- Hầu hết các trang trại đều nuôilợn thịttrên nền chuồng : nền lát bê tông hoặc lát gạch, còn lợn lái được nuôi trong cũi sắt.
Bảng 4.8. Mô hình chăn nuôi lợn đang áp dụng tại một số trang trại
Mô hình Số hộ Tỷ lệ (%)
Vườn-Ao-Chuồng (VAC) 8 20
Ao-Chuồng (AC) 5 12.5
Vườn-Chuồng (VC) 17 42.5
Chuồng (C) 10 25
Tổng 40 100
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ, 2014) Bảng 4.8 cho thấy, các trang trại ứng dụng mô hình chăn nuôi khép kín vườn - ao - chuồng còn rất ít, chiếm tỷ lệ 20%. Có 12,5 % các trang trại được hỏi chăn nuôi theo mô hình ao - chuồng, 42,5% số hộ áp dụng theo mô hình vườn - chuồng, nhằm sử dụng một phần chất thải chăn nuôi. Đây là loại mô hình nửa khép kín khá phổ biến tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
4.2.3 Tình hình sử dụng thức ăn và nước uống, nước rửa chuồng trại
-Tình hình sử dụng thức ăn
Do các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, từ vài chục tới vài trăm con nên thường sử dụng loại thức ăn hỗn hợp chiếm 88,33%. Đây là loại thức ăn không gây phát sinh thức ăn thừa như việc sử dụng các phế phẩm nông nghiệp.
Bảng 4.9. Loại thức ăn được sử dụng tại một số trang trại
Loại thức ăn Số hộ Tỷ lệ (%)
Hỗn hợp ăn thẳng 33 88,33 Thức ăn tận dụng ủ men 1 1,67 Kết hợp cả hai loại thức ăn 6 10
Tổng 40 100
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ, 2014)
Tuy nhiên, còn một số hộ chăn nuôi lợn thịt và 2 - 3 con lợn nái thì họ
thường cho ăn kết hợp cả hai loại thức ăn để tiết kiệm chi phí chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay, giá lợn thịt rẻ và giá thức ăn lại cao. Có 1 hộ Dương Văn
Tâm ở xã Nhã Lộng là sử dụng nguồn thức ăn tận dụng ủ men, mang lại hiệu quả chăn nuôi khá cao.
-Khối lượng nước để vệ sinh chuồng trại
Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh bùng phát trên quy mô rộng ngày càng tăng, dịch bệnh có nhiều nguyên nhân và từ nhiều nguồn khác nhau: do virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Vì vậy để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh trên, vệ sinh môi trường chuồng nuôi là vấn đề cấp thiết với tất cả
các trang trại chăn nuôi hiện nay.
Bảng 4.10. Khối lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng trại
Lượng nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%)
Dưới 1 m3 25 62,5
Từ 1 đến 1,5 m3 10 25 Từ 1,5 đến 2 m3 5 12,5
Tổng 40 100
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ, 2014)
Nguồn nước dùng để uống và vệ sinh chuồng trại được lấy từ hai nguồn chính là : nước giếng khoan với 29/40 hộ, còn lại một số trang trại sử dụng nước giếng khơi. Với các trang trại có quy mô nhỏ thường sử dụng dưới 1 m3
/ ngày, chiếm 62,5 % tổng số các trang trại, các hộ có quy mô trên 100 - 400 con thường dùng hết khoảng 1 đến 1,5 m3, chiếm 25,%. Việc sử dụng nước để
vệ sinh còn phụ thuộc theo mùa và thời tiết. Trung bình, một ngày các trang trại thường rửa dọn chuồng 1 -2 lần.
4.3. Đánh giá chất lượng nước thải và thực trạng xử lý chất thải, nước thải tại các khu chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên tại các khu chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Đánh giá chất lượng nước thải tại một số trang trại
Theo kết quả phân tích của viện khoa học sự sống – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tháng 10 năm 2013:
Trang trại bà Nguyễn Thị Phượng, xóm Na Chặng, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình có quy mô chăn nuôi gần 100 đầu lợn, gồm cả lợn nái và lợn thịt trong hai dãy chuồng, có một nhân công chăm sóc. Khoảng cách từ khu nhà ở
tới khu vực chăn nuôi khoảng 10 đến 20 m. Trang trại chăn nuôi theo mô hình vườn chuồng. Có hệ thống xử lý nước thải bao gồm hai bể biogas với dung tích 30 khối một bể. Tất cả lượng chất thải rắn và nước thải đều được thu gom vào bể biogas, tận thu nguồn chất đốt, phần chất thải sau xử lý được trang trại sử dụng để bón cho cây trồng trong vườn như : chuối, vải, na…lượng nước thải sau biogas được đưa xuống ao lắng và thải ra ngoài mương tưới tiêu cho lúa. Vì hàm lượng chất ô nhiễm chưa được xử lý triệt để nên qua điều tra thực tế, gây lốp lúa ở khu vực xung quanh.
Nước thải phân tích được lấy tại ao lắng của trang trại.
Bảng 4 .11. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại bà Nguyễn Thị Phượng Chỉ tiêu Mẫu phân tích QCVN 24:2009/ BTNMT So sánh pH 7,91 5,5 - 9 BOD5 (mg/l) 50 COD (mg/l) 144,32 100 Vượt 1,44 lần DO (mg/l) 2,78 8 Thấp hơn 2,88 lần N tổng số (mg/l) 129,21 30 Vượt 4,31 lần P tổng số (mg/l) 54 6 Vượt 9 lần Coliform (MPN/100ml) 890 5000 TCCP
(Nguồn :Nguyễn Thị Phượng,Đại học Khoa Học Thái Nguyên, 2013)
Hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, COD, N tổng số, P tổng số đều cao hơn quy chuẩn Việt Nam 24:2009/BTNMT nhiều lần. Cụ thể:
- BOD vượt quy chuẩn
- DO thấp hơn quy chuẩn 2,88 lần - N tổng số vượt quy chuẩn 4,31 lần - P tổng số vượt quy chuẩn 9 lần
- Giá trị coliform nằm trong quy chuẩn cho phép.
Trang trại ông Vũ Thạch Tứ, xóm La Đuốc, xã Tân Kim, huyện Phú Bình là một trong những chủ trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn và lâu năm nhất trong huyện. Hiện trang trại của ông được chia thành hai khu, một khu lợn nái, một khu lợn thịt, trung bình mỗi lứa có khoảng 200 đầu lợn. Trang trại chăn nuôi theo mô hình vườn chuồng. Khoảng cách từ nhà ở tới khu chăn nuôi dưới 10m, nguồn nước giếng khoan được sử dụng để cung cấp cho chăn nuôi. Hiện tại, hệ thống xử
lý của trang trại bao gồm hai bể biogas với dung tích 60 khối một bể, một bể lắng và một ao có chứa thực vật thủy sinh như: rau muốn, bèo tây…lượng phân và nước thải được thu gom vào bể nhằm tận thu nguồn chất đốt. Chất thải sau xử lý
được thu gom và làm phân bón cho các loại cây trồng, cây cảnh trong vườn, nước thải dùng để tưới cây. Một phần không sử dụng hết, qua bể lắng vào ao có thực vật thủy sinh rồi được thải ra môi trường.
Mẫu nước thải được lấy tại ao chứa thực vật thủy sinh của trang trại.
Bảng 4.12. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại ông Vũ Thạch Tứ
Chỉ tiêu Mẫu phân tích QCVN 24:2009/ BTNMT So sánh pH 7,20 5,5 - 9 BOD5 (mg/l) 50 COD (mg/l) 40,72 100 QCCP DO (mg/l) 3,65 8 QCCP N tổng số (mg/l) 7,8 30 QCCP P tổng số (mg/l) 5,60 6 QCCP Coliform (MPN/100ml) 150 5000 QCCP
Qua bảng kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, COD, N tổng số, P tổng số đều nằm trong quy chuẩn cho phép của QCVN 24:2009/BTNMT.
Việc áp dụng mô hình xử lý như trên là rất hiếm thấy, nước thải được xử lý qua nhiều công đoạn nên hàm lượng các chất ô nhiễm giảm đi rất nhiều,
đạt mức quy định khi thải bỏ vào môi trường, tránh tình trnagj ô nhiễm môi trường đang bức xúc như hiện nay.
4.3.2. Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống
Biogas là phương pháp xử lý kỵ khí khá đơn giản, thấy ở hầu hết các cơ
sở chăn nuôi quy mô trang trại, kể cả quy mô hộ gia đình. Ưu điểm của bể
biogas là có thể sản xuất được nguồn năng lượng khí sinh học để thay thế được một phần các nguồn năng lượng khác.
Trong bể biogas các chất hữu cơ được phân hủy một phần, do đó sau biogas nước thải có hàm lượng chất hữu cơ thấp và ít mùi hơn. Bùn cặn trong bể biogas có thể sử dụng để cải tạo đất nông nghiệp. Cùng với việc có nguồn năng lượng mới sử dụng, còn góp phần giảm thiểu hiện tượng chặt phá rừng và bảo vệ môi trường. Khí biogas là một nguồn năng lượng có triển vọng trong tương lai đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Hiệu quả tích cực về môi trường của hầm biogas như đã nói ở trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các hệ thống khí sinh học chưa phải là hệ
thống xử lý sau cùng đểđảm bảo đủđiều kiện xả thải an toàn vào môi trường. Trên thực tế, công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần có các biện pháp hỗ trợ, xử
lý sau biogas. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ này cũng chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm chứ chưa xử lý được triệt để các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép. Chi phí đầu tư và vận hành để xử lý triệt để các chất gây ô
nhiễm rất tốn kém; các biện pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để
xây dựng các ao hồ sinh học, vườn cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới… nên việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ảnh hưởng nhiều
đến lợi nhuận kinh doanh của trang trại. Bởi vậy, hầu hết các chủ trang trại
đều trốn tránh đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Trong khi đó, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức ở tất cả các cấp, ngành. Lâu nay, trong các quy hoạch phát triển chăn nuôi của các địa phương hầu như
mới quan tâm đến các chỉ tiêu, giải pháp kinh tế mà chưa có các quy định, giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể, chưa có quy hoạch và tiêu chí quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ trang trại còn hạn chế…
Bảng 4.13. Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Nước thải được xử lý Xử lý bằng biogas 26 65 Xử lý bằng ao lắng 2 5 Ý kiến khác 10 25
Nước thải không được xử lý Đổ vào hố thu gom 2 5
Tổng 40 100
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ, 2014)
Với quy mô chăn nuôi lợn tương đối lớn, các trang trại đều đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, với 26/40 hộ xây dựng hầm Biogas chiếm 65%, 10 trang trại kết hợp nhiều phương pháp như vừa xử lý qua biogas, sau
đó tới bể lắng hoặc ao thực vật thủy sinh rồi mới thải bỏ ra môi trường, chiếm 25 %. Một số ít cho nước thải qua ao lắng rồi thải ra ao, hoặc sông, suối gần nhà, chiếm tỷ lệ nhỏ (5%).
4.3.3 Phương pháp xử lý chất thải rắn tại một số trang trại
Bảng 4.14. Phương pháp xử lý chất thải rắn tại một số trang trại
Phương pháp Số hộ Tỷ lệ (%)
Sử dụng cho Biogas 23 57,5
Ủ phân 1 2,5
Thu gom phân 5 12,5
Kết hợp các phương pháp 11 27,5
Tổng 40 100
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ, 2014)
Chất thải rắn tại các trang trại bao gồm phân và chất độn chuồng, vì hầu hết đều sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nên không có hoặc có ít các loại thức ăn thừa. Với 23/40 hộ chiếm 57,5% đều sử dụng nguồn chất thải này hoàn toàn cho bể Biogas nhằm tận thu nguồn khí đốt, thì có 27,5% các trang trại kết hợp xử lý bằng nhiều phương pháp, vừa thu được chất đốt cho
đun nấu, vừa có lượng phân bón cho cây trồng. Còn lại 5/40 hộ chiếm 12,5%, có dung tích bể biogas nhỏ nên ngoài lượng phân cho xuống bể thì tiến hành thu gom một phần để bán cho các hộ chăn nuôi thủy sản, dùng làm thức ăn cho cá. Một trang trại xử lý nguồn chất thải rắn này theo phương pháp ủ phân
để lấy nguồn phân bón cho lúa và cây ăn quả.
4.3.4 Các hình thức xử lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn huyện
Việc chăn nuôi với quy mô lớn làm phát sinh một khối lượng nước thải lớn bao gồm : Nước rửa chuồng trại, nước tiểu, nước để tắm cho gia súc…Nước thải chăn nuôi lợn tại các trang trại chủ yếu được xử lý bằng hầm phân hủy yếm khí (hầm biogas), sau quá trình này các thành phần gây ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức rất cao. Việc tiếp tục xử lý nước thải sau biogas trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết và cần phải xử lý đồng thời nhiều tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt là chất hữa cơ, nitơ và phốt pho. Tuy
tưới cây 30% xử lý sơ bộ, thải ra môi trường 52.5% bi ogas 5% 12.5%
vây, không phải trang trại nào cũng xây dựng được hệ thống xử lý theo đúng quy trình nhằm xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
Hình 4.2. Mục đích sử dụng nước thải trong quá trình chăn nuôi lợn
Qua hình 4.2, đa số các trang trại (21/40) chỉ xử lý được sơ bộ và thải ra môi trường trong khi hàm lượng các chất ô nhiễm còn cao, chiếm 52,5%. Có 12/40 trang trại xử dụng nguồn nước thải với nồng độ chất N, P cao này
để tưới cây, chiếm 30%. 5/40 trang trại xây dựng một bể chứa bên ngoài trang trại và có ống dẫn nước thải ra bể đó để cho người dân trong thôn lấy nước đó sử dụng vào các mục đích khác nhau, chiếm 12,5%. Chỉ có 5% số trang trại tuần hoàn xử lý để quay lại bể biogas.
Phân tươi do lợn bài tiết ra có hàm lượng nước quãng 60 - 80% tuỳ
theo khẩu phần ăn vào và lượng nước uống được. Theo lý thuyết, dạng phân này dễ ủ thành phân chuồng cùng với một số nguồn carbon. Nếu phân chuồng
được xử lý ở dạng “đặc”, sẽ có rất ít chất nước thải ra cần xử lý. Với cách này, có thể tái chế phân chuồng để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, với sự thâm canh hoá của chăn nuôi lợn, các trang trại đều chăn nuôi dạng "công nghiệp" dùng nước để dội phân, tạo nên dạng phân nước nhão sền sệt với một lượng nước quãng 30 - 40 lít cho một đàn lợn ổn định (Standing pig population -
SPP). Một cách điển hình, phân nhão có chứa quãng 5.000mg/l Biochemical Oxygen Demand (BOD).
Theo QCVN 24:2009/BTNMT, lượng BOD tối đa được phép chảy vào các mạch nước phải dưới 100 mg/l (cụ thể là 50 hoặc 30 mg/l). Như vậy, phân nhão hoặc nước thải của lợn có chứa rất nhiều chất hữu cơ, cần phải làm giảm lượng BOD trong đó.
Hình 4.3. Mục đích sử dụng chất thải sau xử lý trong chăn nuôi lợn
Từ hình 4.3 cho ta thấy, có tới 42,5% số trang trại không sử dụng chất thải sau xử lý vào mục đích nào, đây là một nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường cần phải khác phục. Một số trang trại chăn nuôi theo mô hình ao - chuồng hoặc vườn -chuồng thì có thể tân dụng lượng chất thải này nhằm làm phân bón hoặc nguồn thức ăn cho cá chiếm 25% và 22,5%. Còn lại 10% số trang trại thu gom lại là bán cho các hộ có nhu cầu sử dụng.
4.4 Đánh giá các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường chăn
nuôi lợn trên địa bàn và ảnh hưởng từ chất thải đến sức khỏe người dân
4.4.1. Đánh giá các yếu tố xã hội
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi
trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun. Vì vậy, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và