- Xây dựng hệ thống khảo, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống và thức ăn chăn nuôi lợn.
- Quy hoạch và tổ chức ngành chăn nuôi lợn theo hướng thị trường có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp, hiệp hội và người chăn nuôi nhằm chuyển giao giống, tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn.
- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, môi trường trong chăn nuôi lợn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tầm nhìn 2010 - 2020.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các văn bản quản lý môi trường (đánh giá ĐTM, quản lý bản cam kết BVMT, ... của các cơ sở chăn nuôi lợn).
- Hạn chế và dừng hoạt động của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm nặng.
- Đảm bảo khoảng cách chuồng trại và mật độ nuôi hợp lý, áp dụng các loại chuồng nuôi tiên tiến, mô hình chuồng kín.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
* Về tình hình phát triển của các trang trại Lợn trên địa bàn huyện huyện Phú Bình
-
Các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu
được hình thành theo 4 kiểu hệ thống: VAC, AC, VC và C. -
Số lượng Lợn nuôi bình quân trong các trang trại là từ 70-260 con/trang trại. Các trang trại nằm bên trong khu dân cư chiếm tỷ lệ cao với 76 %. Điều kiện chuồng trại của các trang trại là tương đối bảo đảm khi tỷ lệ chuồng nuôi kiên cố chiếm trên 90%.
- Diện tích đất của các trang trại cũng biến động lớn tùy theo các kiểu hệ
thống. Trong đó, hai hệ thống VAC và AC có diện tích lớn hơn cả với bình quân hơn 1ha/trang trại, tron g khi đó hệ thống VC chỉ có diện tích bình quân vào khoảng 1.000 m2, còn hệ thống C chỉ vào khoảng 500 m2. .
*Về tình hình xử lý chất thải tại các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Phú Bình
- Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn là khoảng 20 tấn chất thải rắn và 600 m3 nước thải/ngày.
-Hiện tại các trang trại nuôi Lợn của huyện Phú Bình áp dụng khá nhiều các biện pháp xử lý chất thải khác nhau trong đó phổ biến nhất là các biện pháp như: Biogas với 57,5%; bón cho cây là 25%; sử dụng làm thức ăn cho cá với 22,5%; thu gom phân để bán 12,5%, ủ compose là 5%. Tuy nhiên tỷ lệ chất thải không xử
lý mà thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn còn ở mức cao với 52,5% đây là nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường, ảnh hưởng tới người dân sinh sống quanh khu vực trang trại lợn trên địa bàn huyện Phú Bình
-
Chất lượng môi trường nước mặt của các trang trại Lợn là khá xấu. Trong đó, mức độ ô nhiễm nước ở các ao nuôi Cá trong mô hình VAC và AC nhẹ hơn nhiều so với mức độ ô nhiễm ở các ao, hồ, kênh, mương xung quanh hai hệ thống VC và C. Các chỉ tiêu COD vượt 1,44 lần, DO thấp hơn 2,88 lần, N tổng số vượt 4,31 lần, P tổng số vượt 9 lần
-Nước ngầm hầu hết các trang trại Lợn đều bị nhiễm bẩn nitơ vô cơ, trong đó nồng độ NH4
+đã vượt quá ngưỡng cho phép của QCVN09/BTNMT và QCVN01/BYT.
-
Mùi và tiếng ồn phát sinh từ các trang trại nuôi Lợn chỉ tác động trong phạm vi 100 m quanh trang trại nên chỉ các trang trại nằm trong khu dân cư
mới ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
5.2 Kiến nghị
Ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh về quy mô và số lượng. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi gia tăng kéo theo nhiều vấn đề môi trường, bùng phát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy muốn phát triển bền vững ngành chăn nuôi cần phải chú ý đến vấn đề môi trường và có các biện pháp kiểm soát từ chính cá nhân hộ chăn nuôi và các nhà quản lý.Vì vậy một số kiến nghị được nêu ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải tại trang trại:
- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho chăn nuôi bao gồm: cơ
chế chính sách ưu đãi về đất đai như khu chăn nuôi tập trung cho việc xây dựng khu chăn nuôi được mở rộng ra phía xa cánh đồng ngoài khu dân cư. Chính sách về đầu tư và tín dụng ưu đãi xây dựng mở rộng các đường giao thông vào các khu chăn nuôi để các phương tiện cơ giới có thể vào bên trong
để dễ dàng vận chuyển hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi và có chính sách ưu tiên cho các hộ thực hiện tốt công tác xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
- Cần tập trung tập huấn người chăn nuôi trong công tác quản lý môi trường, nâng cao ý thức và trình độ hiểu biết của người dân về môi trường chăn nuôi. Dùng các biện pháp truyền thông trong huyện để tuyên truyền kết hợp với khuyến khích các trang trại có ý thức.
- Đối với trang trại nghiên cứu cần xây dựng các hệ thống quản lý và xử
lý chất thải của trang theo tiêu chuẩn để phù hợp với yêu cầu thải của số
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Antoine Pouilieute, Bùi Bá Bổng, Cao Đức Phát: Báo cáo “Chăn nuôi Việt Nam và triển vọng 2010”; ấn phẩm của tổ chức PRISE của Pháp;
2. Báo mới (2011), Nhìn lại ngành chăn nuôi heo sau sự kiện tăng giá http://www.baomoi.com/Nhin-lai-nganh-chan-nuoi-heo-sau-su-kien-tang- gia/144/6623513.epi (14/09/2011);
3. Bùi Xuân An: Nguy cơ tác động đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, 2007;
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Xử lý chất thải chăn nuôi: Lựa chọn công nghệ
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=39&ID=115 530&Code=UVOC115530 (29/03/2012);
5. Nguyễn Thị Hoa Lý: Một số vấn đề liên quan đến việc xử lý nước thải chăn nuôi, lò mổ, Tạp chí khoa học nông nghiệp, năm 2005, số 5;
6. Nguyễn Khoa Lý, Ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi thú y và giải pháp khắc phục, Cục Thú y, 2007;
7. Viện chăn nuôi: Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường trại chăn nuôi lợn, 2006;
8. Viện chăn nuôi: Báo cáo hiện trạng môi trường chăn nuôi ở một số tỉnh,