bệnh được tiến hành đầy đủ.

Từ kết quả trên cho thấy: Lợn có tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp nhất ở giai đoạn còn non sau đó có chiều hướng tăng cao ở 2 - 6 tháng tuổi và sau đó giảm dần theo tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 44)