Đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO (Trang 73)

- Đánh giá kết và hiệu quả số lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2012-2014).

+ Lợi ích của Công ty mang lại cho Nhà nước:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Hàng năm Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO đóng góp khoảng 7 tỷ đồng vào nguồn thuế của nhà nước. Số tiền đó chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty phải đóng hàng năm. Vì vậy khi Công ty càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm, đồng nghĩa với việc doanh thu của Công ty ngày càng tăng lên, khi đó tiền thuế mà Công ty phải đóng cho Nhà nước cũng tăng lên. Do vậy, khi Công ty bán được nhiều sản phẩm thì lợi ích của Nhà nước ngày càng tăng do lượng thuế mà Công ty phải đóng cho Nhà nước ngày càng nhiều.

+ Lợi ích của Công ty mang lại cho Tập đoàn:

Lượng vốn đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO là tương đối cao khoảng gần 25 tỷ đồng vào năm 2013,cao thứ 3 trong 8 Công ty thành viên được Công ty mẹ đầu tư vốn ( Nguyễn Thế Khương, 2014), do đó sự phát triển của Công ty ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát của Công ty mẹ. Hàng năm, Công ty đóng góp khoảng 2 tỷ đồng lợi nhuận cho Công ty mẹ. Sự phát triển của các Công ty con liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của Công ty mẹ.

Sự phát triển của Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO không những là sự đi lên của bản thân Công ty mà cùng với đó kéo theo sự phát triển của những Công ty khác trong Tập đoàn như Công ty Lợn giống Dabaco, Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco. Hàng năm Công ty tiêu thụ khoảng 30.000 tấn thịt gia súc, chiếm khoảng 28% tổng sản lượng của Công ty Lợn giống Dabaco, tiêu thụ khoảng 12.000 tấn thịt gia cầm, chiếm khoảng 11% tổng sản lượng của

Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco ( Nguyễn Thế Khương, 2014 ).

Từ đó cho thấy, sự phát triển của Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO là vô cùng quan trọng, nó không chỉ là sự tồn tại của riêng Công ty mà còn liên quan đến sự phát triển của các Công ty khác trong Tập đoàn nói chung cũng như sự phát triển của Tập đoàn nói riêng.

- Đánh giá kết và hiệu quả doanh thu mang lại cho Công ty từ những sản phẩm đã tiêu thụ được trong giai đoạn 2012-2014:

Bảng 4.8: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Chỉ tiêu Đvt 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%)Bình quân Doanh thu tr.đ 25.649 34.471 38.085 134,40 110,48 121,85

Chi phí tr.đ 14.702 18.502 19.862 122,79 107,35 114,81 Lợi nhuận tr.đ 8.292 10.896 11.287 131,40 103,59 116,67 Số lượng lao động Người 232 234 240 100,86 102,56 101,71 Các chỉ tiêu bình quân - - - - - - -

Bình quân

Doanh thu tr.đ/năm 110,56 147,31 158,69 133,24 107,73 119,81 Lợi nhuận tr.đ/năm 35,74 46,56 47,03 130,27 101,01 114,71 Bình

quân

Doanh thu - 1,74 1,68 1,61 96,55 95,83 96,19 Lợi nhuận - 0,56 0,59 0,57 105,36 96,61 100,89

+ Hiệu quả sử dụng lao động:

Doanh thu bình quân 1 lao động tạo ra qua các năm tăng trung bình gần 20%, tăng mạnh nhất là năm 2013 so với năm 2012 với mức tăng là 33,24%, tổng doanh thu bình quân một người lao động tạo ra năm 2013 là 147,31 triệu đồng/năm, trong khi năm 2012 là 110,56 triệu đồng/năm, năm 2014 là 158,69 triệu đồng/năm.

Đồng nghĩa với việc doanh thu bình quân một người lao động tạo ra trong 1 năm tăng lên thì lợi nhuận bình quân một người lao động tạo ra trong 1 năm cũng tăng lên. Năm 2012, trung bình 1 người lao động tạo ra 35,74 triệu đồng lợi nhuận cho Công ty, năm 2013 là 46,56 triệu đồng, năm 2014 là 47,03 triệu đồng. Với việc tạo ra lợi nhuận như vậy thì trung bình mức lợi nhuận hàng năm 1 người lao động tạo ra tăng lên khoảng 14,71%, năm 2013 so với năm 2012 tăng cao nhất với mức tăng là 30,27%.

+ Hiệu quả sử dụng vốn:

Nhìn vào bảng trên ta thấy, cũng một đồng chi phí bỏ ra song lợi nhuận thu lại qua các năm lại khác nhau. Năm 2012, 1 đồng chi phí bỏ ra thu lại được 0,56 đồng lợi nhuận, năm 2013 1đồng chi phí bỏ ra thu lại được 0,59 đồng lợi nhuận và năm 2014 là 0,56 đồng lợi nhuận. Năm 2013 mức lợi nhuận thu về tăng cao là do Công ty mới nâng cấp và đầu tư trang thiết bị mới, sang năm 2014 lúc này việc sử dụng các máy móc mới đã đi vào ổn định và phải chi trả một phần tiền mua mấy móc năm trước nên lợi nhuận thu về từ một đồng chi phí giảm xuống song vẫn cao hơn năm 2012. Từ đó cho thấy, việc làm ăn của Công ty mặc dù không tăng nhanh song vẫn làm ăn có lãi và xu hướng rất ổn định.

- Ý kiến đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm.

+ Về sản phẩm:

Bảng 4.9: Ý kiến của người tiêu dùng tại các đại lý, cửa hàng bán sản phẩm của Công ty

Phân loại Số lượng ( ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Giá sản phẩm 60 100 - Cao 18 30 - Trung bình 39 65 - Thấp 3 5 2. Chất lượng sản phẩm 60 100 - Tốt 37 62 - Trung bình 23 38 - Không tốt 0 0 3. Mẫu mã, chủng loại sản phẩm 60 100 - Đa dạng 9 15 - Trung bình 20 33 - Nghèo nàn 31 52

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015.

Bảng 4.9 cho thấy về giá sản phẩm của Công ty có 30% người tiêu dùng trả lời là giá còn cao, 65% người tiêu dùng trả lời là giá sản phẩm ở mức trung bình, có thể chấp nhận được và có 5% người tiêu dùng cho rằng giá sản phẩm của Công ty còn thấp. Trong khi đó có 62% người tiêu dùng trả lời là chất lượng sản phẩm ở mức tốt, 38% người tiêu dùng trả lời chất lượng sản phẩm ở mức trung bình và không có ai cho rằng sản phẩm của Công ty là kém chất lượng. Về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, có 15% người tiêu dùng trả lời rằng sản phẩm của Công ty rất đa dạng về mẫu mã cùng như chủng loại sản phẩm, 33% trả lời trung bình và 52% trả lời là nghèo nàn.

Như vậy, chất lượng sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng đánh giá cao, về giá cả cũng có thể coi là ở mức hợp lý, tuy nhiên về mẫu mã sản phẩm cũng như chủng loại thì không được đa dạng, có đến hơn nửa người tiêu dùng

được phỏng vấn cho rằng mẫu mã, chủng loại sản phẩm là nghèo nàn. + Về các hoạt động xúc tiến bán hàng:

Bảng 4.10: Ý kiến của các đại lý, cửa hàng bán sản phẩm của Công ty Phân loại Số lượng ( ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Tỷ lệ chiết khấu 35 100

Cao 0 0

Chấp nhận được 12 34

Thấp không đảm bảo kinh doanh có lãi 17 49

Thấp so với các Công ty khác 6 17

2. Chính sách đổi hàng lỗi, cận date 35 100

Công ty tạo điều kiện thuận lợi 14 40

Vệc đổi hàng diễn ra còn chậm 21 60

Công ty trả hàng không đủ số lượng 0 0

3. Chương trình khuyến mại 35 100

Nhiều khuyến mại với chiết khấu cao 6 17

Nhiều khuyến mại, chiết khấu thâp 24 69

Ít khuyến mại 5 14

4. Lưu chuyển hàng hoá 35 100

Nhanh chóng và thuận tiện 6 17

Bình thường 16 46

Chậm và nhiều thủ tục 13 37

5. Sự phối hợp của nhân viên thị trường 35 100

Chuyên nghiệp và chặt chẽ 19 54

Lỏng lẻo, chưa chuyên nghiệp 16 46

Không có sự phối hợp 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015.

Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thường xuyên đưa ra các chính sách nhằm kích thích mua hàng như chiết khấu, các chương trình khuyến mại hay tăng cường đội ngũ nhân viên kinh doanh, mục đích nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, theo đánh giá của những đại lý, cửa hàng đang bán sản phẩm của Công ty thì những chính sách đó chưa thật sự đúng ý muốn của họ. Có tới 66% người được phỏng vấn cho rằng tỷ lệ chiết khấu của Công ty còn ở mức thấp, 34% người trả lời ở mức trung bình,

không ai trả lời ở mức cao. Về các chương trình khuyến mại, chỉ có 17% người trả lời Công ty có nhiều khuyến mại với chiết khấu cao, 14% người trả lời có ít chương trình khuyến mại, có tới 69% người cho rằng mặc du Công ty đã có nhiều chương trình khuyến mại xong chiết khấu còn thấp. Về các chính sách đổi hàng lỗi, hàng cận date, có 40% người trả lời là Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình này, còn lại có 60% người cho rằng Công ty thực hiện việc đổi hàng lỗi, hàng cận date diễn ra còn chậm, không có ai cho rằng Công ty không trả đủ số lượng sản phẩm đổi. Việc vận chuyển hàng hoá của Công ty diễn ra chưa được nhanh, chỉ có 17% người trả lời rằng nhanh chóng và thuận tiện, 46% trả lời là bình thường, vẫn còn 37% người trả lời là quá trình vận chuyển diễn ra còn chậm. Về sự phối hợp của đội ngũ nhân viên kinh doanh với các đại lý, cửa hàng bán sản phẩm của Công ty, có 54% người trả lời rằng sự phối hợp của các nhân viên thị trường rất chặt chẽ và chuyên nghiệp, vẫn còn 46% người trả lời các nhân viên thị trường phối hợp rất lỏng lẻo và chưa chuyên nghiệp, không có ai trả lời là không có sự phối hợp của nhân viên thị trường.

Do đó ta thấy, mặc dù Công ty đã quan tâm rất nhiều đến khách hàng của mình cũng như các chính sách ưu đãi song vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng.

+ Một số tồn tại và hạn chế:

Bảng 4.11: Ý kiến của các đại lý, cửa hàng về những bất tiện khi tiếp cận sản phẩm của Công ty

Diễn giải Số lượng ( ý kiến) Tỷ lệ(%)

Sự thiết hiểu biết của nhân viên tư vấn bán

hàng 2 6

Số lượng các sản phẩm chưa đáp ứng kịp

yêu cầu 14 40

Thời gian chờ sản xuất lâu 11 31

Địa điểm mua hàng không thuận tiện 8 23

Tổng 35 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015.

Bảng 4.11 thể hiện một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Có tới 40% người được phỏng vấn cho rằng số lượng các sản phẩm chưa đáp ứng kịp yêu cầu của họ, 31% người trả lời là thời gian chờ sản xuất lâu, 23% người trả lời là địa điểm mua hàng không thuận tiện, 6% người trả lời là sự thiếu hiểu biết của nhân viên tư vấn bán hàng.

Như vậy, số lượng sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không kịp yêu cầu của khách hàng dẫn đến thời gian từ lúc người mua đặt hàng đến lúc người mua hàng nhận được hàng chưa được nhanh chóng, thêm vào đó Công ty chỉ có một cơ sở sản xuất chính đặt tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và một phòng giao dịch tại Hà Nội nên địa điểm mua hàng không được thuận tiện với các đại lý, cửa hàng ở xa 2 địa điểm này. Mặc dù Công ty có hệ thống xe chở hàng tới các nơi tiêu thụ nên các hoạt động mua bán chủ yếu hoạt động qua mạng song đôi khi hệ thống xe chở hàng của Công ty bị quá tải không đáp ứng kịp yêu cầu đặt hàng nhưng do địa điểm mua hàng như vậy nên nhiều đại lý muốn đến Công ty lấy hàng nhưng không thể.

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w