7. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Thời kì 2006 – 2013
80
Bảng 3.22. Bảng thống kê diện tích biến động rừng ngập mặn thời kì 2006-2013 (Đơn vị: ha)
Thời kì Rừng mất đi Rừng thêm mới
2006 – 2013 92,05 1469,36
Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện biến động diện tích rừng mất đi và diện tích rừng thêm mới thời kì 2006 – 2013( Đơn vị: ha)
Thời kì này thể hiện rõ nét nhất và biến động mạnh nhất, cụ thể như sau:
Tại khu vực Thái Bình: Diện tích RNM tăng mạnh ở phía Nam và Tây Nam, nguyên nhân chủ yếu cũng là do chính sách trồng rừng của hội chữ thập đỏ và biến động từ đất nuôi trồng thủy sản, còn phía Bắc Thái Bình thì trong năm 2006 rừng ngập mặn còn thưa nhưng cho đến năm 2013 thì rừng ngập mặn dầy đặc hơn rất nhiều, RNM thưa chuyển thành RNM kín.
Tại khu vực Nam Định: có thể thấy rõ rệt trong thời kì này diện tích RNM tăng mạnh, đặc biệt phía Bắc Nam Định diện tích RNM tăng lên rất nhiều mà phần lớn là do biến động từ đất nuôi trồng thủy sản. Từ sự biến động này đi đến kết luận rằng, sau 7 năm diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm dần. Nó cũng
81
được kiểm chứng qua việc khảo sát thực địa đất nuôi trồng thủy sản vùng lân cận khu vực nghiên cứu:
-Rừng ngập mặn vẫn duy trì và phát triển mạnh (đạt 2964ha) Khu vực rừng bị mất đi chủ yếu do cơn bão số 10 năm 2012 tàn phá, làm chết khoảng 170 ha RNM, chủ yếu ở Bãi Trong.
- Diện tích đầm nuôi thủy sản vẫn duy trì diện tích như những năm trước đó. Diện tích đầm nuôi tôm ở vùng lõi của VQG Xuân Thủy tại Cồn Lu khoảng 138 ha.
- Tới giai đoạn này, Cồn Xanh và Cồn Mờ đã nhập lại với nhau thành một (sau này gọi là Cồn Xanh) trở thành một bãi bồi hình cánh cung rộng lớn và đã tiến sát vào Cồn Lu. Các cồn cát trước cửa sông này làm cho cửa Ba Lạt lồi dần ra phía biển, còn phần đuôi của cồn Lu bị đẩy lùi về phía Tây Nam có xu hướng chặn kín cửa sông Vọp và các nhánh lạch triều nhỏ phía sau các cồn.
Tới chuyến khảo sát tháng 11/2014, đã thấy rải rác một số cây ngập mặn tiên phong mới phát triển ở Cồn Xanh (ở mép phía lục địa) với chiều cao cây tới 30-40 cm. Như vậy, đã thấy rõ hiện nay, Cồn Ngạn đã ổn định, Cồn Lu đang bước vào giai đoạn ổn định như Cồn Ngạn trước đó, và Cồn Xanh do tiếp tục nhận dòng bồi tích từ sông Hồng, đang phát triển diện tích và độ cao bãi, rừng ngập mặn sẽ bắt đầu phát triển ở đây trong vài năm tới và khi đó vùng nước giữa Cồn Lu và Cồn Xanh bị thu hẹp dần và sẽ trở thành một sông nhánh như sông Vọp, sông Trà hiện nay: Cồn Xanh sẽ trở thành một bãi triều lầy với thảm RNM mới.
Mặt khác, thời kì này tỉnh Nam Định đã tổ chức nhiều hội thi tuyên truyền về tác dụng to lớn của RNM đối với sự phát triển bền vững, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường; đồng thời vận động bà con trồng và bảo vệ rừng. Thông điệp gửi đến người dân khi ấy là : “Mọi người hãy tích cực trồng rừng ngập mặn vì bạn, vì gia đình”. Đặc biệt, trong việc chọn hộ tham gia trồng rừng cũng phải lựa chọn cẩn thận theo phương thức bình bầu. Những hộ được bình chọn không chỉ là những hộ nghèo, có lao động mà còn phải là những gia đình có tinh thần trách nhiệm cao. Sau khi chọn xong tiến hành tập huấn kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật trồng rừng cho các hộ này. Nhờ thế, ngay trong đợt nghiệm thu đầu tiên, tỷ lệ cây trồng mà bà con ươm
82
nuôi đều đạt tỷ lệ sống khá cao (trên 90%). Tới nay, cả một vùng ven biển của tỉnh Nam Định đã có rừng phủ kín với độ rộng 800–1300m. Hầu hết, RNM của tỉnh đều phát triển rất tốt, độ cao cây trung bình từ 2,5 đến 3m. Các loài cây: sú, vẹt, đước, trang … mọc ken dày và có tầng tán cao đã có tác dụng to lớn trong việc giảm mạnh cường độ của sóng. Nhờ đó, phù sa ven biển và đê biển đã được bảo vệ khi triều cường và nước biển dâng, nhất là những ngày dông bão”.
Sau 12 năm thực hiện chương trình trồng RNM phòng ngừa thảm họa do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và Hội chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ, đã có gần 22.400 ha rừng được trồng ven biển. Từ chương trình trồng RNM, nhiều hộ dân nghèo đã có điều kiện cải thiện thu nhập thông qua việc khai thác tiềm năng kinh tế như nuôi ong, bán cây giống, khai thác măng tre, khai thác cây gỗ cốp pha từ cây phi lao.
Hội chữ thập đỏ Đan Mạch đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cửa cho 846 hộ gia đình ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nơi bị thiệt hại nặng nề của cơn bão số 7. Ngoài ra, hơn 840 hộ gia đình khác và 26 trường tiểu học mẫu giáo ở Hải Hậu được hỗ trợ hệ thống nước sạch. Việc trồng RNM đã góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm.
Trong thời kì này tổng diện tích rừng mất đi toàn khu vực Ba Lạt là 92,05 ha, tổng diện tích rừng thêm mới là 1469,36 ha (gấp 15,96 lần tổng diện tích rừng mất đi). Nhìn chung, thời kì này diện tích rừng ngập mặn tăng rất mạnh đạt 1700 ha, số diện tích rừng bị mất đi không đáng kể so với diện tích rừng thêm mới đó là điều rất đáng mừng cho công tác trồng rừng chống xói mòn, ngập lụt, bảo vệ môi trường của nước ta nói chung, khu vực Ba Lạt nói riêng.
Qua đó, cho ta thấy chính sách trồng rừng bảo vệ môi trường cho đến nay tại cửa Ba Lạt được phổ biến rộng rãi toàn khu vực.
3.4.4.Nhận xét chung
Qua phân tích ta thấy, cho tới nay diện tích rừng ngập mặn tại cửa Ba Lạt có xu hướng tăng cao, đặc biệt trong những năm gần đây 2006 – 2013 diện tích rừng ngập mặn tăng gấp 3,24 lần so với giai đoạn trước đó, trong khi diện tích rừng mất đi chỉ bằng 1/9 lần so với giai đoạn trước đó.
83
Bảng 3.23. Bảng thống kê diện tích rừng ngập mặn mất đi và thêm mới qua các thời kì (đơn vị: ha)
Thời kì Rừng mất đi Rừng thêm mới
1984 - 2001 999,65 1109,68
2001 - 2006 891,68 453,29
2006 - 2013 92,05 1469,36
Hình 3.20. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng ngập mặn khu vực cửa Ba Lạt thời kì 1984-2013
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy sự khác biệt rõ nét giữa rừng mất đi và rừng thêm mới qua các thời kì từ 1984 – 2013. Diện tích rừng mất đi có xu hướng giảm dần và giảm mạnh trong thời kì 2006 – 2013 còn rừng thêm mới thì trong thời kì 2001 -2006 giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu do các mô hình chăn nuôi thủy sản giai đoạn này phát triển mạnh mẽ hàng loạt các đầm nuôi tôm, ngao được mọc lên từ việc phá hủy, lấn chiếm diện tích rừng ngập mặn và ảnh hưởng của các cơn bão lớn.
84
Tuy nhiên đến nay nhờ công tác bảo vệ môi trường biển, trồng rừng bảo vệ đê điều, chống xói mòn, lũ lụt được tuyên truyền hưởng ứng mạnh mẽ tại Nam Định, Thái Bình, bên cạnh đó là việc ráo riết ngăn chặn các mô hình kinh tế nuôi trồng thủy sản tại cửa Ba Lạt dẫn đến cho tới nay diện tích rừng ngập mặn tăng mạnh mẽ (1469,36 ha gấp 3,24 lần giai đoạn trước đây) đó là con số rất đáng mừng cho công tác bảo vệ môi trường, đê biển, chống xói lở của nước ta nói chung và tỉnh Nam Định, Thái Bình nói riêng.
Trồng rừng ngập mặn về cơ bản có ý nghĩa tích cực là phục hồi Hệ sinh thái RNM với các chức năng là nơi cư trú và kiếm ăn cho nhiều nhóm động vật vùng triều, cửa sông và ven bờ, đặc biệt ở giai đoạn còn non. Những mặt trái của phát triển RNM là làm thu hẹp các bãi triều ngập nước không có RNM vốn là bãi đậu, nơi cư trú kiếm ăn cho các đối tượng là chim di cư có giá trị bảo tồn như cò thìa...Quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống đường bê tông ở khu vực VQG bên cạnh mặt lợi ích có thể là tác nhân gây phân cắt HST vùng đất ngập nước cũng như thay đổi chế độ lưu thông nước mặt ở đây.
Việc khai thác quá mức cũng như sử dụng cả biện pháp khai thác tận diệt sẽ làm giảm số lượng quần thể cũng như kích thước cá thể, làm giảm khả năng tái tạo quần thể các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế.
85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Kết quả nghiên cứu về các luận điểm đề ra trong luận văn đã được chứng minh và rút ra một số kết luận sau:
1. Ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động diện tích RNM là một hướng nghiên cứu tối ưu, mang lại độ chính xác tương đối cao (80-85%), đánh giá được xu thế biến động kịp thời, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc phát triển bền vững.
2. Quy trình phân loại theo thuật toán xác xuất cực đại (MLC) là một công nghệ thành lập bản đồ biến động và đánh giá biến động diện tích RNM có sơ sở khoa học, có ưu thế nổi bật trong việc so sánh định lượng giữa 2 thời điểm.
3. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng hiệu quả tư liệu viễn thám kết hợp với hệ thông tin địa lý trong phương pháp xử lý số đem lại tiện lợi trong quản lý, khai thác thông tin, lưu trữ kết quả, phục vụ công tác xây dựng bản đồ biến động tài nguyên nói chung và bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn nói riêng ở nước ta.
4. Trong điều kiện kinh tế và kỹ thuật hiện nay của Việt Nam, việc ứng dụng phương pháp tích hợp tư liệu viễn thám và GIS có hiệu quả cao trong công tác kiểm kê nhanh tài nguyên, quản lý giám sát hiện trạng tài nguyên - môi trường trong một phạm vi rộng, cập nhật thông tin nhanh các biến động tài nguyên rừng nguyên sinh cũng như rừng tái sinh và về hiện trạng suy thoái tài nguyên.
5. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực nghiên cứu được bảo tồn tương đối tốt nên diện tích rừng ngập mặn tăng liên tục thời kỳ 1984 -2006 - 2013. Bản đồ xu hướng biến động giúp cho các nhà quản lý đánh giá vùng nhạy cảm sinh thái, hay có nguy cơ biến động của RNM. Hướng ứng dụng này có thể triển khai sang các vùng RNM ở các địa phương khác.
86
Kiến nghị
1. Luận văn đi sâu nghiên cứu những biến động về mặt diện tích của RNM khu vực Ba Lạt. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu về RNM như sinh khối, phân hệ các loài… với việc sử dụng tư liệu viễn thám có độ phân giải cao như SPOT 5, hoặc siêu cao như IKONOS, Quickbird…
2. Ban quản lý khu bảo tồn rừng ngập mặn Ba Lạt cần phát triển cán bộ có kiến thức chuyên môn về viễn thám và GIS để có thể sử dụng, vận hành được các kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những chính sách quản lý và phát triển bền vững.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Ban quản lý VQG Xuân Thủy (2000), Báo cáo đề tài đánh giá tác động môi trường và kết quả 10 năm thực hiện công ước Ramsar ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy - tỉnh Nam Định.
2. Trương Thị Hòa Bình, Phạm Việt Hòa và nnk (2007-2008), Đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn ven bờ biển bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KHVN, Viện Địa lý, Viện KHCNVN.
3. Trịnh Thị Thanh Hà (2014), Nghiên cứu khả năng tích lũy CO 2 (DIOXITCACBON)́ trong đất của rừng ngập mặn vùng cửa sông Hồng, Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
4. Phạm Việt Hòa (2012), Ứng dụng công nghệ tích hợp viễn thám và hệ thông tin địa lý xác định sự biến động rừng ngập mặn khu vực huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Trắc địa ảnh và Viễn thám, Trường đại học Mỏ Địa chất.
5. Vũ Thị Thu Hoài (2010), Đặc điểm trầm tích bãi bồi hiện đại vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sỹ địa chất, Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam.
6. Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Thị Mai Dung (2011), Thành phần loài cá vùng cửa sông Ba Lạt giai đoạn 2010 – 2011, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5.
7. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án Tiến sỹ khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội, 357tr.
8. Phan Nguyên Hồng (1991), Rừng ngập mặn ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
9. Phan Nguyên Hồng và nnk (1999), Hội thảo khoa học: Quản lý bền vững tài nguyên và môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn.
88
10. Phan Nguyên Hồng (2005), Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
11. Lưu Thị Ngoan (2009), “Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động cảnh quan, đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Giao Thuỷ - Nam Định”, khóa luận tốt nghiệp đại học, trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
12. Ngô Đình Quế và cộng sự (2005), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế Phát triển sạch ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết luận văn, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
13. Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thám, NXB Nông nghiệp.
14. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
15. Nguyễn Hoàng Trí (2006), Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn – Nguyên lý và ứng dụng, NXB Kinh tế quốc dân Hà Nội, tr. [11-34].
Tiếng Anh:
16. Aschbacher, J; Ofren, R.; Delsol, J.P.; Suselo, T.B.; Vibulsresth, S.; Charrupat, T. (1995), An integrated comparative approach to mangrove vegetation mapping using advanced remote sensing ang GIS technologies: Preliminary results.
Hydrological, 295, 285 – 295.
17. Conchedda, G.; Durieux, L.; Mayaux, P. (2008), An object-based method for mapping and change analysis in mangrove ecosystem. ISPRS J. Photogramm. Remote Sens. 63, 578-589.
18. Dahdouh – Guebas, F.; Jayatissa, L.P.; Di Nitto, D.; Borise, J.O.; Lo Seen, D.; Koedam, N. (2005), How effective were mangroves as a defence against the recent tsunami? Curr. Biol., 15, R443 – R447.
19. Fujimoto K., Miyagi T., Adachi H., Murofushi T., Hiraide M., Kumada T., Tuan M. S., Phuong D.X., Nam V.N. & Hong P.N. (2000), “Belowground carbon sequestration of mangrove forests in Southern Vietnam”, In: T. Miyagi (ed.)
89
Organic material and sea-level change in mangrove habitat. Sendai, Japan, pp. 30-36. 20. Gang, P.O.; Agatsiva, J.L. (1992), The current status of mangroves along the Kenyan coast: A case study of Mida Creek mangroves based on remote sensing.
Hydrobiologia, 247, 29-36.
21. Tran Thi Thu Ha, Vu Tan Phuong (2005), Valuation of mangrove forests in sea- dylce protection: A case study in Xuan Thuy of Nam Dinh Provice.
22. Lucas, R.M.; Michell, A.L.; Rosenqvist, A.; Proisy, C.; Melius, A.; Ticehurst, C. (2007) The potential of L-band SAR for quantifying mangrove characteristics and change: Case studies from the tropics. Aquat. Conserv., 17, 245-264.
23. Mumby, P.J.; Green, E.P.; Edwards, A.J.; Clark, C.D. (1999), The cost- effectiveness of remote sensing for tropical coastal resources assessment and management. J. Environ. Manag., 55, 157-166.
24. Mougin, E.; Proisy, C.; Marty, G.; Fromard, F.; Puig, H.; Betoulle, J.L; Rudant. J.P. (1999), Multifrequency and multipolarization radar backscattering from mangrove forests. IEEE Trans. Geosci. Remote Sens./ 37, 94 – 102.
25. Olwig, M.F.; Sorensen, M.K Rasmussen, M.S.; Danielsen, F.; Selvam, V.; Hansen, L.B.; Nyborg, L.; Vestergaard, K.B.; Parish, F.; Karunagaran, V.M.(2007),