Những tài liệu cần thu thập trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 30)

- Nhóm thông tin vềđiều kiện tự nhiên, bao gồm: + Vị trí địa lý

+ Điều kiện địa hình

+ Điều kiện khí hậu, thủy văn + Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng + Hiện trạng, tài nguyên sinh vật.

- Nhóm thông tin về chính sách: Các tài liệu về chính sách được lấy từ

các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành. - Nhóm thông tin về xã hội:

+ Dân số: Tiến hành thu thập các số liệu thống kê về dân số, nguyên nhân của việc tăng dân số tự nhiên, cơ học, trình độ dân trí.

+ Về lao động: Phân tích nhu cầu tình hình sử dụng lao động, tiềm năng nguồn lao động địa phương.

- Nhóm chỉ tiêu về kinh tế, sản xuất: Nhóm thông tin này để đánh giá các hệ thống canh tác hiện có ở địa phương, cụ thể:

+ Về sản xuất nông nghiệp + Về sản xuất lâm nghiệp

- Nhóm thông tin tổng hợp: Nhóm thông tin này bao gồm các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, các chỉ tiêu về môi trường, xã hội.

- Hệ thống bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng tài nguyên rừng của xã.

3.3.4.Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập, xử lý, sử dụng và kế thừa các thông tin từ các cơ quan chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục thống kê, UBND huyện Lục Nam, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam, Hạt kiểm lâm huyện, UBND xã.

- Từ các chương trình, công trình điều tra cơ bản về tài nguyên rừng, tài nguyên đất, nước, khí hậu… như chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình 661, 147, chương trình rà soát quy hoạch 3 loại rừng.

- Tìm hiểu và thu thập tình hình của xã về các mặt:

+ Diện tích các loại đất bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

+ Tình hình dân sinh: Dân số, lao động, trình độ dân trí, phong tục tập quán, hệ thống y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng.

+ Tình hình quản lý sử dụng đất, tài nguyên rừng trên địa bàn. + Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Hiệu quả hoạt động lâm nghiệp + Bản đồ các loại. 3.4.4.2.Sử dụng công cụ phỏng vấn bằng bảng hỏi( RRA) - Sử dụng bảng hỏi số 01 và 02 - Chọn thôn đại diện phỏng vấn: 6 thôn * Xác định địa điểm đại diện:

+Mức độ tác động tài nguyên rừng là khác nhau +Phân bốđồng đều trong khu vực

- Chọn hộđại diện phỏng vấn: 30 hộ

- Xác định các đối tượng được chọn hỏi và phỏng vấn: + Những người có uy tín trong cộng đồng

+ Có ý thức tham gia và xây dựng các nội dung đưa ra

- Để quá trình phỏng vấn được thuận lợi tôi dự kiến cộng tác với cán bộ

Kiểm lâm địa bàn.

- Xác định nội dung trong bảng hỏi tập trung vào các vấn đề sau: Những tác động của rừng, kinh tế hộ gia đình,các chính sách của nhà nước về

quy hoạch lâm nghiệp, nhận thức của người dân về quy hoạch, quản lý và bảo vệ rừng.

- Chọn cán bộđại diện phỏng vấn: 5 cán bộ

3.4.4.3 Sử dụng các công cụ và phân tích thông tin( SWOT)

- Sử dụng công cụ và phân tích thông tin ( SWOT) để tìm hiểu thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức trong công tác quy hoạch và sử dụng đất lâm nghiệp.

Qua sơ đồ SWOT có thể nhận thấy những tiềm năng vốn có của địa phương để từ đó có chiến lược phát triển phù hợp với quỹ đất hiện có. Dựa vào những điểm mạnh sẵn có để phát huy hơn nữa nhất là nguồn nhân lực dồi dào, và nhu cầu lâm sản trong và ngoài xã ngày càng tăng thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Nhìn ra được điểm yếu của địa phương sẽ giúp cán bộđịa phương đưa ra các giải pháp phù hợp như hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, đầu tư cơ sở hại tầng phục vụ sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các nguồn số liệu thu thập được tôi tiến hành tổng hợp và phân tích theo từng nội dung của đề tài.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất lâm nghiệp

( Chi tiết bản đồ thực trạng rừng xã Lục Sơn năm 2011 phần phụ luc)

4.1.1. Diện tích, trữ lượng các loại rừng và diễn biến đất lâm nghiệp

4.1.1.1 Diện tích các loại rừng

Bảng 4.1: Thống kê diện tích có rừng phân theo chức năng

Đơn vị: ha TT Hạng mục Tổng Sản xuất Chức năng Đặc dụng Tổngdiện tích đất LN 8.073,89 5.722,03 2.351,86 I Diện tích có rừng 7.757,81 5.405,95 2.351,86 1 Rừng tự nhiên 6.043,38 3.815,77 2.227,61 Rừng giàu 34,28 28,77 5,51 Rừng trung bình 760,24 215,20 545,04 Rừng nghèo 2361,96 1510,45 851,51 Rừng chưa có TL 2877,44 2051,89 825,55 Rừng HG gỗ + tre , nứa 9,46 9,46 2 Rừng trồng 1714,43 1590,18 124,25 Rừng trồng có trữ lượng 667,74 665,10 2,64 Rừng trồng chưa có TL 833,98 714,87 119,11 Rừng đặc sản 212,71 210,21 2,50 II Đất chưa có rừng 316,08 316,08 Đất trống không có cây TS 181,58 181,58 Đất trống có cây gỗ TS 134,50 134,50

(Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp xã Lục Sơn, năm 2012)

Diện tích rừng trồng sản xuất của xã so với diện tích đất có rừng còn ít (chỉ chiếm 20,7% diện tích có rừng), loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn…

các loài cây trồng đã được lưạ chọn phù hợp với điều kiện lập địa nên khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Diện tích rừng trồng đặc dụng 124,25 ha nằm trong địa bàn xã được thực hiện bởi chương trình trồng rừng 661 loài cây trồng chủ yếu là Lát hoa, Trám, Lim xanh…hiện tại đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Diện tích rừng tự nhiên là: 6.043,38ha, chiếm tới 77,7% diện tích có rừng, trong đó diện tích rừng giàu 34,28ha chiếm 0,5% diện tích rừng tự

nhiên, đây là hai trạng thái rừng còn lại chủ yếu ở những nơi cao xa thuộc BQL khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử quản lý và kiểm soát thường xuyên. Diện tích nghèo (IIIA1), rừng phục hồi (diện tích rừng khoanh nuôi trong các năm qua) là 5.239,41hachiếm 87,0%.

4.1.1.2 Trữ lượng các loại rừng. Bảng 4.2: Tổng hợp trữ lượng các loại rừng Đơn vị: m3 TT Hạng mục Trữ lượng 1 Rừng sản xuất 128.339 - Rừng tự nhiên 71.805 - Rừng trồng 56.534 2 Rừng đặc dụng 68.522 - Rừng tự nhiên 68.522 3 Cây phân tán 437 Tổng 196.861

(Nguồn: số liệu DBR kết hợp với điều tra thực địa xã Lục Sơn)

Tổng trữ lượng của toàn xã là 196.861m3 gỗ bao gồm: rừng tự nhiên

đặc dụng 68.522m3, trữ lượng rừng sản xuất 128.339m3 (trong đó trữ lượng rừng trồng 56.534m3,rừng tự nhiên 71.805m3).

Trữ lượng cây phân tán: theo thống kê và kết quả khảo sát điều tra thực tế

bổ sung trên địa bàn xã: tổng số cây phân tán trồng từ năm 2005 – 2012 là 12,5 nghìn cây, quy ra diện tích khoảng 12,5ha, ước tính trữ lượng cây phân tán khoảng 437m3.

4.1.1.3 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng

Do nhu cầu đất để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua diện tích đất lâm nghiệp của xã Lục Sơn bị biến động như sau:

Bảng 4.3: Tình hình diễn biến rừng và đất rừng tại xã Lục Sơn

Đơn vị tính: ha

Trạng thái các loại đất đai

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2011 Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 Tăng, giảm (+,-) I. Tổng diện tích 8108,40 8073,89 -34,51 1. Diện tích đất có rừng 7935,40 7757,81 -177,59 1.1 Rừng tự nhiên 6179,40 6043,38 -136,02 - Rừng giàu 34,28 34,28 - Rừng trung bình 760,24 760,24 - Rừng nghèo 1931,08 2361,96 +430,88 - Rừng phục hồi chưa có trữ lượng 3444,40 2877,44 -566,96 - Gỗ + Tre nứa 9,40 9,46 +0,06 1.2 Rừng trồng 1756,00 1714,43 -41,57 2. Đất chưa có rừng 173,00 316,08 +143,08 Đất trống không có cây gỗ TS 146,28 181,58 +35,30 Đất trống có cây gỗ TS 26,72 134,50 +107,78

(Nguồn:Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp xã Lục Sơn năm 2013)

Qua bảng trên cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp giảm so với năm 2011 là 34,58ha. Nguyên nhân giảm đất lâm nghiệp là do chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty cổ phần Thương mại Bắc Giang thuê đất .Tại Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2012 và Quyết định số 49/QĐ-

UBND ngày 29 tháng 2 năm 2012 về việc cho Công ty cổ phần hợp nhất thuê đất tại xã Lục Sơn (diện tích nằm trong khu vực rừng chủ yếu là trạng thái rừng nghèo kiệt).

Diện tích rừng tự nhiên giảm 136.02 ha, nguyên nhân giảm do chuyển một số trạng thái trước đây từ IIA sang IC. Một số diện tích đất rừng tự nhiên cũng đã được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất của Công ty cổ phần thương mại Bắc Giang. Công ty mở rộng diện tích sản xuất tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã nhưng cũng đã lấy đi một diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng không nhỏ. Tuy nhiên diện tích này nằm trong khu vực rừng có trang thái rừng ngheo kiệt khó có cây gỗ tái sinh nên

có ảnh hưởng cũng không lớn đến độ che phủ rừng tự nhiên cũng như những tác động tới sinh hoạt của người dân địa phương.Diện tích rừng trung bình và rừng nghèo không có sự thay đổi và biến động trong mục đích sử dụng. Các hộ gia đình và cá nhân được giao đất giao rừng vẫn tác động một cách tích cực nhằm nâng cao khả năng tái sinh tự nhiên và chất lượng rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1 : Cơ sở sản xuất của công ty cổ phần thương mại Bắc Giang

Qua bảng trên cũng cho thấy đất chưa có rừng trên địa bàn xã Lục Sơn tăng 143,08 ha trong đó chủ yếu là trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh và đất trống không có cây gỗ tái sinh thuộc khu vực rừng sản xuất, khả năng tái sinh kém. Vì vậy diện tích này cần phải đưa vào trồng rừng mới trong thời gian tới.

4.1.2 Các hoạt động lâm nghiệp đã và đang triển khai trên địa bàn xã

4.1.2.1 Giao đất giao rừng

Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp 8.073,82 ha, bao gồm các chủ

quản lý như sau:

Bảng 4.4: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

Đơn vị:ha

Hạng mục Tổng

Phân theo chủ quản lý DNNN Hộ gia đình, cộng đồng thôn bản BQL rừng đặc dụng Diện tích (ha) 8.073,89 1.956,35 3.765,86 2.351,86 Tỷ lệ (%) 100,0 24,4 46,8 28,8 (Nguồn:kết quảđiều tra thực địa xã Lục Sơn tháng 4 năm 2013)

Diện tích đất lâm nghiệp của Lục Sơn chủ yếu đã giao cho các hộ gia đình quản lý (46,8%), diện tích còn lại là các công ty lâm nghiệp (24,4%) và Ban quản lý rừng đặc dụng (28,8 %). Như vậy có thể kết luận rằng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đã giao hết cho các chủ quản lý để khai thác và sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước.

4.1.2.2 Tình hình sinh trưởng phục hồi rừng

Theo kết quả điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng và rừng tự nhiên cho thấy diện tích rừng trồng ở đây chủ yếu là rừng Keo, Bạch đàn với tổng diện tích 1.501,72ha được trồng trên địa bàn các thôn, bản trong xã. Ô tiêu chuẩn được lập với diện tích 100m2.

Dưới đây là một số ô đo đếm tại một sốđiạđiểm trên địa bàn xã.

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng tại một số địa điểm trên địa bàn xã

Địa điểm Loài cây trồng Tuổi (năm) Mật độ (cây/ha) Đường kính (cm) Chiều cao (m) Trữ lượng (m3/ha)

Thôn Khe Nghè Keo 2009 1.400 10,8 10,7 67,4 Thôn

Đồng Vành Keo 2007 1.300 13,4 13,3 122,4 Thôn Đám Trì Keo 2006 1.800 12,3 12,3 134,8

Thôn Hồng Keo 2006 1.500 12,7 13,0 128,2

Thôn Văn Non Keo 2008 1.500 11,7 10,3 84,8

Thôn Gốc Dẻ Bạch

đàn 2006 1.300 10,8 11,3 70,5

Tổng xã 1.467 11,9 11,8 101,4

(Nguồn:kết quảđiều tra thực địa xã Lục Sơn tháng 4 năm 2013)

Diện tích rừng tự nhiên trong xã còn lại lớn nhất của huyện Lục Nam. Theo kết quả điều tra thực tế, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng tự nhiên bằng phương pháp lập ô đo đếm 1.000m2 ô dạng hình tròn cho thấy tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng tự nhiên tại địa bàn xã còn thấp dẫn tới hiệu quả

Chưa đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng. Do vậy trong thời gian tới cần phải sử dụng các biện pháp lâm sinh thích hợp để nuôi dưỡng duy trì và phát triển các nguồn gỗ lớn,

đồng thời cần phải bảo vệ tốt để rừng phát huy vai trò bảo vệ môi trường, giữ

nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

4.1.2.3. Trồng rừng

Đối với trồng rừng từ năm 1998 đến nay trồng rừng và chăm sóc rừng trồng đạt kết quả tương đối tốt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là rừng sản xuất. Rừng được trồng chủ yếu từ các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại và vốn của người dân tự đầu tư. Loài cây trồng chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yếu là Bạch đàn, Keo. Nhìn chung các loài cây trồng sinh trưởng khá tốt và cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả phúc tra của Phân viện

điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc bộ đến tháng 4 năm 2013 thì toàn xã đã

trồng được 1.746,3ha. Trong đó 92,9% là rừng trồng sản xuất, công tác trồng rừng có tỷ lệ thành rừng khá cao 98% [9].

4.1.2.4. Kết quả thực hiện các dự án lâm nghiệp.

* Dự án 327 được thực hiện từ 1993 đến 1998 thực hiện trên địa bàn các thôn Đồng Vành, Khe Nghè và Trại Cao, dự án trồng được 115,0 ha, loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn. Hiện nay đã được thanh lý và khai thác.

* Dự án 661 thời gian thực hiện của dự án từ năm 1999 đến năm 2008 trên địa bàn xã, với diện tích 124,25ha. Đây là diện tích rừng trồng của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn... Tỷ lệ thành rừng đạt trên 95%.

* Dự án hỗ trợ trồng rừng sản suất 147: Thực hiện từ năm 2009 đến nay, dự án đã hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên địa bàn các thôn Văn Non, Chồi 1, Chồi 2... với diện tích 340,0ha với loài cây chủ yếu là Keo, Bạch đàn. Mặc dù mức hỗ trợ của nhà nước với người trồng rừng sản xuất còn khiêm tốn (khoảng 15-20% suất đầu tư), nhưng đã tạo được tiền đề người dân tích cực trồng rừng nguyên liệu và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai

[20].

Theo báo cáo kết quả thực hiện khai thác gỗ của Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam năm 2012 tổng sản phẩm khai thác lâm sản của xã Lục Sơn là

1.973,7m3 trong đó phẩm khai thác rừng chủ yếu là từ rừng trồng sản xuất khối lượng khai thác được 1.706,7m3 gỗ, khai thác tận dụng những cây gỗ đổ trong rừng tự nhiên 46,9m3 còn lại 220 ster củi bình quân mỗi tháng khai thác

khoảng 164,5m3. Dự kiến trong những năm tới khối lượng khai thác sẽ tăng nhiều hơn do diện tích rừng trồng trong xã đã đến kỳ khai thác [1].

4.1.2.6 Sản xuất và khai thác lâm sản ngoài gỗ

Trong quá trình điều tra tìm hiểu từ người dân địa phương cũng như

cán bộ xã, cán bộ lâm nghiệp và đánh giá hiện trạng sản xuấttại địa bàn xã cho ra kết quả khí hậu và địa hình xã Lục Sơn phù hợp với một số loại cây LSNG sau:

- Các loại Tre, Nứa, Giang...phân bố ở tất cả các thôn, hàng năm có thể khai thác hàng trục tấn măng tươi.

- Các loài Song, Mây phân bố trong rừng tự nhiên, sản lượng ước tính 2,0-3,0 tấn có thể khai thác làm hàng thủ công mỹ nghệ và phục vụ đời sống người dân.

- Các loài cây dược liệu: Dây ruột gà, Ba kích, Hoàng thảo, Tam thất…Phân bố trong rừng tự nhiên ở một số thôn trong xã, sản ước tính hàng chục tấn/năm.

- Ngoài ra còn rất nhiều các loại lâm sản ngoài gỗ khác như nấm Lim, nhựa Trám, nhựa Thông, nhựa Sau sau, mật Ong.... Đặc biệt sản phẩm lâm sản ngoài gỗ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 30)