Kế hoạch phát triển lâm nghiệp xã Lục Sơn giai đoạn 2014 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 55)

* Giai đoạn 2014- 2016.

- Bảo vệ rừng 8.073,89 ha; giữđộ che phủ vào năm 2015 là 48% (độ che phủ

của rừng).

- Trồng mới rừng sản xuất: 316,08ha.

- Trồng rừng thay thế rừng trồng thuần loài (Keo, B.đàn) trong rừng đặc dụng bằng cây bản địa: 35,8 ha.

- Chuyển đổi diện tích vải kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất: 59,2ha. - Phát triển lâm sản ngoài gỗ 30,0ha.

- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 449,6ha.

- Trồng lại rừng trên những diện tích đã khai thác: 665,1ha.

- Trồng cây phân tán 7.800 cây quy đổi 7,8ha (bình quân 3,54ha/năm). - Diện tích có khả năng đưa vào khai thác: 665,1ha diện tích rừng trồng hiện có, trữ lượng ước đạt 56.533m3.

- Khai thác tận dụng gỗ, củi từ cây phân tán, và khai thác tận dụng gỗ

và lâm sản trên diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đảm bảo phần nào nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân, sản lượng khai thác bình quân củi 700 ster/năm.

* Giai đoạn 2016 – 2020.

- Bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có 8.073,89 ha và giữ vững độ che phủ là 48,0%. - Chuyển đổi diện tích vải kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất: 135,8ha.

- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 885,4ha. - Phát triển lâm sản ngoài gỗ 70,0ha.

- Diện tích có khả năng đưa vào khai thác trong giai đoạn này: 1.090,15ha, trữ lượng ước đạt 92.757m3.

- Trồng lại rừng trên diện tích rừng trồng đã khai thác: 1.090,15ha. - Trồng cây phân tán 20.000 cây quy đổi 20,0ha (bình quân 4,0ha/năm). - Khai thác tận dụng gỗ, củi từ cây phân tán và khai thác tận thu đảm bảo phần nào nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân, sản lượng khai thác bình quân củi 1.000 ster/năm.

-Giải pháp về tổ chức

* Tổ chức quản lý:

- Trong những năm qua việc triển khai thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/TTg của Thủ tướng chính phủ thực hiện chưa được nghiêm túc. Chính quyền cấp cơ sở ở một số nơi chưa thực sự vào cuộc, sự phân công, phân cấp, sắp xếp về mặt tổ chức, bố trí về nhân lực chưa hợp lý. Từ đó dẫn

đến việc triển khai thực hiện không đồng bộ, hiệu quả chưa cao, vì vậy trong giai đoạn tới nhất thiết phải kiện toàn và đổi mới quản lý nhà nước về lâm nghiệp các cấp theo hướng:

+ Ở cấp huyện: Thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ, hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương. Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn, việc chuyển giao nhiệm vụ tham mưu về lâm nghiệp từ

cơ quan đến chuyên môn của thành phố cho Hạt kiểm lâm thành phố đã tạo nên sự thống nhất trong chỉđạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên phải sắp xếp lại về mặt tổ chức, bố trí nhân lực, tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho

cho Kiểm lâm thành phố để cơ quan tham mưu về lâm nghiệp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụđược phân công.

+ Cấp xã:

Nghiên cứu, bố trí cho các xã có từ 300 ha rừng và đất lâm nghiệp trở

lên được định suất biên chế cán bộ lâm nghiệp xã. Trước mắt sử dụng hiệu quả lực lượng hợp đồng bảo vệ rừng mùa khô và lực lượng khuyến nông kiêm nhiệm làm công tác khuyến lâm ở các xã.

* Tổ chức thực hiện:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Gianglà cơ quan trực tiếp tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

Xã phải triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Các đơn vị lâm nghiệp và các chủ rừng trên địa bàn thành phố phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kinh doanh rừng phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch của địa phương, gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

- Giải pháp về chính sách

Chính sách đất đai: Hoàn thiện các thủ tục trình UBND tỉnh ra quyết

định thành lập các khu rừng đặc dụng, sản xuất. Hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng. Xác định rõ ranh giới các loại rừng ngoài thực địa, tiến hành cắm mốc, biển báo để tổ chức quản lý và thực thi sản xuất. Giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất lâm nghiệp.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Vấn đề quy hoạch và QLSD đất lâm nghiệp còn tồn tại những khó khăn hạn chế gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Vậy để khắc phục những điều đó thì việc tìm giải pháp và đưa ra phương hướng trong tương lai là rất cần thiết. Không chỉ riêng xã Lục Sơn mà bất cứđịa phương nào cũng cần có một chiến lược quy hoạch và sử dụng đất trong sản xuất nông lâm nghiệp hiệu quả tốt nhất nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Qua thời gian nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang”. Được tiếp xúc với các cấp chính quyền địa phương và người dân có thể đưa ra những kết luận như sau:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệ của xã Lục Sơn là 8.037,89 ha trong đó diện tích rừng trồng đặc dụng 124,25 ha nằm trong địa bàn xã được thực hiện bởi chương trình trồng rừng 661 loài cây trồng chủ yếu là Lát hoa, Trám, Lim xanh…hiện tại đang sinh trưởng và phát triển tốt. Diện tích rừng tự nhiên là: 6.043,38ha, chiếm tới 77,7% diện tích có rừng, trong đó diện tích rừng giàu 34,28ha chiếm 0,5% diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trung bình 760,2ha, chiếm 12,5% diện tích rừng tự nhiên, đây là hai trạng thái rừng còn lại chủ yếu

ở những nơi cao xa thuộc BQL khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử quản lý và kiểm soát thường xuyên. Diện tích nghèo (IIIA1), rừng phục hồi (diện tích rừng khoanh nuôi trong các năm qua) là 5.239,41ha chiếm 87,0%. - Tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Lục Sơn đã đi vào ổn định, hiên nay ranh giới và các điểm mốc giới xã được xá định rõ ràng không còn tranh chấp về địa giới hành chính. Xã đã có bản đồ riêng và 100% hộ dân đã được cấp GCNQSDĐ do vậy người dân yên tâm canh tác trên diện tích đất lâm nghiệp của mình không phải lo tranh chấp đất đai, có quyền mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

- Tình hình giao đất: Diện tích đất lâm nghiệp tại xã Lục Sơn chủ yếu giao cho các hộ gia đình quản lý (46,8%), diện tích còn lại là các công ty lâm

nghiệp (24,4%) và Ban quản lý rừng đặc dụng (28,8 %). Như vậy có thể kết luận rằng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đã giao hết cho các chủ quản lý để khai thác và sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước

- Tình hình phát triển và bảo vệ rừng: Toàn xã đã trồng được 1.746,3ha. Trong đó 92,9% là rừng trồng sản xuất, công tác trồng rừng có tỷ lệ thành rừng khá cao 98%. Ngoài ra các hoạt động khoanh nuôi tái sinh rừng từ năm 2005

đến nay đạt 1.453,5ha bình quân đạt 161,5ha/năm. Tỉ lệ thực hiện hàng năm đạt 95% kế hoạch giao. Về việc QLBVR thì người dâm cùng với cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã kết hợp với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn và tổ đội bảo vệ rừng tuần tra, kiểm soát rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ chặt cây rừng lấy gỗ, củi, khai thác đất, trái phép. Tổ chức thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình cảnh báo cháy rừng và diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn xã Lục Sơn

- Tình hình diến biến phát triển rừng trên địa bàn xã Lục Sơn: + Nâng độ che phủđến 2020 đạt 48%.

+ Bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có 8.073,89ha và giữ vững độ che phủ là 48,0%.

+ Chuyển đổi diện tích vải kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất: 135,8ha.

+Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 885,4ha.

+Phát triển lâm sản ngoài gỗ 70,0ha.

+ Diện tích có khả năng đưa vào khai thác trong giai đoạn này: 1.090,15ha, trữ lượng ước đạt 92.757m3.đã khai thác: 1.090,15ha.

+ Trồng cây phân tán 20.000 cây quy đổi 20,0ha (bình quân 4,0ha/năm). Các kết quả nghiên cứu trên giúp cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất

kinh doanh lâm nghiệp xã Lục Sơn- huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang ổn định trong các năm tới. Là cơ sở ứng dụng hiệu quả trong quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và đất rừng của thành phố, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị trong khu vực.

5.2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt các nội dung quy hoạch trong đề tài và giải quyết được những tồn tại mà đề tài chưa có điều kiện đề cập đầy đủ, những vấn đề sau

đây cần được tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện:

- Cắm mốc danh giới phân định 3 loại rừng trên thực địa.

- Rà soát, quy hoạch lại dự án 147, 661.. xây dựng dự án trồng rừng nguyên liệu theo hướng thâm canh cao, dự án trồng rừng kinh doanh cây gỗ lớn; Quy hoạch các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản; Đầu tư xây dựng hệ thống vườn ươm quy mô, hiện đại.

- Xây dựng dự án đầu tư khu rừng cảnh quan tại trung tâm thành phố

trên cơ sở quy hoạch được duyệt, chỉđạo hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Xây dựng và thực hiện dự án phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là

đồng bào các dân tộc thiểu số về vai trò tác dụng của rừng đối với cuộc sống con người. Tạo điều kiện để các chủ rừng yên tâm đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, có các giải pháp kinh doanh rừng một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Báo cáo kết quả thực hiện khai thác gỗ của Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam

năm 2012

2. Báo cáo tổng kết xã Lục Sơn năm 2010.

3. Chính phủ, (2004), Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

4. Công văn số 3014/BNN- TCLN ngày 16/9/2010 đề nghị các tỉnh đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp giai

đoạn 2011-2020 để Bộ Nông nghiệp & PTNT tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương triển khai chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015.

5. Công văn số 2018/TTg-KTL ngày 17 tháng 11 năm 2010 của thủ tướng chính phủ, về việc xin chủ trương về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng giai

đoạn 2011-2015.

6. Đặng Thị Thu Hà(2002), bài giảng quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Hoàng Quốc Bảo (2013) Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề

xuất các nội dung cơ bản quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Lào Cai- tỉnh Lào Cai”

8. Nguyễn Thị Thu Hoàn(2007) Bài giảng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Kết quả phúc tra của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc bộđến tháng 4 năm 2012

10. Lê Văn Phúc( 2012), Bài giảng Điều Tra Rừng, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến ( 2003), Giáo trình quản lý bảo vệ rừng,

12. Lương Thị Hoa (2012) đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử

dụng đất nông lâm nghiệp đến năm 2020 tại xã Hồng Đại- huyện Phục Hòa- tỉnh Cao Bằng”. 13. Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003. 14. Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng. 15. Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Lục Sơn

16. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006- 2020.

17. Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

18. Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020;

19. Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lục Nam giai

đoạn 2008-2020.

20. Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng.

21. Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 29/06/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009- 2020.

22. Quyết định số 141/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

23. Quyết định số 1577/2010/QĐ-UBND ngày 30/09/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang.

24. Quyết định số 2146/2010/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020.

25. Thông tư số 23/2013/TT-BNN BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 về việc quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.

26. Trần Hữu Viên - Lê Sỹ Việt (1999), Quy hoạch lâm nghiệp, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội

27. Trần Hữu Viên, (2005), Giáo trình Cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ, bài giảng sau đại học

28. Trần Hữu Viên, (1997), Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân, tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, trường ĐHLN, Hà tây.

Phần phụ lục Phụ lục 01 Phiếu phỏng vấn hộ gia đình Nhóm hộ:... Số thành viên... Họ và tên chủ hộ:... Tuổi... Giới:... Dân tộc... Nghề nghiệp:...,... Địa chỉ:... Ngày phỏng vấn:... A. Hiện trạng sử dụng đất vàcác hoạt động sản xuất lâm nghiệp? 1. Ông bà cho biết hiện nay gia đình có bao nhiêu diện tích đất lâm nghiệp(ha):...

- Diện tích đất đã sử dụng :...

- Diện tích đất chưa sử dụng:...

2. Trên diện tích đất của gia đình có bao những lọa rừng nào? - Rừng phòng hộ:... Diện tích:...

- Rừng đặc dụng:... Diện tích...

- Rừng sản xuất:...Diện tích...

3. Rừng sản xuất ông bà trồng những lọai cây gì? Trồng cây lâm nghiệp: + keo :... Diện tích...

+ bạch đàn:... Diện tích...

+ Cây lâm nghiệp khác: ...

...

Trồng cây LSNG:...

Diện tích:... 4. Ngoài diện tích rừng được giao, nhà ông bà có sử dụng phần diện tích đất rừng nào không được giao không ạ?

-Có -Không

+ Với diện tích là bao nhiêu: ... + Mục đích sử dụng ( nếu có): ... ... ... + Lý do gia đình xâm lấn: ……… ……… ………...…. 5.Ông bà cho biết nhữngthu nhập của gia đình từ lâm nghiệp?

STT Loài cây Khối lượng Đơn giá Thời gian kt

1 Keo 2 Bạch đàn 3 ... 4 ...

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 55)