Những đặc trưng để xác định RNM từ tư liệu viễn thám quang học

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 33)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Những đặc trưng để xác định RNM từ tư liệu viễn thám quang học

RNM mọc ở những khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển. Do đó, ba đối tượng chính thể hiện trên ảnh viễn thám là thảm thực vật, đất và nước.

Mọi sự xen kẽ của các quần thể trên bề mặt cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt thủy triều trong ngày và mùa. Những yếu tố này tác động lớn tới đặc trưng quang hóa của các thành tố của ảnh. Blasco và cộng sự đã mô tả chúng như là những vật cản chính để đặc trưng hóa xạ nhiệt kế chi tiết.

Hơn nữa, sự thay đổi chủng loại RNM ở châu Á cao hơn ở các vùng nhiệt đới và ôn đới. Điều này rất quan trọng cho việc ứng dụng viễn thám vì những hoàn cảnh như vậy làm gia tăng khó khăn do kết quả về các loài đặc chủng cao.

Loài quan trọng nhất và cũng là loài chủ yếu ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Indonesia thuộc họ Đước, Mắm, Bần, và Laguncularia. Các loài riêng lẻ chủ yếu có ở RNM Châu Phi và Châu Mỹ là mắm đỏ, mắm đen và mắm trắng.

Cấu tạo và đặc trưng phổ của tán và lá là đặc điểm chủ yếu được dùng để phân biệt các khu vực có RNM. Dáng vẻ cấu trúc bên ngoài, đồng loại hay khác loại ít nhiều đều phụ thuộc vào một số yếu tố như sự phân bố loài, phân bố mẫu, hình thái sinh trưởng, mật độ sinh trưởng và kiểu rừng.

Những sự thay đổi về giai đoạn sinh trưởng như quá trình hoạt động ra lá và già đi của lá cũng có tác động đến sự phản xạ phổ. Wang và cộng sự (1991) đã quan sát sự phát triển mạnh mẽ của lá cây mắm đỏ sau những trận mưa trong suốt mùa mưa ở Panama. Ông đã đưa ra kết luận rằng hình ảnh đầu mùa mưa rất hữu ích vì sự triệt tiêu quang phổ trong các loài.

Số liệu đo quang phổ của hai loài RNM trong suốt quá trình khảo sát ở RNM Việt Nam năm 2010 cho ta thấy rằng các loài khác biệt nhau vì những đặc tính hóa học, sinh học và các thành phần cấu tạo của chúng.

24

Hình 2.3. Đặc trưng quang phổ và các yếu tố gây ảnh hưởng của loài Mắm và Đước khi đo bằng máy quang phổ thực địa ở tỉnh Cà Mau, Việt Nam (1/2010)

(Nguồn: Phạm Việt Hòa, Luận án tiến sĩ khoa học 2012, trường Đại học Mỏ địa chất)

Sự khác biệt trong bước sóng từ 380nm đến 750nm dựa vào phản xạ phổ của màu lá là tương đối yếu về số lượng tương tự của diệp lục qua hầu hết các loài. Tín hiệu phản xạ trong vùng cận hồng ngoại biểu thị sự phản ánh khác nhau trong mối quan hệ với cấu trúc lá vĩnh cửu và tạo điều kiện tốt để phân biệt RNM (1949). Hơn nữa Vaiphasa và cộng sự (1993) nêu giả thiết rằng, sự khác biệt quang phổ gây ra do các thành tố lá tương tác với phản xạ điện từ tại những bước sóng dài hơn trong các vùng có tia hồng ngoại ngắn và trung bình có thể hoạt động tốt hơn. Những thành tố lá này bao gồm muối, đường, nước, protein, dầu, lignin, starch, xenlulo và cả cấu trúc lá.

Tuy nhiên, tác động giữa các đợt thủy triều và loại đất có ảnh hưởng đến phản xạ phổ của các loài cây. RNM có đặc trưng khác biệt là kiểu rừng thấp, thường bị tác động lớn bởi ảnh hưởng của thủy triều. Các tán lá của thực vật càng thưa thì ảnh hưởng của mặt đất càng lớn. Ví dụ, trong ảnh có độ phân giải trung bình, phản xạ của lớp bùn ở nền có thể nhẫm lẫn với khu vực dân cư đang đô thị hóa.

25

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 33)