Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH chế biến

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO (Trang 80)

biến thực phẩm DABACO

- Kết quả:

+ Lượng các sản phẩm chế biến của Công ty có xu hướng ngày càng tăng. Cùng với đó doanh thu của Công ty qua các năm cũng tăng lên, tăng mạnh nhất là sản phẩm XX tươi và XX tiệt trùng. Có thể nói 2 mặt hàng này có thể trở thành mặt hàng thế mạnh của Công ty trong thời gian tới.

+ Số lượng khách hàng đến với Công ty ngày càng tăng, nhất là các nhà phân phối. Trong khi đó số lượng các siêu thị tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày một tăng, đây chính là điều mà Công ty mong muốn.

+ Theo khu vực thì doanh thu của vùng 3 - vùng Hà nội chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổn số doanh thu của các vùng trong 3 năm liền, vùng 1 đứng ở vị trí thứ 2 và thấp nhất là vùng 7 - vùng nhãn dòng Doremon.

+ Kênh tiêu thụ Công ty muốn hướng tới nhất là kênh tiêu thụ cấp 2 thì lượng sản phẩm tiêu thụ qua kênh này đều tăng qua các năm, song kênh tiêu thụ có hiệu quả nhất đối với Công ty lại là kênh tiêu thụ cấp 3.

+ Sự phát triển của Công ty không chỉ đóng góp cho sự phát triển của bản thân Công ty mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty mẹ - Tập đoàn cả về trực tiếp và gián tiếp.

+ Chất lượng sản phẩm đạt ở mức cao, được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao qua nhiều năm liền. Thêm vào đó là mức giá của Công ty được người tiêu dùng đánh giá chủ yếu là ở mức trung bình, đó là điều rất có lợi cho sự cạnh tranh của Công ty với các Công ty đối thủ.

+ Đối với khách hàng truyền thống, Công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, vận chuyển hàng hoá, và đều có mức chiết khấu riêng cho từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, mối quan hệ của khách hàng truyền thống

với Công ty ngày càng khăng khít.

+ Công ty cũng đề ra một số phương hướng để cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nhằm thoả mãn các nhu cầu của thị trường.

- Tồn tại hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

+ Công ty đi vào hoạt động ngày 01/09/2008, trong những năm đầu chủ yếu là sản xuất và giết mổ gà. Năm 2010, Công ty bắt đầu sản xuất hàng chế biến và đưa ra thị trường tiêu thụ, do vậy thương hiệu sản phẩm trong lĩnh vực chế biến còn mới, chưa có tính cạnh tranh cao với các Công ty đối thủ đã thành lập lâu đời.

+ Việc nghiên cứu thị trường của Công ty được tiến hành chưa tốt, độ chính xác về dự báo nhu cầu sản phẩm chưa cao, dẫn đến kết quả tiêu thụ chưa đạt kế hoạch đề ra.

+ Doanh thu tại thị trường Hà Nội có dấu hiệu chững lại.

+ Sản phẩm tuy đã được chú trọng đa dạng hoá song mẫu mã, chủng loại vẫn còn đơn điệu.

+ Tỷ lệ chiết khấu của Công ty còn thấp chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà phân phối.

+ Chính sách đổi hàng lỗi, hàng cận Date diễn ra còn chậm. + Có nhiều chương trình khuyến mại song chiết khấu chưa cao. + Lưu chuyển hàng hoá không thuận tiện, còn nhiều thủ tục.

+ Sự phối hợp của nhân viên thị trường với các cửa hàng, đại lý bán sản phẩm của Công ty vẫn chưa chặt chẽ.

+ Số lượng sản phẩm của Công ty sản xuất chưa đáp ứng kịp yêu cầu của khách hàng.

+ Thời gian chờ sản xuất lâu.

+ Địa điểm mua hàng không thuận tiện

- Nguyên nhân chủ yếu:

+ Nguyên nhân chủ quan.

Quy mô sản xuất của Công ty còn nhỏ, do đó không sản xuất kịp số lượng sản phẩm mà khách hàng đặt. Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, cho nên mặc dù đã phát huy được tính năng động sáng tạo nhưng không tránh khỏi sự chồng chéo đối với các phòng ban.

Đội ngũ nhân viên thị trường của Công ty đã có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm, tuy nhiên vẫn chưa phát huy được hết năng lực, do đó nghiên cứu thị trường chưa sâu, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với người tiêu dùng dẫn đến việc dự báo cho quá trình sản xuất kinh doanh chưa sát với thực tế, nhu cầu người tiêu dùng.

Công ty chưa có một phần mềm bán hàng riêng, việc thực hiện các thủ tục bán hàng vẫn còn rất thủ công, không những thế hệ thống xe chở hàng của Công ty còn hạn chế, địa điểm của Công ty không thuận tiện, do vậy việc vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng đôi lúc còn chậm trễ.

+ Nguyên nhân khách quan.

Đây là những yếu tố mà Công ty không thể kiểm soát được.

Yếu tố về kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng thì mức độ cạnh trang giữa các Công ty ngày càng khắc nghiệt

Yếu tố chính trị và pháp luật. Xu hướng hội nhập quốc tế giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội đâu tư song các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài khi hàng rào thuế quan đang hạ dần.

được chuyển giao vào Việt Nam, dẫn đến rất nhiều áp lực về vấn đề trao đổi công nghệ mới.

Yếu tố khách hàng. Khách hàng có yêu cầu về sản phẩm càng ngày càng cao do hiện tại có rất nhiều Công ty chế biến thực phẩm, do vậy người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn nên yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ sản phẩm càng ngày càng cao hơn.

4.2 Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cho đến năm 2020

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w