Thời kì 1984 – 2001

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 86)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Thời kì 1984 – 2001

Để đánh giá biến động lớp phủ mặt đất từ năm 1984 đến năm 2001 ta dùng chức năng phát hiện biến động trong phần mềm GIS để phân tích từ bản đồ hiện trạng lớp phủ tại 2 thời điểm. Kết quả là bản đồ thể hiện sự biến đổi diện tích RNM qua 2 thời điểm.

73

Hình 3.14:.Bản đồ biến động rừng ngập mặn Ba Lạt thời kì 1984 – 2001 Bảng 3.20. Bảng thống kê diện tích biến động rừng ngập mặn thời kì 1984 – 2001

(Đơn vị: ha)

Thời kì Rừng mất đi Rừng thêm mới

74

Hình 3.15.Biểu đồ thể hiện biến động diện tích rừng mất đi và diện tích rừng thêm mới thời kì 1984 – 2001( Đơn vị: ha)

Dựa vào bảng thống kê và biểu đồ biến động diện tích rừng ngập mặn giai đoạn 1984 – 2001 ta thấy:

Tại khu vực Nam Định: diện tích rừng ngập mặn khu vực ven biển (phía nam Nam Định) tăng đột biến, tại đây RNM được trồng mới rất nhiều, tuy nhiên khu vực ven sông (phía bắc Nam Định) nơi dân cư sinh sống, canh tác nông nghiệp thì diện tích RNM có giảm đi đôi chút, nguyên nhân do người dân xây dựng các công trình chăn nuôi thuỷ sản như tôm, ngao…tại khu vực này tương đối nhiều, hàng loạt các đầm nuôi ngao, tôm được mọc lên. Bên cạnh đó vùng Giao Thủy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, số lượng cơn bão trung bình nhiều năm trong vùng lên tới 5-7 cơn, đáng kể nhất là cơn bão Franky (1996). Như vậy, theo quy luật 7-12 năm lại xuất hiện bão lớn một lần. Lũ và triều cường kết hợp với bão khiến cho các tuyến đê biển ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau mỗi cơn bão lớn rất nhiều đoạn đê biển bị phá vỡ hoặc xói lở nặng. Bão, lũ chính là nguyên nhân sâu sa dẫn đến diện tích rừng ngập mặn nơi đây bị giảm.

Tại khu vực Thái Bình: phía Bắc Thái Bình diện tích RNM tăng rất cao, nguyên nhân chính nhờ dự án “Trồng rừng ngập mặn – Phòng ngừa thảm họa” của

75

Hội chữ thập đỏ Nhật Bản và Đan Mạch tài trợ giai đoạn 1997 - 2005. Tuy nhiên, tại vùng ven biển phía Nam Thái Bình thì diện tích rừng ngập mặn lại giảm mạnh do mô hình chăn nuôi thủy sản tăng mạnh, hàng loạt các đầm nuôi tôm, ngao mọc lên rất nhiều, vùng ven sông (gần khu dân cư) cũng vậy, trong thời kì này đất nuôi trồng thủy sản toàn khu vực Ba Lạt tăng 1343 ha xuất phát từ nhu cầu sinh kế của con người.

Đầm nuôi thủy sản ở khu vực Ba Lạt chủ yếu tập trung ở Cồn Ngạn. Đối tượng nuôi, trồng chủ yếu là tôm, cá, cua và rau câu kết hợp. Hình thức nuôi thường là quảng canh cải tiến (đầm rộng từ vài ha trở lên tới hơn 120 ha, nguồn nước cấp, thoát theo chế độ thuỷ triều qua các cửa cống, bổ sung con giống). Hiện nay, hình thức nuôi tôm thâm canh hoặc công nghiệp đang phát triển ở Cồn Ngạn, diện tích mỗi đầm chỉ 0,25 ha đến 0,5 ha, nguồn giống nhân tạo, thức ăn nhân tạo, nguồn nước cấp, thoát chủ động. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng

(Litopenaeus vannamei) và cua bùn (Scylla serrata). Do mực nước luôn ổn định nên trong đầm nuôi thuỷ sản quảng canh ở vùng lõi, cây ngập mặn chỉ rải rác, nhiều nơi bị chặt trắng hoàn toàn; nhóm sinh vật nổi phát triển về mật độ. Ngoài nuôi tôm, cua, trong đầm còn nuôi rong câu với sản lượng đáng kể. Đầm nuôi tôm cũng là nơi có nhiều loài chim nước lui tới kiếm mồi.

Điều đó chứng tỏ rằng sự gia tăng diện tích của khu nuôi trồng thủy sản phù hợp với giá trị kinh tế của nó sẽ dẫn đến tác động tiêu cực đến hệ sinh thái của khu vực nghiên cứu.

Trong thời kì này tổng diện tích rừng mất đi toàn khu vực Ba Lạt là 999,65 ha, tổng diện tích rừng thêm mới là 1109,68 ha (gấp 1,1 lần tổng diện tích rừng mất đi), diện tích rừng tăng thực tế là 76 ha. Nhìn chung, thời kì 1984 - 2001 diện tích RNM tăng lên, đó là điều rất đáng mừng cho công tác trồng rừng chống xói mòn, ngập lụt, bảo vệ môi trường của nước ta nói chung, khu vực Ba Lạt nói riêng.

76

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)