4.1.2.1 Giao đất giao rừng
Trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp 8.073,82 ha, bao gồm các chủ
quản lý như sau:
Bảng 4.4: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Đơn vị:ha
Hạng mục Tổng
Phân theo chủ quản lý DNNN Hộ gia đình, cộng đồng thôn bản BQL rừng đặc dụng Diện tích (ha) 8.073,89 1.956,35 3.765,86 2.351,86 Tỷ lệ (%) 100,0 24,4 46,8 28,8 (Nguồn:kết quảđiều tra thực địa xã Lục Sơn tháng 4 năm 2013)
Diện tích đất lâm nghiệp của Lục Sơn chủ yếu đã giao cho các hộ gia đình quản lý (46,8%), diện tích còn lại là các công ty lâm nghiệp (24,4%) và Ban quản lý rừng đặc dụng (28,8 %). Như vậy có thể kết luận rằng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đã giao hết cho các chủ quản lý để khai thác và sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước.
4.1.2.2 Tình hình sinh trưởng phục hồi rừng
Theo kết quả điều tra, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng và rừng tự nhiên cho thấy diện tích rừng trồng ở đây chủ yếu là rừng Keo, Bạch đàn với tổng diện tích 1.501,72ha được trồng trên địa bàn các thôn, bản trong xã. Ô tiêu chuẩn được lập với diện tích 100m2.
Dưới đây là một số ô đo đếm tại một sốđiạđiểm trên địa bàn xã.
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng tại một số địa điểm trên địa bàn xã
Địa điểm Loài cây trồng Tuổi (năm) Mật độ (cây/ha) Đường kính (cm) Chiều cao (m) Trữ lượng (m3/ha)
Thôn Khe Nghè Keo 2009 1.400 10,8 10,7 67,4 Thôn
Đồng Vành Keo 2007 1.300 13,4 13,3 122,4 Thôn Đám Trì Keo 2006 1.800 12,3 12,3 134,8
Thôn Hồng Keo 2006 1.500 12,7 13,0 128,2
Thôn Văn Non Keo 2008 1.500 11,7 10,3 84,8
Thôn Gốc Dẻ Bạch
đàn 2006 1.300 10,8 11,3 70,5
Tổng xã 1.467 11,9 11,8 101,4
(Nguồn:kết quảđiều tra thực địa xã Lục Sơn tháng 4 năm 2013)
Diện tích rừng tự nhiên trong xã còn lại lớn nhất của huyện Lục Nam. Theo kết quả điều tra thực tế, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng tự nhiên bằng phương pháp lập ô đo đếm 1.000m2 ô dạng hình tròn cho thấy tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng tự nhiên tại địa bàn xã còn thấp dẫn tới hiệu quả
Chưa đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng. Do vậy trong thời gian tới cần phải sử dụng các biện pháp lâm sinh thích hợp để nuôi dưỡng duy trì và phát triển các nguồn gỗ lớn,
đồng thời cần phải bảo vệ tốt để rừng phát huy vai trò bảo vệ môi trường, giữ
nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
4.1.2.3. Trồng rừng
Đối với trồng rừng từ năm 1998 đến nay trồng rừng và chăm sóc rừng trồng đạt kết quả tương đối tốt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là rừng sản xuất. Rừng được trồng chủ yếu từ các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại và vốn của người dân tự đầu tư. Loài cây trồng chủ
yếu là Bạch đàn, Keo. Nhìn chung các loài cây trồng sinh trưởng khá tốt và cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả phúc tra của Phân viện
điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc bộ đến tháng 4 năm 2013 thì toàn xã đã
trồng được 1.746,3ha. Trong đó 92,9% là rừng trồng sản xuất, công tác trồng rừng có tỷ lệ thành rừng khá cao 98% [9].
4.1.2.4. Kết quả thực hiện các dự án lâm nghiệp.
* Dự án 327 được thực hiện từ 1993 đến 1998 thực hiện trên địa bàn các thôn Đồng Vành, Khe Nghè và Trại Cao, dự án trồng được 115,0 ha, loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn. Hiện nay đã được thanh lý và khai thác.
* Dự án 661 thời gian thực hiện của dự án từ năm 1999 đến năm 2008 trên địa bàn xã, với diện tích 124,25ha. Đây là diện tích rừng trồng của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử loài cây trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn... Tỷ lệ thành rừng đạt trên 95%.
* Dự án hỗ trợ trồng rừng sản suất 147: Thực hiện từ năm 2009 đến nay, dự án đã hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên địa bàn các thôn Văn Non, Chồi 1, Chồi 2... với diện tích 340,0ha với loài cây chủ yếu là Keo, Bạch đàn. Mặc dù mức hỗ trợ của nhà nước với người trồng rừng sản xuất còn khiêm tốn (khoảng 15-20% suất đầu tư), nhưng đã tạo được tiền đề người dân tích cực trồng rừng nguyên liệu và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai
[20].
Theo báo cáo kết quả thực hiện khai thác gỗ của Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam năm 2012 tổng sản phẩm khai thác lâm sản của xã Lục Sơn là
1.973,7m3 trong đó phẩm khai thác rừng chủ yếu là từ rừng trồng sản xuất khối lượng khai thác được 1.706,7m3 gỗ, khai thác tận dụng những cây gỗ đổ trong rừng tự nhiên 46,9m3 còn lại 220 ster củi bình quân mỗi tháng khai thác
khoảng 164,5m3. Dự kiến trong những năm tới khối lượng khai thác sẽ tăng nhiều hơn do diện tích rừng trồng trong xã đã đến kỳ khai thác [1].
4.1.2.6 Sản xuất và khai thác lâm sản ngoài gỗ
Trong quá trình điều tra tìm hiểu từ người dân địa phương cũng như
cán bộ xã, cán bộ lâm nghiệp và đánh giá hiện trạng sản xuấttại địa bàn xã cho ra kết quả khí hậu và địa hình xã Lục Sơn phù hợp với một số loại cây LSNG sau:
- Các loại Tre, Nứa, Giang...phân bố ở tất cả các thôn, hàng năm có thể khai thác hàng trục tấn măng tươi.
- Các loài Song, Mây phân bố trong rừng tự nhiên, sản lượng ước tính 2,0-3,0 tấn có thể khai thác làm hàng thủ công mỹ nghệ và phục vụ đời sống người dân.
- Các loài cây dược liệu: Dây ruột gà, Ba kích, Hoàng thảo, Tam thất…Phân bố trong rừng tự nhiên ở một số thôn trong xã, sản ước tính hàng chục tấn/năm.
- Ngoài ra còn rất nhiều các loại lâm sản ngoài gỗ khác như nấm Lim, nhựa Trám, nhựa Thông, nhựa Sau sau, mật Ong.... Đặc biệt sản phẩm lâm sản ngoài gỗ
của huyện còn có hạt Dẻ hàng năm sản lượng hàng trăm tấn/năm. Khai thác, chế
biến LSNG là nguồn lợi không nhỏ góp phần nâng cao đời sồng nhân dân, thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài trong sản xuất lâm nghiệp.
Mặc dù là xã có diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng tự nhiên còn lại lớn nhất của huyện Lục Nam. Nhưng đến nay trên địa bàn xã vẫn chưa có một mô hình hay một hộ gia đình nào trồng và phát triển cây LSNG. Do việc khai thác quá mức, không có kế hoạch của người dân trong những năm gần đây nên hiện nay các loại lâm sản ngoài gỗ có sẵn trong tự nhiên như Tre, Nứa, Củ Khúc khắc, Dây Nắm cơm, Củ Ba kích, Nấm Lim... đã cạn kiệt và rất khan hiếm. Trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện đã phê duyệt phát triển cây LSNG 300,0ha tại các xã (Vô Tranh, Nghĩa Phương, Lục Sơn…). Nên trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã giai đoạn này xã quy hoạch từ 50- 100ha diện tích phát triển cây LSNG trồng dưới tán rừng tự nhiên tại các thôn Khe Nghè, Vĩnh Ninh, Bãi Đá….
4.1.2.7 Hiện trạng chế biến, tiêu thụ lâm sản
Trên địa bàn xã Lục Sơn hiện tại có 6 cơ sở tư nhân chế biến gỗ hàng năm tiêu thụ bình quân khoảng 50m3- 100m3 gỗ, công nghệ chế biến còn lạc hậu sản phẩm chủ yếu là hàng thủ công, đồ dùng gia đình phục vụ nhu cầu của bà con địa phương và các vùng phụ cận. Nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất của các cơ sở này chủ yếu là từ gỗ rừng trồng (Keo, Bạch đàn, Gỗ nhập khẩu…)
4.1.2.8. Quản lý bảo vệ rừng
UBND xã Lục Sơn và các ban ngành luôn xác định đây là nhiệm vụ
quan trọng, nên hàng năm đã sớm chỉ đạo các chi hội, thôn xóm tăng cường tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng, hàng tuần cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã kết hợp với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn và tổ đội bảo vệ rừng tuần tra, kiểm soát rừng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ chặt cây rừng lấy gỗ, củi, khai thác đất, trái phép. Tổ chức thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình cảnh báo cháy rừng và diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT.