* Quy hoạch 3 loại rừng của xã Lục Sơn
Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-UBND, ngày 13/4/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Lục
Nam giai đoạn 2012-2020. Kết quả quy hoạch 3 loại rừng của xã Lục Sơn kết quả cụ thể như sau: (bảng 4.7)
Bảng 4.7: Quy hoạch 3 loại đất rừng tại xã Lục Sơn đến 2020.
Đơn vị tính: ha.
Loại đất, loại rừng
Hiện trạng đất lâm nghiệp năm
2013
Quy hoạch đất lâm nghiệp năm
2015
Quy hoạch đất lâm nghiệp năm
2020 Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Rừng đặc dụng Rừng sản xuất Tổng 2351,86 5722,03 2351,86 5722,03 2351,86 5722,03 - Diện tích đất có rừng 2351,86 5405,95 2351,86 5722,03 2351,86 5722,03 + Diện tích rừng tự nhiên 2227,61 3815,77 2227,61 2480,55 2227,61 2480,55 + Diện tích rừng trồng 124,25 1590,18 124,25 3241,48 124,25 3241,48 - Diện tích đất Chưa có rừng 316,08
Đưa 316.08ha chủ yếu là trạng thái đất trống không có cây gỗ tái sinh và khả năng tái sinh kém vào quy hoạch và trồng mới trong thời gian tới.
* Các biện pháp kinh doanh rừng -Trồng rừng sản xuất mới tập trung
+ Đối tượng: Diện tích đất trống trạng thái đất trống không có cây gỗ
tái sinh
+ Diện tích: 316.08ha
Bảng 4.8: Diện tích trồng rừng tập trung trên đất trống xã Lục Sơn
Đơn vị: ha
STT Thôn, bản( địa danh) Diện tích Loài cây đề xuất
1 Bái Đá 171,40 Keo, Bạch Đàn... 2 Đồng Vành 1 4,90 Keo, Bạch Đàn... 3 Đồng Vành 2 55,99 Keo, Bạch Đàn... 4 Chồi 2 1,80 Keo, Bạch Đàn... 5 Văn Non 5,20 Keo, Bạch Đàn... 6 Gốc Dẻ 39,60 Keo, Bạch Đàn... 7 Đồng Cao 4,00 Keo, Bạch Đàn... 8 Khe Nghè 23,99 Keo, Bạch Đàn... 9 Rừng Non 9,20 Keo, Bạch Đàn... Tổng 316,08 + Đề xuất tập đoàn cây trồng
Căn cứ kết quả điều tra và các yếu tố về khí hậu, đất đai, tình hình sinh trưởng phát triển các loài cây trồng lâm nghiệp trên các điều kiện lập địa của xã và các điều kiện sinh thái tương tự, xác định tập đoàn cây trồng rừng xã
Lục Sơn, như sau:
- Tập đoàn cây trồng gỗ lớn: Lát hoa, Lim xanh..
- Tập đoàn cây trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ: Keo lai, Bạc đàn mô.
+ Biện pháp kỹ thuật:
- Trồng và chăm sóc rừng sản xuất: Trồng rừng thuần loài (bằng giống có chất lượng cao và bón phân) theo quy trình trồng rừng thâm canh cao cho từng loài cây cụ thể đã được Bộ NN và PTNT ban hành. (Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh các loài Thông, Bồ đề, Bạch đàn, Keo phục vụ gỗ
nguyên liệu giấy-QTN-27-87; Quy trình trồng rừng thâm canh Bạch đàn Uro bằng các dòng vô tính chọn lọc-Bộ NN và PTNT, 2001; Quy phạm kỹ thuật bón phân cho Bạch đàn Uro, Keo lai..-Viện KHLN-2003 và Quy trình kỹ thuật hiện đang áp dụng tại tỉnh Bắc Giang cho dự án trồng rừng 147).
- Đơn giá đầu tư: Theo định mức 38/2005/QĐ-BNN và Quyết định
lãi xuất vay, chi phí quản lý, thuế sử dụng đất. Chi phíbảo vệ các năm sau
được tính riêng ở phần bảo vệ rừng).
+Tiến độ thực hiện:
- Giai đoạn 2013-2015 là 316,08ha; bình quân/năm là 105,36ha.
-Trồng rừng bằng cây bản địa trong Khu BTTN Tây Yên Tử.
+ Đối tượng: Là diện tích rừng trồng thuần loài Keo, Bạch đàn nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.
+ Diện tích: 35,8ha.
+Địa điểm:Thôn Đám Trì
+ Đề xuất Tập đoàn cây trồng:
- Cây bản địa: Lim xanh, Lát hoa...
+ Biện pháp kỹ thuật: Trồng rừng hỗn giao cây bản địa và cây phù trợ đúng biện pháp kỹ thuật, cơ cấu cây trồng theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
+Tiến độ thực hiện:
- Giai đoạn 2013-2015 là 35,8 ha; bình quân/năm là 11,9ha.
-Cải tạo rừng nghèo kiệt
- Căn cứ Thông tư số 23/2013TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 về việc quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.
- Căn cứ qua khảo sát thực địa và theo nhu cầu thực tế của các chủ
rừng, các hộ gia đình trên địa bàn xã Lục Sơn có một số diện tích đưa vào cải tạo rừng tự nhiên sản xuất sau:
Bảng 4.9: Diện tích rừng tự nhiên được phép cải tạo xã Lục Sơn (Theo TT 23/TT-BNNPTNT) Đơn vị: ha STT Thôn, bản (địa danh) Tổng diện tích Diện tích giai đoạn 2013-2015 Diện tích giai đoạn 2016-2020 Loài cây đề xuất
1 Bãi Đá 450,94 400,40 50,54 Keo, Bạch Đàn, Thông… 2 Khe Nghè 243,93 243,93 Keo, Bạch Đàn, Thông… 3 Đồng Vành 2 177,49 49,20 128,29 Keo, Bạch Đàn, Thông… 4 Chồi 2 50,80 50,80 Keo, Bạch Đàn, Thông… 5 Văn Non 126,68 126,68 Keo, Bạch Đàn, Thông… 6 Trại Cao 116,80 116,80 Keo, Bạch Đàn, Thông… 7 Thôn Hồng 123,50 123,50 Keo, Bạch Đàn, Thông… 8 Góc Dẻ 26,80 26,80 Keo, Bạch Đàn, Thông… 9 Đồng Cao 18,30 18,30 Keo, Bạch Đàn, Thông…
Tổng 1335 449,6 885,4
+ Đối tượng: Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt (IIIA1) trên những diện tích có trữ lượng <50,0m3, tổ thành cây mục đích thấp <50%, phân bố không đều và độ dốc <250. Số lượng cây tái sinh mục đích có chiều cao vút ngọn từ 1,0m trở lên dưới 800 cây/ha, phân bố không đều trông lô.
+ Diện tích: 1.335,0ha.
+ Tập đoàn cây trồng: Toàn bộ những diện tích đưa vào cải tạo đều có
khả năng kinh doanh trồng rừng sản xuất gỗ lớn có chu kỳ từ 10 năm trở lên. Loài cây trồng Keo, Bạch đàn, Thông..
+ Biện pháp ký thuật: Phát dọn thực bì phải được hoàn thành trước khi
trồng ít nhất 1 tháng và xử lý cục bộ và giữ lại lớp thảm tươi. Đào hố trồng với kích thước 40x40x40cm, phải thực hiện đầy đủ các thao tác ký thuật trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.
+ Thời gian thực hiện: Từ 2013-2020.
-Trồng lại rừng sản xuất sau khai thác.
+ Đối tượng: Rừng trồng đạt tuổi thành thục công nghệ, khai thác xong cần tiến hành trồng lại rừng ngay.
+ Diện tích: Tổng diện tích hai giai đoạn là: 1.755,25ha.
- Vùng sản xuất gỗ lớn nguyên liệu: bao gồm các thôn Khe Nghè, Đá Ngang và thôn Vĩnh Ninh. Đây là những thôn nằm xa trung tâm xã cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác diện tích đất lâm nghiệp ở những vùng này có độ dốc > 250 và được quy hoạch trồng rừng sản xuất gỗ lớn có chu kỳ khai thác từ 10 năm trở lên.
- Vùng sản xuất gỗ nhỏ: Vùng này bao gồm các thôn Hồng, Văn Non, Thọ Sơn, Trại Cao, Đám Trì... Những thôn này có điều kiện cơ sở hạ tầng khá phát triển giao thông thuận lợi và có nhiều lợi thế về kinh doanh, chế biến gỗ nguyên liệu.
+ Tập đoàn cây trồng:
Toàn bộ những diện tích đưa vào cải tạo đều có khả năng kinh doanh trồng rừng sản xuất gỗ lớn có chu kỳ từ 10 năm trở lên. Loài cây trồng Keo, Bạch đàn…
+ Biện pháp kỹ thuật
Phát dọn thực bì phải được hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tháng và xử lý cục bộ và giữ lại lớp thảm tươi. Đào hố trồng với kích thước 40x40x40cm, phải thực hiện đầy đủ các thao tác ký thuật trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.
+ Tiến độ thực hiện:
- Giai đoạn 2013-2015 là 665,1ha; bình quân/năm là 221,7ha. - Giai đoạn 2016-2020 là 1.090,15ha; bình quân/năm là 226,3ha.
-Phát triển lâm sản ngoài gỗ
Hiện tại bà con trong xã và các vùng phụ cận vẫn có thói quen vào rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ vào những ngày nhàn dỗi. Theo phỏng vấn bà con đi thu hái lâm sản ngoài gỗ thì họ vào rừng gặp bất kỳ sản phẩm nào có khả năng bán ra thị trường là họ thu hoạch, theo chúng tôi quan sát thì chủ yếu họ khai thác nhựa Trám, Ba kích, nấm Lim...thu nhập bình quân theo họ mỗi ngày từ 80-100 nghìn đồng. Mặt khác trên địa bàn xã Lục Sơn hiện nay chưa có mô hình hay một hộ gia đình nào trồng và phát triển LSNG. Nên trong kỳ quy hoạch này chúng tôi phát triển và trồng một số mô hình LSNG trên địa bàn xã như sau.
+ Đối tượng: là rừng tự nhiên, ưu tiên khu vực rừng tự nhiên hộ gia đình quản lý.
+ Diện tích: 100,0ha, đầu tư trong giai đoạn 2013-2015 diện tích 30,0ha và giai đoạn 2016-2020 là 70,0ha.
+ Định hướng: trồng các loài cây dược liệu, tre trúc, song mây... (cây
đa mục đích). Kinh phí dự kiến 50 triệu đồng/ha.
+ Tập đoàn cây trồng: Ba kích, Thục địa, Hoàng tinh, Thiên niên kiện,
Hoàng liên, Quy, Thục...Tre măng và các loài song mây.
+ Kỹ thuật trồng: Tạo rạch trồng cây bố trí cách đều nhau từ 4-8m. Phải căn cứ vào tính chịu bóng của cây trồng và chiều cao của băng chừa sau khi xử lý để xác định chiều rộng của rạch, chừa lại những cây có giá trị kinh doanh.
- Mật độ trồng: Mỗi rạch trồng 1 hàng cây, cự ly cây trong hàng bằng 1/3 đến 1/2 lần đường kính bình quân tán lá của cây chủ.
- Tiêu chuẩn cây trồng: Tiêu chuẩn cây trồng phải được tuyển chọn kỹ, phải loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn. Được phép trồng bầu hoặc dễ trần hay thân cụt tuỳ theo loài cây và điều kiện cụ thể.
- Xử lý thực bì: làm đất, trồng và chăm sóc, thời vụ trồng theo quy định của từng loài.
-Trồng cây phân tán.
+ Đối tượng: Cây phân tán được trồng ở các vườn hộ, ven trục đường liên huyện, liên xã, ven các kênh mương, hồ chứa thuỷ lợi, khuôn viên các cơ quan, trường học, trạm y tế, các khu vui chơi và một số diện tích đất trống không tập
trung, nhằm tạo ra những cảnh quan đẹp và phòng hộ môi trường đồng thời giải quyết một phần nhu cầu về gỗ và chất đốt cho nhân dân địa phương.
+ Chọn loại cây trồng phân tán:
- Trồng cây phân tán bảo vệ cảnh quan môi trường gồm: Xà cừ, Long não, Lát hoa, Sấu, Bàng, Phượng vĩ, Xoài, Lim xanh …
- Trồng cây phân tán lấy gỗ: Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn …
+ Tiến độ thực hiện:
- Giai đoạn 2016-2020: 20.000 cây (quy đổi ra tương đương với 20,0ha).
- Khai thác rừng
+ Khai thác chính.
Trên địa bàn xã Lục Sơn hiện tại diện tích đưa vào khai thác chính chủ yếu là diện tích rừng trồng có trữ lượng của các hộ gia đình và của lâm trường Mai Sơn. Theo ước tính thì diện tích rừng có khả năng khai thác trong các giai đoạn như sau:
Bảng 4.10: Sản lượng gỗ khai thác theo giai đoạn
Hạng mục Đơn vị Tổng 2013-2015 2016-2020 Tổng sản lượng M3 149.290 56.533 92.757 Bình quân năm M3/năm 18.697 18.844 18.551 Khai thác rừng Trồng sản xuất D tích Ha 1.755,15 665,1 1.090,15 M3 149.290 56.533 92.757
Như vậy sản lượng khai thác dự kiến trong hai giai đoạn đảm bảo đủ
nhu cầu cung cấp lâm sản cho chế biến, tiêu dùng và phát triển kinh tế xã hội theo các mục tiêu của xã đã đề ra.
- Đối tượng khai thác: Diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác…. - Diện tích: 1.755,25ha.
- Tiến độ:
+ Giai đoạn: 2013-2015 khai thác 665,1ha; bình quân ha/năm.
+ Giai đoạn: 2016-2020 khai thác 1.090,15ha; bình quân 226,0ha/năm. - Biện pháp kỹ thuật: Khai thác trắng và trồng lại rừng ngay sau khi khai thác.
- Quy trình khai thác rừng trồng dựa vào (khoản a, b mục 2, điều 40). Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng. Và điều 8, 9 Mục 2 và điều 18, 19, 20 Mục 3 thuộc Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011.
+ Khai thác tận thu
- Đối tượng: Tre nứa, song mây và các lâm sản ngoài gỗ khác trong rừng tự nhiên được phép khai thác theo điều 10, 14 Mục 2 và điều 21, 25 Mục 3 thuộc Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011.
- Sản lượng khai thác LSNG: hàng năm sẽ khai thác khoảng 5 tấn Măng các loại và từ 7,0 – 10,0 tấn hạt Dẻ. Ngoài ra còn các lâm sản ngoài gỗ khác.
-Chế biến gỗ
Chế biến và tiêu thụ lâm sản là khâu quan trọng không thể thiếu trong phát triển lâm nghiệp, quy hoạch chế biến lâm sản của xã như sau:
- Giai đoạn 2013-2015: Rà soát lại 6 cơ sở chế biến hiện có, đầu tư cải tạo nâng cấp công suất các cơ sở chế biến.
- Giai đoạn sau 2015: Phát huy những tiềm năng sẵn có về nguyên liệu của địa phương. Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở chế biến gỗ ván bóc ván xẻ, ván dăm phục vụ xây dựng và xuất khẩu. Khuyến khích các cơ sở đủ điều kiện thành lập các công ty chế biến và xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp có công suất từ 1500- 2000m3/năm.