7. Cấu trúc luận văn
2.2.3. GIS trong nghiên cứu biến động RNM
Ảnh viễn thám sau khi phân loại sẽ thể hiện sự phân bố các đối tượng theo không gian và thời gian. Do đó, kết quả xử lý một ảnh viễn thám sẽ chỉ ra hiện trạng lớp phủ tại thời điểm chụp ảnh. Với ảnh đa thời gian cho phép thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ trên khu vực nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau. Bằng chức năng chồng xếp và phân tích, GIS cho phép tích hợp từ các kết quả phân loại của nhiều thời điểm chụp để thành lập nhanh và chính xác bản đồ biến động RNM của khu vực.
Với chức năng tự động cung cấp thông tin về sự thay đổi giữa các loại hình lớp phủ theo từng thời điểm yêu cầu hoặc theo đơn vị hành chính, GIS cho phép người sử dụng giám sát quá trình biến động RNM theo từng loại hình và các khoảng thời gian khác nhau.
Giải pháp truyền thống là so sánh bản đồ hiện trạng lớp phủ đã thành lập tại hai thời điểm yêu cầu, những khu vực thay đổi sẽ được thể hiện trên tờ bản đồ thứ ba gọi là bản đồ biến động cho ta thấy những thay đổi của các loại hình lớp phủ.
Tuy nhiên, ở khu vực mà loại hình lớp phủ thay đổi nhanh thì giải pháp này không đáp ứng được yêu cầu . Độ chính xác và tính hiện thời của bản đồ bị giảm vì phải mất nhiều thời gian để xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ bằng phương pháp truyền thống. Ngoài ra, bản đồ biến động loại này thường chứa nhiều sai sót vì hai bản đồ hiện trạng lớp phủ đã thành lập tại hai thời điểm không cùng thống nhất về chi tiết nội dung và độ chính xác yêu cầu.
Nếu sử dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý thì sẽ đảm bảo được tính hiện thời của thông tin, dễ dàng kiểm tra mức độ chi tiết và tính thống nhất của
30
dữ liệu, cũng như không bị ảnh hưởng do tỷ lệ thấp và phép chiếu của bản đồ gây ra.