Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 25)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.Nhận xét chung

Rất nhiều nghiên cứu về thành lập bản đồ dựa trên ảnh viễn thám đã được công bố trong hai thập kỷ qua. Họ đã chia thành 5 loại tư liệu viễn thám: ảnh hàng không, ảnh quang học có độ phân giải trung bình, ảnh quang học có độ phân giải cao, siêu phổ, và ảnh radar. Việc lựa chọn các bộ cảm thích hợp phụ thuộc chủ yếu vào mục đích của điều tra, vào tỷ lệ bản đồ, vào mức độ phân loại đạt yêu cầu, mức độ đảm bảo về khung thời gian, đặc điểm đặc biệt của các vùng địa lý. Mặc dù ảnh hàng không và ảnh đa phổ độ phân giải cao, ảnh siêu phổ, và các dữ liệu radar một phần cung cấp thông tin với các chi tiết không gian cao, phù hợp cho việc phát hiện những thay đổi nhỏ trong thành phần loài và phân phối, mức độ ngập lụt dưới tán, tình trạng phát triển, mô hình tăng trưởng… là điều quan trọng nhất cho các cơ quan địa phương hoặc khu vực chịu trách nhiệm về bảo vệ và quản lý RNM.

Nhưng một số cơ quan quốc gia lại quan tâm hơn đến các thông tin tổng quan cập nhật trên quy mô khu vực toàn quốc hoặc thậm chí đối với quy hoạch không gian của họ và lập kế hoạch nhiệm vụ bảo tồn, và những báo cáo về tình trạng và xu hướng phát triển.

Những lợi thế của việc sử dụng ảnh có độ phân giải trung bình là: cung cấp độ phủ thích hợp, thông tin chi tiết và giá thành hợp lý. Ngược lại với dữ liệu độ phân giải trung bình, ảnh độ phân giải cao có giá thành đắt. Điều này đòi hỏi phải xem xét cẩn thận lý do để áp dụng bộ dữ liệu đó.

16

Một điểm nữa liên quan đến khả năng của dữ liệu, vì những dữ liệu này được thu thập theo các khu vực được xác định rõ đặc điểm theo mối quan tâm của khách hàng. Mumby và cộng sự (1964) chỉ ra rằng, ví dụ, các nghiên cứu bằng dữ liệu IKONOS sẽ đảm bảo được hiệu quả về chi phí: lĩnh vực dữ liệu rộng lớn và chi tiết có sẵn, các khu vực quan tâm phải nhỏ hơn 500 km2 (chỉ có 22 × 22 km), và giám sát môi trường sống của các động lực được yêu cầu ở một quy mô nhỏ hơn 10m. Các lựa chọn ứng dụng, bộ cảm sẵn có, và phương pháp xử lý được sử dụng/thực hiện trên toàn cầu với các hệ sinh thái khác nhau là rất lớn. Các số lượng lớn các thông số liên quan dẫn đến những khó khăn lớn trong so sánh dữ liệu, các phương pháp, và kết quả. Một số tiêu chuẩn được chấp nhận hoặc các định nghĩa có thể là hữu ích để đơn giản hóa các phương pháp áp dụng để lập bản đồ RNM và để cho phép so sánh tốt hơn. Tiêu chuẩn như vậy có thể sẽ tạo điều kiện cho sự hiểu biết tốt hơn về quy trình hệ sinh thái và đánh giá các kỹ thuật điều tra trong một bối cảnh toàn cầu.

Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về các nghiên cứu thành lập bản đồ RNM bằng công nghệ viễn thám thực hiện trong hai thập kỷ qua và bao gồm cả các nghiên cứu ở những vùng khác nhau trên thế giới sử dụng dữ liệu bộ cảm khác nhau, với nghiên cứu trọng điểm khác nhau, và sử dụng ảnh khác nhau. Hơn 100 nghiên cứu được công bố trong hai thập kỷ qua đều tập trung vào việc lập bản đồ RNM dựa trên viễn thám; số lượng nghiên cứu đã phản ánh sự quan tâm đến chủ đề phát triển khoa học. Phần lớn các nghiên cứu được tiến hành ở châu Á (Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka, Đài Loan và Malaysia), theo sau là Úc (bao gồm cả New Zealand); Bắc, Trung và Nam Mỹ (Florida, Texas, Mexico, Brazil, Panama, Guiana thuộc Pháp, British West Indies, và Belize); và châu Phi (Gabon, Kenya, Tanzania, Senegal và Madagascar).

Qua đó giúp chúng ta thấy được vai trò rất quan trọng của tư liệu viễn thám trong nghiên cứu RNM. Tuy nhiên, mỗi loại ảnh viễn thám có nhưng ưu và nhược điểm khác nhau trong nghiên cứu RNM. Dữ liệu TM và vệ tinh SPOT đã được sử dụng rộng rãi, dữ liệu Landsat MSS, ETM +, IRS, và ASTER cũng đã được phân tích.

17

Ảnh có độ phân giải trung bình là phù hợp nhất cho các ứng dụng thành lập bản đồ RNM. Giải đoán bằng mắt dựa trên số hóa trên màn hình, cũng như các phương pháp phân loại dựa trên điểm ảnh là những phương pháp áp dụng thường xuyên nhất. Các thuật toán phân loại xác suất cực đại đã được chứng tỏ là một phân loại đặc biệt hữu ích và mạnh mẽ. Một số các nhà điều tra đã sử dụng các kỹ thuật phân loại kết hợp với cách tiếp cận dựa trên điểm ảnh và đối tượng. Điều này cho thấy, lập bản đồ hệ sinh thái ngập mặn là một nhiệm vụ thiên về phân tích tương tác cao.

Kỹ thuật phân loại ảnh độ phân giải thấp là khả quan cho việc lập bản đồ các hệ sinh thái (tuy nhiên, thường không ở cấp độ loài), giám sát sự thay đổi ở quy mô lớn, phân tích các mối quan hệ môi trường khu vực, và đánh giá các điều kiện của RNM (sức sống, tuổi tác, mật độ, vv). Số lượng RNM trên toàn cầu bị mất được biết đến từ việc phân tích các dữ liệu có độ phân giải trung bình.

Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về RNM chưa đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân làm biến động diện tích RNM cũng như ảnh hưởng của sự biến động này đối với môi trường xung quanh và khả năng tích hợp tư liệu viễn thám và GIS trong việc đánh giá hiện trạng hay sự biến động theo thời gian của diện tích RNM.

Xuất phát từ tình hình chung về nghiên cứu RNM trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu biến động diện tích RNM bằng việc tích hợp các tư liệu viễn thám và GIS phân loại trên tư liệu ảnh viễn thám bằng thuật toán MLC.

18

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU RỪNG NGẬP MẶN

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 25)