Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong QHSD đất lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 40)

lâm nghiệp của xã

Phân tích bằng sơđồ SWOT

Qua điều tra và phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương tôi đã xây dựng sơ đồ SWOT để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong QHSD đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Lục Sơn như sau:

S: Điểm mạnh

- Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho sản xuất có diện tích khá lớn

(chiếm tới 71,0% diện tích đất lâm nghiệp).

- Nhận thức ngày càng được nâng lên. - Nguồn nhân lực dồi dào.

- Người dân được cấp GCNQSDĐ đầy đủ

- Nhu cầu lâm sản trong và ngoài xã ngày càng tăng. Số lượng các cơ sở

chế biến ở các vùng phụ kiên đang trên đà phát triển

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về phát triển kinh tế, về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

W: Điểm yếu

- Diện tích rừng hiện có trên địa bàn xã chất lượng và giá trị kinh tế còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng lâm nghiệp của địa phương.

- Công tác QLBVR phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các chủ rừng nên vẫn xảy ra hiện tượng khai thác lâm sản và sử dụng đất lâm nghiệp trái phép. -Công tác xây dựng và phát triển vốn rừng mang tính tự phát giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp.

- Thiếu thông tin thị trường, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh, chưa có đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp.

- Trình độ dân trí chưa cao.

O: Cơ hội

-Diện tích rừng và lâm nghiệp của xã nằm trong vùng sản xuất nguyên liệu của huyện Lục Nam.

- Quy hoạch sử dụng đất ngày càng phù hợp với sự phát triển của KTXH - Diện tích đất có rừng đa dạng về

trạng thái, tổ thành và nguồn gen mang lại nhiều lợi thế trồng và khai thác LSNG. - Có nhiều chương trình dự án, đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất: vay vốn ưu đã, hỗ trợ giống phân bón.... T: Thách thức - Diện tích đất SXNN mỗi nhân khẩu thấp, một số ngành nghề phụ chưa phát triển. - Dân số tăng cùng với tốc độ đô thị

hóa nên nhu cầu đất ở, đất xây dựng gây sức ép đối với rừng và đất LN. - Gía cả thị trường bấp bênh, không

ổn định.

- Giao thông đi lại khó khăn

- Đất LN đã qua canh tác nông nghiệp nên bị nghèo kiệt, thái hóa cao nên

đầu tư cải tạo đất ở mức độ cao.

Hình 3: Sơ đồ SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong QHSD đất lâm nghiệp tại xã Lục Sơn

Qua sơ đồ SWOT có thể nhận thấy những tiềm năng vốn có của địa phương để từ đó có chiến lược phát triển phù hợp với quỹ đất hiên có. Dựa vào những điểm mạnh sẵn có để phát huy hơn nữa nhất là nguồn nhân lực rồi rào, và nhu cầu lâm sản trong và ngoài xã ngày càng tăng thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Nhìn ra được điểm yếu của địa phương sẽ giúp cán bộđịa phương đưa ra các giải pháp phù hợp như hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Với xu thế ngày càng trú trọng phát triển nông lâm nghiệp người dân sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các chương trình dự án của chính phủ và phi chính phủ đầu tư cho nông lâm nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với khoa học kỹ

thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, thách thức như giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí chưa cao thiếu thông tin về thị

trường, sản phẩm tạo ra thiếu sức cạnh tranh nên phải cần tới các nhà chuyên môn, lãnh đạo giúp đỡ người dân tìm ra hướng sản xuất có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)