Biện pháp Luật chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số phương pháp quản lý. (Trang 70)

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn tập trung, chăn nuôi trang trại, gia trại. Công nghiệp hóa chăn nuôi ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung.

- Khuyến khích sáng tạo, nhập khẩu ứng dụng hiệu quả các công nghệ

chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi lợn giảm thiểu ô nhiễm môi trường

-Tăng cường khuyến nông, tuyên truyền, tập huấn chăn nuôi trang trại lợn an toàn sinh học

- Đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi lợn.

- Xử lý nghiêm đối với các hộ nuôi chưa có hoặc có công trình xử lý chất thải nhưng không đạt tiêu chuẩn; loại bỏ các phương pháp, công nghệ xử

lý chất thải gây ô nhiễm; đưa nhanh công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, có khả

năng tận dụng chất thải để sản xuất các sản phẩm phuc vụ sản xuất và đời sống ( phân hữu cơ vi sinh, biogas).

- Về xử lý chất thải và quản lý môi trường trong chăn nuô lợn, tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 để

ngăn chặn gia tăng ô nhiễm, từng bước hạn chế ô nhiễm môi trường như: Vị

trí xây dựng các trang trại chăn nuôi lợn phải đảm bảo theo quy định hiện hành và quy chế quản lý của vùng phát triển chăn nuôi, có tường rào ngăn cách trang trại với bên ngoài; các cơ sở chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường, không được xả chất thỉa, nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; thử nghiệm xử lý chất thỉa bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số phương pháp quản lý. (Trang 70)