4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩđộ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độĐông.
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Bình
( Nguồn: Phòng TNMT huyện Phú Bình )
Phú Bình có diện tích tự nhiên 25.171,49 ha, chiếm 7.13% diện tích tự
nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung
tâm thủđô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm: 20 xã và 01 thị trấn có 7 xã được xếp vào diện miền núi, dân số của huyện năm 2013 là 139.231 người. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố
và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
* Địa hình
Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 loại cảnh quan chính:
- Loại cảnh quan địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố
chủ yếu ở phía Nam của huyện, thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã phía tây nam thuộc vùng nước kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 20 ÷ 30 m.
- Loại cảnh quan hình thái địa hình gò đồi và miền núi: Loại cảnh quan này chủ yếu phân bố ở phía Đông - Bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang
* Độ dốc
Độ dốc trung bình địa hình có 4 bậc độ dốc chính là: < 8 o, từ 8o - 15 o, từ 15 o - 25 o, và > 25 o
Bảng 4.1. Số liệu độ dốc trung bình địa hình huyện Phú Bình STT Chỉ tiêu phân cấp độ dốc Diện tích chiếm
đất (ha) Tỷ lệ (%) Toàn huyện Phú Bình 25171,49 100 1 Độ dốc trung bình địa hình dưới 8o 16.848,61 67,57 2 Độ dốc trung bình địa hình từ 8o - 15o 4.092,20 16,41 3 Độ dốc trung bình địa hình từ 15o - 25o 3.553,00 14,25 4 Độ dốc trung bình địa hình trên 25 o 442,30 1,77
* Địa mạo, địa chất
Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương... Theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc – Nam.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Khí hậu của huyện Phú Bình mang đặc tính của khí hậu miền núi trung du Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt hai mùa mưa, khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, mùa hè ( mùa mưa) có gió đông nam mang nhiều hơi nước nên độ ẩm cao, mùa đông ( mùa khô ) có gió mùa đông bắc độ ẩm thấp thời tiết hanh khô.
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm của huyện Phú Bình từ 23,1 - 24,20c, tháng nóng nhất là tháng 7, tháng lạnh nhất tháng 1.
- Chếđộ nắng
Tổng số giờ nắng trong năm là 1.282 giờ, tháng nắng nhất là tháng 7 có 178 giờ, tháng thấp nhất là tháng 01 có 33 giờ.
- Chếđộ mưa
Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 132,6 mm, cao nhất vào tháng 7 lượng mưa là 367,1 mm và thấp nhất vào tháng 11, lượng mưa là 2,1 mm.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81%, độ ẩm cao nhất vào tháng 4 là 86% và thấp nhất vào tháng 11 là 74%.
- Chếđộ gió
Gió mùa Đông Bắc xuất hiện khoảng 18 lần trong năm với tần xuất khá mạnh, phân bố tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo không khí lạnh, có những đợt rét đậm cục bộ từ 3 - 5 ngày vào khoảng tháng 12 hàng năm. Gió mùa Đông Nam xuất hiện khoảng 16 lần trong năm, tập trung vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thường mang theo không khí mát mẻ, độ ẩm lớn. Gió mùa Tây Nam xuất hiện khoảng 3 lần trong năm, tập trung vào cuối năm, tần xuất yếu, thường mang theo không khí hanh, khô.
* Thủy văn
- Hệ thống sông
Huyện Phú Bình có hai con sông chính chảy qua là sông Cầu và sông
Đào ( sông Máng).
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực rộng 6.030 km2 bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam.. Đây cũng là con sông có giá trị kinh tế lớn nhất trong khu vực. Sông Đào (sông Máng) nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu tổng dài khoảng 53km, được xây dựng từ năm 1936, chảy qua địa bàn huyện Phú Bình
- Hệ thống suối
Phú Bình có 3 dòng suối chính bắt nguồn từ phía Đông - Bắc của huyện chảy qua các xã Bàn đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, đổ ra sông Cầu.
- Hệ thống kênh mương
Phú Bình có 2 hệ thống kênh mương chính:
+ Hệ thống sông Đào nằm trong hệ thống thuỷ nông sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã nằm ở phía Đông - Nam của huyện.
+ Hệ thống kênh mương hồ Núi Cốc cung cấp nước tưới cho các xã phía Tây của huyện.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
a) Các loại đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tài nguyên đất của huyện Phú Bình có tổng diện tích tự nhiên là 25.171,49 ha. Chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353.101,67 ha). Bao gồm có 3 nhóm đất chính sau:
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
TT Loại Đất Diện Tích ( ha) Cơ Cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 25.171,49 100,00 I Đất đang sử dụng 25.094,31 99,69 1 Đất nông nghiệp 20.786,14 82,58 2 Đất phi nông nghiệp 4.308,17 17,12 II Đất chưa sử dụng 77,18 0,31
1 Đất bằng chưa sử dụng 31,32 0,12 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 45,86 0,19
(Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai huyện Phú Bình)[39] b) Thổ nhưỡng
Đất đai trên địa bàn huyện có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 4 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất cát, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng (Theo tài liệu thổ nhưỡng Thái Nguyên và huyện Phú Bình ):
* Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho huyện Phú Bình chủ yếu nước mặt của sông Cầu, sông Đào, các suối và hồđập. Trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của huyện.
Ngoài ra còn nước ngầm ở độ sâu trung bình từ 4 - 8m, một số khu vực
đồi núi từ 10 - 20m. Chất lượng chủ yếu là nước nhạt, môi trường trung tính, không độc hại, lưu lượng khá lớn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ( có thể dùng giếng đào hoặc giếng khoan, tuy nhiên ở một số nơi đã bị thẩm thấu ô nhiễm bởi nước mặt ).
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, huyện Phú Bình có 6.202,78 ha đất lâm nghiệp, toàn bộ diện tích là đất rừng sản xuất
* Tài nguyên khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản Phú Bình không có các mỏ khoáng sản kim loại mầu như các huyện khác trong tỉnh, Phú Bình có nguồn cát, sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu khá dồi dào phục vụ cho các hoạt động khai thác,
đáp ứng cho ngành xây dựng trong và ngoài huyện.
* Tài nguyên nhân văn
Là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, với 21 đơn vị hành chính ( 20 xã, 1 thị trấn ), dân số 139.231 người (năm 2013), gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Tập thể cán bộ và nhân dân trong huyện với truyền thống cách mạng kiên cường, lịch sử văn hoá lâu đời, với những con người giàu tài năng, yêu lao động, cần cù học tập, lao động và sáng tạo, hiền lành giản dị, thân thiện và mến khách, với các lễ hội mùa xuân..
4.1.1.5. Thực trạng môi trường * Môi trường đất
Hiện tượng suy giảm hệ động, thực vật, độ che phủ của rừng thấp dẫn
đến sói mòn, rửa trôi đất, do sử dụng phân bón hóa học, các loại hoá chất bảo vệ thực vật tùy tiện dẫn đến làm nghèo chất sinh dưởng của đất, ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái.
Nguồn nước mặt: Tại các sông, suối, ao, hồ trên địa bàn huyện đã có dấu hiệu ô nhiễm và đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở những khu đông dân cư có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực phát triển thương mại tập chung, trường học, bệnh viện, khu du lịch… Nguyên nhân ô nhiễm là chịu hậu quả
của nguồn nước sông Cầu và do tất cả các loại rác thải, vỏ bao chứa hoá chất bảo vệ thực vật, nước thải không qua sử lý hoặc đã qua xử lý nhưng chưa đủ
tiêu chuẩn đều thải ra sông, suối, đồng ruộng…
Nguồn nước ngầm: Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các giêng đào, giếng khoan đều có chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
* Môi trường không khí
Môi trường không khí của huyện Phú Bình tương đối sạch, các chỉ tiêu nồng độ bụi và các khí độc hại đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, bởi Phú Bình là huyện thuần nông. Các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được hình thành nhưng ỏ mức độ thấp và đang trong giai đoạn xây dựng chưa đưa vào sản xuất nên chưa chịu ảnh hưởng độc hại của các chất thải, nước thải, khói bụi và các hóa chất từ nhà máy gây ra.