Bảng 4.14. Phương pháp xử lý chất thải rắn tại một số trang trại
Phương pháp Số hộ Tỷ lệ (%)
Sử dụng cho Biogas 23 57,5
Ủ phân 1 2,5
Thu gom phân 5 12,5
Kết hợp các phương pháp 11 27,5
Tổng 40 100
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ, 2014)
Chất thải rắn tại các trang trại bao gồm phân và chất độn chuồng, vì hầu hết đều sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nên không có hoặc có ít các loại thức ăn thừa. Với 23/40 hộ chiếm 57,5% đều sử dụng nguồn chất thải này hoàn toàn cho bể Biogas nhằm tận thu nguồn khí đốt, thì có 27,5% các trang trại kết hợp xử lý bằng nhiều phương pháp, vừa thu được chất đốt cho
đun nấu, vừa có lượng phân bón cho cây trồng. Còn lại 5/40 hộ chiếm 12,5%, có dung tích bể biogas nhỏ nên ngoài lượng phân cho xuống bể thì tiến hành thu gom một phần để bán cho các hộ chăn nuôi thủy sản, dùng làm thức ăn cho cá. Một trang trại xử lý nguồn chất thải rắn này theo phương pháp ủ phân
để lấy nguồn phân bón cho lúa và cây ăn quả.
4.3.4 Các hình thức xử lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn huyện
Việc chăn nuôi với quy mô lớn làm phát sinh một khối lượng nước thải lớn bao gồm : Nước rửa chuồng trại, nước tiểu, nước để tắm cho gia súc…Nước thải chăn nuôi lợn tại các trang trại chủ yếu được xử lý bằng hầm phân hủy yếm khí (hầm biogas), sau quá trình này các thành phần gây ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức rất cao. Việc tiếp tục xử lý nước thải sau biogas trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết và cần phải xử lý đồng thời nhiều tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt là chất hữa cơ, nitơ và phốt pho. Tuy
tưới cây 30% xử lý sơ bộ, thải ra môi trường 52.5% bi ogas 5% 12.5%
vây, không phải trang trại nào cũng xây dựng được hệ thống xử lý theo đúng quy trình nhằm xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
Hình 4.2. Mục đích sử dụng nước thải trong quá trình chăn nuôi lợn
Qua hình 4.2, đa số các trang trại (21/40) chỉ xử lý được sơ bộ và thải ra môi trường trong khi hàm lượng các chất ô nhiễm còn cao, chiếm 52,5%. Có 12/40 trang trại xử dụng nguồn nước thải với nồng độ chất N, P cao này
để tưới cây, chiếm 30%. 5/40 trang trại xây dựng một bể chứa bên ngoài trang trại và có ống dẫn nước thải ra bể đó để cho người dân trong thôn lấy nước đó sử dụng vào các mục đích khác nhau, chiếm 12,5%. Chỉ có 5% số trang trại tuần hoàn xử lý để quay lại bể biogas.
Phân tươi do lợn bài tiết ra có hàm lượng nước quãng 60 - 80% tuỳ
theo khẩu phần ăn vào và lượng nước uống được. Theo lý thuyết, dạng phân này dễ ủ thành phân chuồng cùng với một số nguồn carbon. Nếu phân chuồng
được xử lý ở dạng “đặc”, sẽ có rất ít chất nước thải ra cần xử lý. Với cách này, có thể tái chế phân chuồng để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, với sự thâm canh hoá của chăn nuôi lợn, các trang trại đều chăn nuôi dạng "công nghiệp" dùng nước để dội phân, tạo nên dạng phân nước nhão sền sệt với một lượng nước quãng 30 - 40 lít cho một đàn lợn ổn định (Standing pig population -
SPP). Một cách điển hình, phân nhão có chứa quãng 5.000mg/l Biochemical Oxygen Demand (BOD).
Theo QCVN 24:2009/BTNMT, lượng BOD tối đa được phép chảy vào các mạch nước phải dưới 100 mg/l (cụ thể là 50 hoặc 30 mg/l). Như vậy, phân nhão hoặc nước thải của lợn có chứa rất nhiều chất hữu cơ, cần phải làm giảm lượng BOD trong đó.
Hình 4.3. Mục đích sử dụng chất thải sau xử lý trong chăn nuôi lợn
Từ hình 4.3 cho ta thấy, có tới 42,5% số trang trại không sử dụng chất thải sau xử lý vào mục đích nào, đây là một nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường cần phải khác phục. Một số trang trại chăn nuôi theo mô hình ao - chuồng hoặc vườn -chuồng thì có thể tân dụng lượng chất thải này nhằm làm phân bón hoặc nguồn thức ăn cho cá chiếm 25% và 22,5%. Còn lại 10% số trang trại thu gom lại là bán cho các hộ có nhu cầu sử dụng.
4.4 Đánh giá các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường chăn
nuôi lợn trên địa bàn và ảnh hưởng từ chất thải đến sức khỏe người dân
4.4.1. Đánh giá các yếu tố xã hội
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi
trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun. Vì vậy, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Qua kết quả điều tra các trang trại thông qua một số câu hỏi mở cho thấy tất cả các chủ trang trại đều có những hiểu biết sơ bộ về tình trang ô nhiễm môi trường thông qua việc tìm hiểu trên ti vi, qua báo, tạp chí và các lớp tập huấn; câu trả lời như: Ô nhiễm môi trường là việc thải quá nhiều rác thải, túi nilon, chất thải rắn, lỏng chưa qua xử vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, đất, gây mùi khó chịu...Môi trường bị ô nhiễm sẽ nhận biết bằng cách thấy nước đổi màu, có mùi hôi, có váng, xuất hiện nhiều rong, rêu, tảo..., các loại động vật dưới nước bị chết khi nguồn nước ô nhiễm được người dân trả lời nhiều nhất.
Tất cả các trang trại được hỏi đều nhận thức được mức độ nguy hiểm khi không xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải bỏ ra môi trường như: Gây mùi hôi thối, thu hút các loại côn trùng gây bệnh, có thể lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Lượng chất thải này gây ô nhiễm môi trường đất, nước, làm cho các loài động vật và thực vật thủy sinh bị mất môi trường sống. Ngoài ra, chất thải không được xử lý gây ảnh hưởng tới hoa màu như làm cho lúa bị lốp, đổ, mất mùa...
Bảng 4.15. Nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn
Mức độ Số hộ Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 4 6,67
Cần thiết 36 93,33
Không cần thiết 0 0
Tổng 40 100
Qua bảng trên ta thấy, các hộ chăn nuôi lợn đã có nhận thức về vấn đề
xử lý chất thải chăn nuôi lợn, chỉ có 4 hộ được phỏng vấn đã nhận thức đúng
đắn về tình trạng cấp bách của ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, chiếm 6,67%. Còn lại 93,33% các hộ nhận thấy cũng cần thiết phải xử lý chất thải nhưng đó là vấn đề của tương lai, còn hiện tại chưa có ảnh hưởng do quy mô chăn nuôi chưa phải là quá lớn.
4.4.2. Ảnh hưởng từ các trang trại lợn đến sức khỏe người dân. - Ảnh hưởng của mùi và tiếng ồn từ các trang trại lợn
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của mùi từ các trang trại lợn trên địa bàn huyện Phú Bình Mức độ mùi Khoảng cách 50 m 100 m 150 m số hộ % Số hộ % Số hộ % Không có mùi 5 25 6 30 0 100 Mùi nhẹ 11 55 12 60 0 0 Mùi khó chịu 3 15 2 10 0 0 Mùi nặng 1 5 0 0,00 0 0 Tổng 20 100,00 20 100,00 0 0
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của tiếng ồn từ các trang trại lợn huyện Phú Bình
Mức độ ồn Khoảng cách 50 m 100 m 150 m Số hộ % Số hộ % Số hộ % Không có 6 30 7 35 30 100 Hơi ồn 9 45 11 55 0 0 Ồn 3 15 2 10 0 0 Rất ồn 2 10 0 0,00 0 0 Tổng 20 100,00 20 100,00 0 0
- Ảnh hưởng từ chất thải chăn nuôi lợn đến sức khỏe người dân
Ngoài chịu ảnh hưởng từ mùi và tiếng ồn từ các trang trại phát ra thì người dân xung quanh trang trại đều cho rằng nguồn nước gia đình đang sử
dụng có vấn đề về mùi. Nhưng khi hỏi về tình trạng sức khỏe thì có tới trên 50% các hộ cho rằng sức khỏe bình thường. Điều này cho thấy nhận thức về
mức độ ô nhiễm từ các trang trại của người dân còn ở mức độ trung bình. Trong khi đó họ thường xuyên mắc phải các bệnh như ho,sốt, đau bụng, truyền nhiễm, ghẻ lở nhưng không thường xuyên đi khám thường xuyên nhờ
sự giúp đỡ của y tế. Cụ thể là có tới 18 hộ dân mắc chứng ho sốt chiếm 45% trên tổng số hộđiều tra. Có 11 hộ mắc chứng đau bụng chiếm 27,5% trên tổng số. Còn lại là bệnh truyền nhiễm và ghẻ lở..
Bảng 4.18. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm của người dân
Chứng bệnh Ho, sốt Truyền nhiễm Ghẻ lở Đau bụng Số hộ 40 hộ
( % )
45 17,5 10 27,5
(Nguồn : Kết quảđiều tra nông hộ năm 2014)
4.6 Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi lợn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
4.6.1. Biện pháp Luật chính sách
- Khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn tập trung, chăn nuôi trang trại, gia trại. Công nghiệp hóa chăn nuôi ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung.
- Khuyến khích sáng tạo, nhập khẩu ứng dụng hiệu quả các công nghệ
chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi lợn giảm thiểu ô nhiễm môi trường
-Tăng cường khuyến nông, tuyên truyền, tập huấn chăn nuôi trang trại lợn an toàn sinh học
- Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi lợn.
- Xử lý nghiêm đối với các hộ nuôi chưa có hoặc có công trình xử lý chất thải nhưng không đạt tiêu chuẩn; loại bỏ các phương pháp, công nghệ xử
lý chất thải gây ô nhiễm; đưa nhanh công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, có khả
năng tận dụng chất thải để sản xuất các sản phẩm phuc vụ sản xuất và đời sống ( phân hữu cơ vi sinh, biogas).
- Về xử lý chất thải và quản lý môi trường trong chăn nuô lợn, tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 để
ngăn chặn gia tăng ô nhiễm, từng bước hạn chế ô nhiễm môi trường như: Vị
trí xây dựng các trang trại chăn nuôi lợn phải đảm bảo theo quy định hiện hành và quy chế quản lý của vùng phát triển chăn nuôi, có tường rào ngăn cách trang trại với bên ngoài; các cơ sở chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường, không được xả chất thỉa, nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; thử nghiệm xử lý chất thỉa bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi…
4.6.2. Biện pháp công nghệ
- Khuyến khích hình thức đặt hàng và sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học nhất là khoa học ứng dụng để phát triển chăn nuôi lợn.
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với các vùng sinh thái của từng huyện, thị xã, nhằm khai thác phát huy các lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế của từng vùng.
- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải vật nuôi trong các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, quy mô chăn nuôi khác nhau.
4.6.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục
- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho người quản lý, người chăn nuôi lợn các kiến thức về môi trường, các biện pháp bảo vệ và các chính sách liên quan.
- Tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ về công nghệ môi trường trong chăn nuôi lợn và quản lý chăn nuôi bền vững.
- Xây dựng các mô hình chăn nuôi ”sạch” đạt hiệu quả kinh tế cao để từ đó nhân rộng các mô hình trên toàn tỉnh.
- Thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt.
- Sử dụng nhiều kênh thông tin tuyên truyền đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói, tờ rơi, áp phích, băng rôn, truyền thông chéo và truyền thông lồng ghép.
4.6.4. Biện pháp quản lý, quy hoạch
- Xây dựng hệ thống khảo, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống và thức ăn chăn nuôi lợn.
- Quy hoạch và tổ chức ngành chăn nuôi lợn theo hướng thị trường có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp, hiệp hội và người chăn nuôi nhằm chuyển giao giống, tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn.
- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi, môi trường trong chăn nuôi lợn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tầm nhìn 2010 - 2020.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các văn bản quản lý môi trường (đánh giá ĐTM, quản lý bản cam kết BVMT, ... của các cơ sở chăn nuôi lợn).
- Hạn chế và dừng hoạt động của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm nặng.
- Đảm bảo khoảng cách chuồng trại và mật độ nuôi hợp lý, áp dụng các loại chuồng nuôi tiên tiến, mô hình chuồng kín.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
* Về tình hình phát triển của các trang trại Lợn trên địa bàn huyện huyện Phú Bình
-
Các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu
được hình thành theo 4 kiểu hệ thống: VAC, AC, VC và C. -
Số lượng Lợn nuôi bình quân trong các trang trại là từ 70-260 con/trang trại. Các trang trại nằm bên trong khu dân cư chiếm tỷ lệ cao với 76 %. Điều kiện chuồng trại của các trang trại là tương đối bảo đảm khi tỷ lệ chuồng nuôi kiên cố chiếm trên 90%.
- Diện tích đất của các trang trại cũng biến động lớn tùy theo các kiểu hệ
thống. Trong đó, hai hệ thống VAC và AC có diện tích lớn hơn cả với bình quân hơn 1ha/trang trại, tron g khi đó hệ thống VC chỉ có diện tích bình quân vào khoảng 1.000 m2, còn hệ thống C chỉ vào khoảng 500 m2. .
*Về tình hình xử lý chất thải tại các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Phú Bình
- Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn là khoảng 20 tấn chất thải rắn và 600 m3 nước thải/ngày.
-Hiện tại các trang trại nuôi Lợn của huyện Phú Bình áp dụng khá nhiều các biện pháp xử lý chất thải khác nhau trong đó phổ biến nhất là các biện pháp như: Biogas với 57,5%; bón cho cây là 25%; sử dụng làm thức ăn cho cá với 22,5%; thu gom phân để bán 12,5%, ủ compose là 5%. Tuy nhiên tỷ lệ chất thải không xử
lý mà thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn còn ở mức cao với 52,5% đây là nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường, ảnh hưởng tới người dân sinh sống quanh khu vực trang trại lợn trên địa bàn huyện Phú Bình
-
Chất lượng môi trường nước mặt của các trang trại Lợn là khá xấu. Trong đó, mức độ ô nhiễm nước ở các ao nuôi Cá trong mô hình VAC và AC nhẹ hơn nhiều so với mức độ ô nhiễm ở các ao, hồ, kênh, mương xung quanh hai hệ thống VC và C. Các chỉ tiêu COD vượt 1,44 lần, DO thấp hơn 2,88 lần,