Định hướng phát triển lâm nghiệp của xã Lục Sơn đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 42)

* Những căn cứ xây dựng định hướng phát triển lâm nghiệp

- Căn cứ vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đó là:

+ Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên; từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái...

+ Phát triển lâm nghiệp đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng của kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

+ Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.

+ Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020: Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng đất đai, tập quán canh tác truyền thống của địa phương kết hợp với ứng dụng các khoa học công nghệ vào sản xuất. Phải phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ khôi phục các giá trị đa dạng sinh học.

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch sử dụng đất huyện Lục Nam giai đoạn 2011 - 2020.

* Định hướng phát triển lâm nghiệp của xã đến năm 2020 là:

- Phát triển lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng.

- Phát triển lâm nghiệp lấy xây dựng và phát triển vốn rừng đi đôi với bảo vệ

rừng, chú trọng rừng phòng hộđầu nguồn, phòng hộ bảo vệ môi trường, cảnh quan. - Phát triển rừng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo cung cấp nguyên liệu giấy, ván xuất khẩu và các nhu cầu lâm sản khác. Chú trọng

đầu tư các chương trình trọng điểm, tạo sự chuyển dịch kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nghề rừng.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo xu thế xã hội hóa nghề rừng, vận dụng, lồng ghép các chương trình dự án như lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp trang trại, sản xuất nông lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài tăng hệ số sử dụng đất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp.

- Tổ chức phân định rõ 3 loại rừng một cách khoa học, chính xác trên cơ sở đó tổ chức sản xuất kinh doanh theo chức năng từng loại rừng và tổ

chức khai thác có kế hoạch. Phát triển vốn rừng ưu tiên vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung và vùng trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ và cây đặc sản, thảo dược, thâm canh đưa tiến bộ khoa học và sản xuất tăng gia nhanh năng suất chất lượng rừng.

4.3.1.2 Định hướng phát triển lâm nghiệp xã Lục Sơn 2020 *Định hướng:

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và thông qua phỏng vấn cán bộ quản lý xã và 30 hộ dân có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp. Chúng

tôi đưa ra định hướng quy hoạch trên địa bàn xã Lục Sơn thành 2 vùng sản xuất gỗ nguyên liệu chính sau:

+ Vùng sản xuất gỗ lớn nguyên liệu: bao gồm các thôn Khe Nghè, Đồng Vành 1, 2 và thôn Bãi Đá. Đây là những thôn nằm xa trung tâm xã cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác diện tích đất lâm nghiệp ở những vùng này có độ dốc > 250 và được quy hoạch trồng rừng sản xuất gỗ lớn có chu kỳ khai thác từ 10 năm trở lên.

+ Vùng sản xuất gỗ nhỏ: Vùng này bao gồm các thôn Chồi 1, 2, thôn

Trại Cao, thôn Vĩnh Tân...Những thôn này có điều kiện cơ sở hạ tầng khá phát triển giao thông thuận lợi và có nhiều lợi thế về kinh doanh, chế biến gỗ nguyên liệu.

- Nâng độ che phủđến 2020 đạt 48%.

- Bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có 8.073,89ha và giữ vững độ che phủ

là 48%.

- Chuyển đổi diện tích vải kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất: 135,8ha. - Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 885,4ha.

- Phát triển lâm sản ngoài gỗ 70,0ha.

- Diện tích có khả năng đưa vào khai thác trong giai đoạn này: 1.090,15ha, trữ lượng ước đạt 92.757m3.đã khai thác: 1.090,15ha.

- Trồng cây phân tán 20.000 cây quy đổi 20,0ha (bình quân 4,0ha/năm). - Khai thác tận dụng gỗ, củi từ cây phân tán và khai thác tận thu đảm bảo phần nào nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân, sản lượng khai thác bình quân củi 1.000 ster/năm

- Về kinh tế: Duy trì lương thực bình quân đến năm 2020 đạt 450kg/người/năm. Sản xuất đạt 55,0 triệu đồng/ha. Phấn đấu đạt GDP đến 2015 đạt 6,6 triệu đồng/người/năm.

- Về môi trường: Duy trì sản xuất ổn định trên diện tích 5.722,03ha rừng sản xuất, trong đó bảo vệ duy trì diện tích rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn, trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc. Trồng cây bản địa thay thế rừng trồng Keo, Bạch

đàn nằm trong diện tích rừng đặc dụng; bảo tồn đa dạng sinh học ổn định, bền vững 2.351,86ha rừng đặc dụng.

- Về an ninh quốc phòng: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống cho người dân sống gắn bó với rừng. Đặc biệt là các hộ nghèo…Tạo thêm việc làm cho khoảng 82% lao động ở nông thôn, miền núi góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong khu vực [15].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang (Trang 42)