3.2.1Thu thập tài liệu
- Tài liệu thứ cấp: Sử dụng các số liệu có sẵn liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài, những tài liệu này được lấy từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh từng năm tại các phòng ban của Công ty, các tài liệu trên trang webside trên internet, từ các đề tài nghiên cứu…
- Tài liệu sơ cấp: Là những số liệu được thu thập trực tiếp từ các nhà phân phối, các cửa hàng bán sản phẩm của Công ty, từ những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Công ty. Để thu thập được số liệu này, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn các đối tượng đã nêu trên theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước ( xem phần phụ lục 2 và 3).
- Phương pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu.
+ Chọn điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá.
Điểm nghiên cứu ảnh hưởng tới kết quả phân tích có tính khách quan, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Vì vây, việc tiến hành chọn điểm nghiên cứu theo tiêu chí sau:
Các nhà phân phối trong khu vực nghiên cứu. Các cửa hàng trong khu vực nghiên cứu. + Chọn mẫu nghiên cứu:
nghiên cứu. Vì vây, mẫu nghiên cứu của khách hàng phải nằm trong vùng có các nhà phân phối và cửa hàng. Tôi chọn 13 nhà phân phối và 22 cửa hàng, 60 khách hàng để điều tra theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra (xem phụ lục 2 và phụ lục 3). Danh sách nhà phân phối và đại lý được chọn bảng 3.4:
Bảng 3.4: Danh sách các đại lý và cửa hàng được chọn phỏng vấn
Địa bàn Đại lý Cửa hàng Tổng
Bắc Ninh 3 5 8 Vĩnh Phúc 2 3 5 Hà Nội 4 7 11 Hải Phòng 2 3 5 Thanh Hoá 2 4 6 Tổng 13 22 35 3.2.2 Xử lý tài liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố cần phân tích.
- Công cụ: Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để tổng hợp và xử lý số liệu.
3.2.3 Phân tích tài liệu
- Thống kê mô tả.
+ Phản ánh mức độ: Sử dụng các số tương đối, tuyệt đối, số bình quân để đánh giá mức độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
+ Phản ánh mối quan hệ: Thống kê những tác động qua lại giữa các vấn đề trong tiêu thụ sản phẩm, tác động tích cực, tác động tiêu cực….
- Phương pháp so sánh.
+ So sánh theo thời gian: So sánh tiêu thụ sản phẩm qua các năm để đánh giá việc tiêu thụ sản phẩm nhiều lên hay ít đi.
+ So sánh với kế hoạch: So sánh kết quả đạt được của việc tiêu thụ sản phẩm trong Công ty với kế hoạch mà Công ty đã đặt ra.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh về số lượng, cơ cấu và biến động sản phẩm tiêu thụ:
- Số lượng từng loại sản phẩm tiêu thụ qua các năm.
- Doanh thu và cơ cấu doanh thu sản phẩm tiêu thụ qua các năm. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm: - Lợi nhuận thu được qua các năm.
- Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
+ Doanh thu bình quân một lao động. + Lợi nhuận bình quân một lao động. + Doanh thu trên một đồng chi phí. + Lợi nhuận trên một đồng chi phí.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua
4.1.1Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty trong thời gian 2012-2014:
+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Bảng 4.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Sản phẩm Đvt: tấn Tốc độ phát triển 2012 2013 2014 Bình quân Thịt gà 219,384 231,907 229,297 105,71 98,87 102,23 Thịt lợn 43,339 46,126 44,721 106,43 96,95 101,58 XX tươi 48,275 77,843 94,971 161.25 122 140,26 XX tiệt trùng 24,475 40,184 52,604 164,18 130,91 146,60 Đồ hộp 9,386 11,239 11,751 119.74 104,56 111,89 Thịt nguội 12,835 16,291 17,012 126,93 104,43 115,13 Tổng 357,649 423,590 450,356 - - - Nguồn: Phòng Bán hàng
Bảng 4.1 cho thấy số lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm đều tăng lên. Nhìn vào mức tăng bình quân ta thấy các sản phẩm thuộc nhóm XX tiệt trùng có mức tăng cao nhất là 46,6%, tiếp đến là XX tươi có mức tăng cao thứ 2 là 42,6%, thấp nhất là mặt hàng thịt lợn và thịt gà có mức tăng trung bình là 1,58% đối với thịt lợn và 2, 23% đối với thịt gà. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng qua các năm ta thấy có sự khác nhau rõ rệt, tuy nhiên đều theo một chiều hướng là tăng tiêu thụ các sản phẩm chế biến và giảm tiêu thụ các sản phẩm tươi. Năm 2013 so với năm 2012, mặt hàng XX có mức tăng cao nhất, 64,18% đối với XX tiệt trùng và 61,24% đối với mặt hàng XX tươi. Tăng trưởng chậm nhất là thịt lợn và thịt gà với mức tăng 5,71% đối với thịt gà và 6,43% đối với thịt lợn. Năm 2014 so với 2013 vẫn thay đổi theo
chiều hướng của năm 2013 so với 2012, tuy nhiên các mức tăng đều giảm, thậm chí mặt hàng thịt lợn, thịt gà còn có mức tăng là âm, -1,13% đối với thịt gà và -3,05% đối với thịt lợn. Các mặt hàng đồ hộp và thịt nguội cũng có xu hướng giảm. Đối với mặt hàng đồ hộp, giảm từ 19,17% đối với năm 2013 so với năm 2012 xuống còn 4,56% đối với năm 2014 so với năm 2013, mặt hàng thịt nguội thì giảm từ 26,93% xuống còn 4,43%. Tuy nhiên, số lượng các tiêu thụ các sản phẩm qua các năm đều tăng ( trừ thịt gà và thịt lợn có sự giảm nhẹ), tăng cao nhất là mặt hàng XX tươi, tăng 29,568 tấn năm 2013 so với năm 2012, 17,128 tấn năm 2014 so với năm 2013.
+ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Bảng 4.2: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 KH TH Tỷ lệ (%) KH TH Tỷ lệ (%) KH TH Tỷ lệ (%) Thịt gà tấn 250 219,384 87,75 300 231,907 77,30 350 229,297 65,51 Thịt lợn tấn 70 43,339 61,91 100 46,126 46,13 100 44,721 44,72 XX tươi tấn 60 48,275 80,4 6 100 77,843 77,84 130 94,971 73,05 XX tiệt trùng tấn 40 24,475 61,19 70 40,184 57,41 100 52,604 52,60 Đồ hộp tấn 15 9,386 62,57 20 11,239 56,20 25 11,751 47 Thịt nguội Tấn 20 12,835 64,18 25 16,291 65,16 30 17,012 56,74 Tổng Tấn 455 357,69 4 78,6 1 615 423,59 0 68,88 735 450,35 6 61,27 Nguồn: Phòng bán hàng.
Bảng 4.2 cho thấy nhìn chung 3 năm tất cả các chỉ tiêu đều đạt trên 60% kế hoạch đã đặt ra xong cả 3 năm đều không hoàn thành kế hoạch, không những thế mức độ đạt kế hoạch đặt ra qua các năm đều giảm, năm 2012 đạt 78,61% KH, năm 2013 đạt 68,88% KH, năm 2014 đạt 61,27% KH. Xét riêng về từng nhóm mặt hàng, mặt hàng đạt mức cao nhất so với kế hoạch đặt ra năm 2012 là thịt gà với mức 87,75% KH, năm 2013 sản phẩm nhóm thịt gà và nhốm XX tươi có mức đạt gần bằng nhau so với kế hoạch, 77,3% KH là của nhóm thịt gà, 77,84% KH là của nhóm XX tươi, đến năm 2014 thì nhóm XX tươi đạt 73,5% KH, là nhóm đạt mức cao nhất so với kế hoạch đặt ra. Nhóm thấp nhất là nhóm đồ hộp với 62,57% KH năm 2012, 56,2% KH năm 2013, 47% KH năm 2014. Nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt mức kế hoạch đề ra là do sự lơ là trong khâu nghiên cứu thị trường, dẫn đến dự báo không chính xác về nhu cầu, từ đó làm ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm.
- Doanh thu mang lại cho Công ty từ những sản phẩm đã tiêu thụ được trong giai đoạn 2012-2014:
Bảng 4.3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2012-2014
Sản phẩm 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Bình quân Thịt gà 11.315 44,11 12.319 35,74 12.027 31,58 108,87 97,63 103,10 Thịt lợn 2.115 8,25 3.018 8,76 2.863 7,52 142,70 94,864 116,35 XX tươi 6.173 24,07 10.258 29,76 12.528 32,89 166,18 122,13 142,46 XX tiệt trùng 3.136 12,23 5.229 15,17 6.837 17,95 166,74 130,75 147,65 Đồ hộp 1.215 4,74 1.465 4,25 1.536 4,03 120,58 104,85 112,44 Thịt nguội 1.695 6,61 2.182 6,33 2.294 6,02 128,73 105,13 116,33 Tổng 25.649 100 34.471 100 38.085 100 - - - Nguồn: Phòng Bán hàng.
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, tổng doanh thu hàng năm đều tăng, với mỗi mặt hàng thì tốc độ tăng không giống nhau. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng bình quân ta thấy XX tiệt trùng và XX tươi có tốc độ tăng trung bình là cao nhất, đối với XX tiệt trùng mức tăng là `47,65% và 42,46% là mức tăng của XX tươi. Ngược lại, thịt gà là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất với mức tăng 3,1%. Tốc độ tăng trưởng qua từng năm cũng không có gì khác so với tốc độ tăng trưởng bình quân, vẫn là XX tiệt trùng và XX tươi có mức tăng trưởng cao nhất, thịt gà và thịt lợn có mức tăng trưởng thấp nhất, chỉ khác là mức tăng trưởng của các năm không giống nhau. Tuy nhiên, các mặt hàng có mức độ tăng trưởng cao nhất lại có cơ cấu thấp hơn mặt hàng có mức độ tăng trưởng thấp hơn. Năm 2012, thịt gà là sản phẩm mang lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty với 44,11% tổng doanh thu, trong khi đó XX tiệt trùng chỉ chiếm 12,23% và XX tươi chiếm 23,07% tổng doanh thu, sản phẩm mang lại doanh thu thấp nhất cho Công ty là đồ hộp, chỉ chiếm 4,74% tổng doanh thu. Năm 2013, thứ hạng các sản phẩm trong cơ cấu doanh thu vẫn không có gì thay đổi song lượng doanh thu mang lại thay đổi. Doanh thu từ thịt gà giảm xuống, chỉ còn chiếm 35,74% trong cơ cấu doanh thu , thay vào đó là sự tăng lên về doanh thu của các sản phẩm chế biến, tăng mạnh nhất là sản phẩm nhóm XX tươi, tăng từ 24,07% lên 29,76%, tiếp đến là nhóm XX tiệt trùng, tăng từ 12,23% lên 15,17%. Đến năm 2014 đã có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu doanh thu của Công ty. Mặt hàng mang lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty là nhóm sản phẩm XX tươi, chiếm 32,89% tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu từ thịt gà đã giảm xuống còn 31,58% tổng doanh thu, là sản phẩm mang lại doanh thu nhiều thứ 2 sau XX tươi, XX tiệt trùng chiếm 17,95% tăng 2,78% so với năm 2013. Các sản phẩm khác trong nhóm sản phẩm chế biến cũng có sự tăng nhẹ qua các năm. Nhìn chung, tổng doanh thu của các sản phẩm chế biến tăng dần qua các năm, năm 2012 tổng doanh thu các sản phẩm chế biến chiếm 47,64% trong tổng doanh thu của Công ty, đến
năm 2013 con số này đã tăng lên là 55,5% và đến năm 2014 là 60,9%. Ngược lại thì cơ cấu doanh thu các sản phẩm tươi đều giảm qua các năm song tổng doanh thu của Công ty vẫn tăng đều qua các năm. Như vậy, các sản phẩm chế biến của Công ty ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn, các sản phẩm có thể trở thành các sản phẩm chính của Công ty trong thời gian tới.
- Số lượng khách hàng của Công ty giai đoạn 2012-2014:
Bảng 4.4: Số lượng khách hàng mua hàng tại Công ty (2012-2014) Khách hàng Đvt 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) Bình quân Nhà phân phối Nhà 139 153 189 110,0 7 123,53 116,61 Siêu thị Siêu thị 22 25 28 113,64 112 112,82 Khách lẻ Người 37 23 15 62,16 65,22 63,67 Nguồn: Phòng Bán hàng.
Bảng 4.4 cho thấy lượng các nhà phân phối và siêu thị mua hàng tại Công ty qua 3 năm đều tăng lên, năm 2013 so với năm 2012 số lượng nhà phân phối tăng lên 10,07%, số lượng siêu thị tăng lên 13,64%. Năm 2014 so với năm 2013, số lượng nhà phân phối tăng 23,53%, số lượng siêu thị tăng 12%. Trung bình qua 3 năm số lượng nhà phân phối tăng 16,61%, số lượng siêu thị tăng lên 12,82%, đây là điều rất tốt đối với Công ty vì thị trường siêu thị là thị trường quảng bá sản phẩm tốt và rất có hiệu quả. Hơn nữa số lượng nhà phân phối tăng lên cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng, ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Công ty hơn. Tuy nhiên lượng khách lẻ của Công ty đã ít nay còn giảm do địa điểm đặt Công ty không thuận tiện cho việc khách lẻ mua hàng nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty rộng khắp cả nước, tập trung chính ở 6 vùng:
+ Vùng 1: Vùng Đông Bắc bao gồm các địa bàn: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn.
+ Vùng 2: Vùng Tây Bắc bao gồm các địa bàn: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu,Điện Biên, Tuyên Quang, Hoà Bình.
+ Vùng 3 : Vùng Hà Nội
+ Vùng 5: Hưng Yên - Quảng Ninh bao gồm các địa bàn: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh
+ Vùng 6: Hà Nam - Nghệ An bao gồm: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Vùng 7: Vũng nhãn dòng Doremon.
Bảng 4.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trường Thị trường 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) DT (tr.đ) Tỷ trọng (%) DT (tr.đ) Tỷ trọng (%) DT (tr.đ) Tỷ trọng (%) Bình quân Vùng 1 5,341 20,82 6,925 20,09 7,731 20,30 129,66 111,64 120,31 Vùng 2 3,214 12,53 4,842 14,05 5,302 13,92 150,65 109,50 128,44 Vùng 3 6,846 26,69 8,303 24,09 9,242 24,27 121,28 111,31 116,19 Vùng 5 4,219 16,45 5,573 16,17 5,863 15,39 132,09 105,20 117,88 Vùng 6 4,853 18,92 5,892 17,09 6,491 17,04 121,41 110,17 115,65 vùng 7 1,176 4,58 2,936 8,25 3,456 9,07 249,66 117,71 171,43 Tổng 25,649 100 34,471 100 38,085 100 - - - Nguồn: Phòng Bán hàng.
Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở thị trường vùng 7 của Công ty ở mức cao nhất 71,43%, thấp nhất là vùng 6 với mức tăng là 15,65%. Tốc độ tăng trưởng từng năm
cũng gần giống với tốc độ tăng trưởng trung bình, tuy nhiên mức tăng hoàn toàn khác nhau. Năm 2013 so với năm 2012, vùng 7 có mức tăng cao nhất là 149,66%, thấp nhất là vùng 3 với mức tăng là 21,28%. Năm 2014 so với năm 2013, vùng 7 vẫn là vùng có mức tăng cao nhất song mức tăng giảm xuống còn 17,71%, vùng thấp nhất là vùng 5 với mức tăng là 5,2%. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu của các vùng lại khác hoàn toàn so với tốc độ tăng trưởng. Năm 2012, vùng 3 là vùng có tỷ trọng doanh thu cao nhất, 26,69% tổng doanh thu của tất cả các vùng, đứng thứ 2 là vùng 1 với 20,82%, vùng 7 là vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất song lại là vùng có tỷ trọng thấp nhất 4,58%. Năm 2013, đứng đầu trong tỷ trọng doanh thu các vùng vẫn là vùng 3 với 24,09%, xếp thứ 2 vẫn là vùng 1 với 20,09%, thấp nhất vẫn là vùng 7 với 8,25%. Sang năm 2014 thứ hạng các vùng vẫn không có gì thay đổi. Nhìn vào bảng trên ta thấy, vùng 3 và vùng 1 có thể coi là những thị trường quan trọng của Công ty, tỷ trọng doanh thu 3 năm liền của các vùng này đều đạt trên 20%. Tuy nhiên nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng thì những vùng này có tốc độ phát triển trung bình và thấp, có dấu hiệu phát triển chững lại, điều này không tốt đối với sự phát triển của Công ty.
Tuy nhiên một số sản phẩm chủ yếu của Công ty lại phân bố không đều