Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 36)

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] bệnh giun đũa lợn là một bệnh phổ biến ở nước ta, lợn mắc bệnh chủ yếu 2 - 7 tháng tuổi, sau đó giảm dần. Ở lợn dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm thấp, bệnh do loài giun đũa

Ascaris suum gây nên, giun ký sinh ở lợn rừng và lợn nhà.

Nguyễn Thiện và cs (2004) [14] cho biết, trứng giun đũa lợn có khả năng sống rất lâu từ 11 - 24 tháng vì trứng có sức đề kháng rất mạnh với tất cả cá hóa chất (kiềm, axit), chống đỡ kém với thời tiết khô ráo và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tuổi thọ của giun đũa lợn khoảng 7 - 10 tháng. Hết tuổi thọ giun đũa theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền nhiễm, sốt cao...) thì tuổi thọ của giun đũa ngắn lại. Số lượng giun có thể vài con đến hàng nghìn con trên một cơ thể lợn.

Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] thì biện pháp phòng và trị bệnh giun đũa đối với lợn con từ sơ sinh đến 2,5 tháng tuổi phải tẩy giun một lần. Sau 2 - 3 tháng phải tẩy giun lần 2. Nếu để nái phải tẩy giun lần 3 trước khi phối giống.

Nguyễn Phước Tương (2002) [19] cho rằng bệnh giun đũa có thể truyền qua người nhưng hiếm thấy. Tuy vậy, bệnh giun đũa lợn do ấu trùng trên người không phải do giun trưởng thành thì khá nhiều, gây nên các phản ứng tăng dị ứng và hội chứng Loeffer. Những người có thể trạng suy nhược, thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch dễ mắc bệnh giun đũa lợn do nuốt phải đất hay thực vật nhiễm trứng giun đũa lợn chứa ấu trùng. Chu kỳ phát triển của giun đũa trên người cũng giống như ở lợn.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [5] cho biết, trứng giun đũa lợn có thể sống rất lâu ngoài ngoại cảnh từ 11 tháng đến 5 năm và tuổi thọ của giun đũa khoảng 7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun sẽ theo phân lợn ra ngoài môi trường.

Theo Đoàn Văn Phúc và cs (2005) [12], người ta đã thí nghiệm 7 con lợn nuốt trứng giun đũa người, qua 66 ngày theo dõi tác giả cho thấy: Với liều 10.000 trứng có ấu trùng, lợn không có triệu chứng dấu hiệu khác thường. Kết quả mổ khám 2 lợn và xét nghiệm phân của 7 lợn thì không thấy giun đũa và trứng giun đũa người. Điều này cho thấy lợn không bị nhiễm giun đũa người.

Lê Thị Tài và cs (2002) [13] đã đưa ra phương pháp điều trị giun đũa bằng thuốc nam: Vỏ xoan cho vào nước đun sôi, cô đặc thành cao mềm, sau đó triết cao bằng cồn etylic, thu hồi cồn được nhựa màu vàng nâu, vị đắng, mùi hăng, thuốc có tác dụng làm chết giun trong vòng 30 phút.

Trịnh Văn Thịnh và Dương Công Thuận (1987) [16] điều tra bằng cách xét nghiệm phân lợn ở 10 địa điểm khác nhau trong những điều kiện nuôi khác nhau trên 2.200 lợn cho biết, tỷ lệ nhiễm giun đũa là 56%, tuổi của lợn bị nhiễm nặng nhất ở 2 - 6 tháng tuổi, trên một tỷ lệ nhiễm 49,0 - 65,9 % riêng tỷ lệ nhiễm ở tuổi này là 38,3 - 54,9%.

Theo Phạm Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị khuê (1997) [20] đã nghiên cứu thành phần, đặc tính giun sán ký sinh ở Nam Bộ cho thấy giun sán ký sinh ở lợn là 21 loài, và biết tình hình nhiễm giun sán ở lợn ở 2 miền Nam Bắc có những điều kiện khác nhau.

Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Trần Trúc (1975) [3] đã nghiên cứu về khu hệ quy luật phân bố và biến động giun sán theo lứa tuổi của lợn ở một số tỉnh Nghĩa Lộ, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh và xác định được lợn nhiễm 4 lớp giun sán với tổng cộng 17 loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị. (Trang 36)