Theo kết quả phân tích của viện khoa học sự sống – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tháng 10 năm 2013:
Trang trại bà Nguyễn Thị Phượng, xóm Na Chặng, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình có quy mô chăn nuôi gần 100 đầu lợn, gồm cả lợn nái và lợn thịt trong hai dãy chuồng, có một nhân công chăm sóc. Khoảng cách từ khu nhà ở
tới khu vực chăn nuôi khoảng 10 đến 20 m. Trang trại chăn nuôi theo mô hình vườn chuồng. Có hệ thống xử lý nước thải bao gồm hai bể biogas với dung tích 30 khối một bể. Tất cả lượng chất thải rắn và nước thải đều được thu gom vào bể biogas, tận thu nguồn chất đốt, phần chất thải sau xử lý được trang trại sử dụng để bón cho cây trồng trong vườn như : chuối, vải, na…lượng nước thải sau biogas được đưa xuống ao lắng và thải ra ngoài mương tưới tiêu cho lúa. Vì hàm lượng chất ô nhiễm chưa được xử lý triệt để nên qua điều tra thực tế, gây lốp lúa ở khu vực xung quanh.
Nước thải phân tích được lấy tại ao lắng của trang trại.
Bảng 4 .11. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại bà Nguyễn Thị Phượng Chỉ tiêu Mẫu phân tích QCVN 24:2009/ BTNMT So sánh pH 7,91 5,5 - 9 BOD5 (mg/l) 50 COD (mg/l) 144,32 100 Vượt 1,44 lần DO (mg/l) 2,78 8 Thấp hơn 2,88 lần N tổng số (mg/l) 129,21 30 Vượt 4,31 lần P tổng số (mg/l) 54 6 Vượt 9 lần Coliform (MPN/100ml) 890 5000 TCCP
(Nguồn :Nguyễn Thị Phượng,Đại học Khoa Học Thái Nguyên, 2013)
Hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, COD, N tổng số, P tổng số đều cao hơn quy chuẩn Việt Nam 24:2009/BTNMT nhiều lần. Cụ thể:
- BOD vượt quy chuẩn
- DO thấp hơn quy chuẩn 2,88 lần - N tổng số vượt quy chuẩn 4,31 lần - P tổng số vượt quy chuẩn 9 lần
- Giá trị coliform nằm trong quy chuẩn cho phép.
Trang trại ông Vũ Thạch Tứ, xóm La Đuốc, xã Tân Kim, huyện Phú Bình là một trong những chủ trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn và lâu năm nhất trong huyện. Hiện trang trại của ông được chia thành hai khu, một khu lợn nái, một khu lợn thịt, trung bình mỗi lứa có khoảng 200 đầu lợn. Trang trại chăn nuôi theo mô hình vườn chuồng. Khoảng cách từ nhà ở tới khu chăn nuôi dưới 10m, nguồn nước giếng khoan được sử dụng để cung cấp cho chăn nuôi. Hiện tại, hệ thống xử
lý của trang trại bao gồm hai bể biogas với dung tích 60 khối một bể, một bể lắng và một ao có chứa thực vật thủy sinh như: rau muốn, bèo tây…lượng phân và nước thải được thu gom vào bể nhằm tận thu nguồn chất đốt. Chất thải sau xử lý
được thu gom và làm phân bón cho các loại cây trồng, cây cảnh trong vườn, nước thải dùng để tưới cây. Một phần không sử dụng hết, qua bể lắng vào ao có thực vật thủy sinh rồi được thải ra môi trường.
Mẫu nước thải được lấy tại ao chứa thực vật thủy sinh của trang trại.
Bảng 4.12. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại ông Vũ Thạch Tứ
Chỉ tiêu Mẫu phân tích QCVN 24:2009/ BTNMT So sánh pH 7,20 5,5 - 9 BOD5 (mg/l) 50 COD (mg/l) 40,72 100 QCCP DO (mg/l) 3,65 8 QCCP N tổng số (mg/l) 7,8 30 QCCP P tổng số (mg/l) 5,60 6 QCCP Coliform (MPN/100ml) 150 5000 QCCP
Qua bảng kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm BOD, COD, N tổng số, P tổng số đều nằm trong quy chuẩn cho phép của QCVN 24:2009/BTNMT.
Việc áp dụng mô hình xử lý như trên là rất hiếm thấy, nước thải được xử lý qua nhiều công đoạn nên hàm lượng các chất ô nhiễm giảm đi rất nhiều,
đạt mức quy định khi thải bỏ vào môi trường, tránh tình trnagj ô nhiễm môi trường đang bức xúc như hiện nay.