Tích hợp tư liệu viễn thám và GIS nghiên cứu sự biến động diện tích rừng

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Tích hợp tư liệu viễn thám và GIS nghiên cứu sự biến động diện tích rừng

ngập mặn.

Tư liệu viễn thám và GIS có những ưu việt nhất định trong việc thành lập bản đồ, cung cấp, quản lý thông tin, nhưng chúng cũng có những hạn chế nhất định khi chúng ta sử dụng riêng biệt cho một nhu cầu nào đó. Chính vì vậy, người ta phải tích hợp tư liệu viễn thám và GIS.

- Viễn thám là một trong những công nghệ thu nhập dữ liệu quan trọng và hiệu quả nhất cho việc cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS. Các thông tin là số liệu trắc địa – bản đồ, ảnh hàng không, ảnh viễn thám, số liệu điều tra, thống kê, hữu hiệu cho việc thu nhập dữ liệu để cập nhật cho GIS.

- Những dữ liệu sẵn có được lưu trữ trong GIS là nguồn thông tin bổ trợ rất tốt cho việc phân loại và xử lý ảnh viễn thám. Giải pháp xử lý tích hợp viễn thám và GIS là phối hợp ưu thế của hai công nghệ trong việc thu thập, lưu trữ, phân tích và xử lý để nâng cao, năng suất trong việc xây dựng và cập nhật dữ liệu không gian.

- Tích hợp tư liệu viễn thám và GIS nhằm tạo ra công nghệ cung cấp dữ liệu địa lý cần thiết cho GIS đáp ứng nhu cầu đa dạng trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường …

Để theo dõi, phân tích biến động RNM phải nắm được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến động. Phát hiện biến động là quá trình nhận dạng sự khác biệt về trạng thái của một đối tượng hay hiện tượng bằng cách quan sát chúng tại những thời điểm khác nhau. Trong các tư liệu trắc địa, bản đồ dùng để phát hiện biến động thì tư liệu viễn thám được sử dụng chủ yếu.

Tiền đề cơ bản để sử dụng dữ liệu viễn thám cho việc phát hiện biến động là những sự thay đổi về lớp phủ phía trên bề mặt đất phải đưa đến sự thay đổi về giá trị bức xạ và những sự thay đổi về bức xạ gây ra bởi các yếu tố khác như: điều kiện khí quyển, góc mặt trời, độ ẩm của đất... mỗi một phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.

31

phương pháp tích hợp tư liệu viễn thám và GIS. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của nó so với phương pháp đo đạc trực tiếp thể hiện ở bảng sau:

Phƣơng pháp Ƣu điểm Nhƣợc điểm

1. Phương

pháp đo

đạc trực tiếp

- Tiếp cận trực tiếp với các đối tượng cần nghiên cứu

- Phân loại chi tiết các đối tượng

- Kết quả thu được cho độ chính xác cao.

- Mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém - Phụ thuộc vào điều

kiện thời tiết và địa hình do khối lượng làm ngoại nghiệp lớn.

- Không thu được dữ liệu một cách liên tục theo thời điểm cần quan trắc biến động . - Khả năng tự động hóa thấp - Phương pháp này gặp nhiều hạn chế trong nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường.

32

2. Phương pháp viễn

thám và

GIS

- Cho phép nghiên cứu đối tượng trên phạm vi rộng và nhận biết sự thay đổi của đối tượng tự động bằng phép toán khi xử lý ảnh

- Đặc điểm đa độ phân giải, cho phép nghiên cứu biến động ở nhiều tỉ lệ và trên những phạm vi khác nhau

- Có thể nghiên cứu ở địa hình phức tạp, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi mà phương pháp đo đạc trực tiếp không thực hiện được - Khả năng phân tích hình

ảnh nhanh, rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp đo đạc thực địa - Phương pháp này cung

cấp một tập hợp các thông tin để đối chiếu, so sánh các hiện tượng có sự thay đổi lớn như: sử dụng đất, lớp phủ rừng, nông nghiệp, thủy văn và sự phát triển đô thị.

- Nhiều dạng khác nhau của lớp phủ thực vật ngập mặn có thể không được phân biệt trên ảnh - Phần lớn các ảnh

viễn thám trong quá trình quét do lỗi của vệ tinh hoặc các yếu tố ngoại cảnh tác động lên nhiều đối tượng thông tin bị mất hoặc không rõ nét

- Phương pháp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, cần đào tạo cán bộ có chuyên môn khi thực hiện và dữ liệu ảnh viễn thám chưa phổ biến

33

Qua phân tích và so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp trên tác giả quyết định lựa chọn phương pháp tích hợp tư liệu viễn thám và GIS để có hiệu quả kinh tế và kĩ thuật cao trong việc đánh giá biến động diện tích lớp phủ RNM trong khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)