Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 32)

Xử lý số liệu bằng phần mềm Word, Excel. Các số liệu , các bảng, biểu đã thu thập được qua công tác điều tra nghiên cứu cần phải chọn lọc loại bỏ các yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế ởđịa phương để chuẩn bị cho công tác làm báo cáo.

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH 4.1.1. Điu kin t nhiên ca huyn Tràng Định 4.1.1.1. Vị trí địa lí Huyện Tràng Định nằm ở toạ độđịa lý 22°12'30'-22°18'30' vĩ Bắc và 106°27'30'-106°30' kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng

- Phía Đông-Đông Bắc giáp huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc - Phía Nam – Tây Nam giáp hai huyện Văn Lãng và Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.

Huyện Tràng Định có 53km đường biên giới với Trung Quốc với diện tích đất tự nhiên là 99.962,41ha

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Tràng Định bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ là các thung lũng ven sông suối và lân lũng núi đá vôi. Độ cao phổ biến là 200-500m so với mực nước biển. Trên địa bàn huyện còn có các đỉnh cao 820m, 636m, 675m tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình 25-300C.

4.1.1.3 Khí hậu

Huyện Tràng Định có đặc điểm khí hậu á nhiệt đới gió mùa vùng núi. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm 21,60C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 390C , tối thấp tuyệt đối 1,80C. Độẩm không khí bình quân năm là 82-84%.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình năm là 1.155-1.600 mm. Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ. Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2 đến 3 ngày. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm

như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên khí hậu Tràng Định cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng.

4.1.1.4 - Hệ thống sông suối

Tràng Định có hệ thống sông suối đa dạng trong đó có 3 hệ thống sông chính chi phối nguồn nước mặt của tỉnh, đó là: Sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang (sông Văn Mịch) và sông Bắc Khê.

Tràng Định còn có 7 con suối lớn và một mạng lưới khe rạch khá dày đặc, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng, phát triển các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.

Hệ thống các hồ nước: Trên địa bàn huyện có 19 hồ nước lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụđời sống nhân dân. Tại huyện Tràng Định trữ lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng chất lượng khá tốt, có một số điểm có thể khai thác nước để đóng chai làm nước uống với chất lượng cao ,hiện đã có những đánh giá cơ bản về chất lượng nguồn nước nguồn nước ngầm

4.1.1.5 Nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Huyện Tràng Định có tiềm năng về đất đai với tổng diện tích đất tự nhiên rộng 101.843,39 ha trong đó chiếm phần lớn chủ yếu là núi đá và đất đỏ bazan

* Tài nguyên khoáng sản

Tràng Định là huyện nghèo khoáng sản, chỉ có đá vôi và cát sông Kỳ Cùng và một số loai tài nguyên khác nhưng số lượng không đáng kể ngoài ra còn có một số khoáng sản khác chưa được tìm thấy và khai thác ( như mỏ Ăngtimon, vàng sa khoáng…). Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉđưa vào khai thác một sốđiểm vật liệu xây dựng như mỏđá, cát, sỏi…phân bổ dọc hai bờ sông

Hệ thống suối phân bổ khá dày trên địa bàn huyện và trên nhiều hồ chứa nước lớn, nhỏ. Nguồn nước đã góp phần quan trọng vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân

- Nước mặt: Lấy chủ yếu từ hệ thống sông phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt.

- Nước ngầm: Có hàng trăm giếng đào khai thác sử dụng giếng ngầm phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2013 huyện có đất rừng là 87.250,90ha trong đó đất rừng sản xuất là 71.766,92 ha, đất rừng phòng hộ 17.632,17 ha. Ngoài việc cung cấp gỗ, lâm sản còn giúp phần hết sức quan trọng vào điều tiết cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, tài nguyên rừng của huyện hiện nay không đáng kể, chủ yếu là rừng trồng, do quá trình khai thác không có kế hoạch trong nhiều năm trước và quá trình tái tạo lại rừng còn nhiều yếu kém nên tài nguyên rừng gần như cạn kiệt. Tuy nhiên tiềm năng về đất rừng còn khá lớn, cần được trồng nhiều hơn nữa trong những năm tới.

4.1.2. Điu kin kinh tế xã hi ca huyn Tràng Định

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Ngành nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Trồng trọt: Vụ xuân trong năm 2011 thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng, bên cạnh đó nhân dân chủđộng cơ giới vào sản xuất nên vụ xuân hoàn thành mục tiêu đạt ra:

Tổng diện tích gieo trồng 6.379,45 ha, đạt 100,77% kế hoạch, bằng 104,46% so với cùng kỳ năm 2010

Riêng diện tích trồng thạch đen chỉ đạt 826,5 ha, đạt 41,33% kế hoạch năm, bằng 58% so với cùng kỳ năm 2010,

Chăn nuôi: Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện đã xuất hiện dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn 20 xã, 45 thôn bản, 220 hộ, số gia súc mắc bệnh 886 con (837 con trâu, bò; 49 con lợn), làm chết 70 con trâu, bò 10 con lợn; Số gia súc đã khỏi triệu chứng 806 con (767 con trâu, bò,

39 con lợn). Bên cạnh đó do ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã làm 441 con trâu, bò chết rét ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gia súc.

Lâm nghiệp: Kinh tế nghề rừng ngày càng được mở rộng và phát triển. Dự án trồng rừng của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm đã trồng được 2.238,0 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 52.325 ha, nâng độ che phủ lên 63% năm 2010.

Thủy sản:

Là thị trấn miền núi của huyện, điều kiện đất đai khí hậu nơi đây không thích hợp cho ngành nuôi trồng thủy sản. Do đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản hiện có rất ít và chủ yếu là nuôi trồng tự phát trong dân.

* Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Xây dựng kết cấu hạ tầng

Được sự đầu tư của Trung ương và tỉnh nên các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn huyện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống nhân dân.

Tiểu thủ công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2011, các cơ sở chế biến, xay sát lương thực, đồ gỗ, sản xuất dụng cụ cầm tay, sửa chữa cơ khí v.v.. hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Thương mại, dịch vụ

Trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng hàng hoá trên địa bàn huyện phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên, không có các hiện tượng đầu cơ, tích trữ để nâng, ép giá với người tiêu dùng. Tình hình chấp hành pháp luật trong kinh doanh của các hộ, doanh nghiệp trên địa bàn đã có ý thức chấp hành tốt hơn về Đăng ký kinh doanh ngành nghề, địa điểm kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm huyện đã cấp đăng ký kinh doanh cho 59 hộ đăng ký mới, tổng vốn đăng ký 3.441 triệu đồng và cấp đăng ký kinh doanh thay đổi cho 57 hộ, tổng vốn đăng ký 6.066 triệu đồng, cấp được 105 giấy phép kinh doanh rượu, bia, thuốc lá.

Các cơ quan chức năng của huyện phối hợp tổ chức kiểm tra 4 đợt tại các chợ trên địa bàn huyện, kiểm tra 171 cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện 15 cơ sở sản xuất và kinh doanh vi phạm các quy định của nhà nước, xử phạt

hành chính 10,9 triệu đồng, tịch thu hàng hoá trị giá 71,01 triệu đồng. Qua kiểm tra xử lý hoạt động thương mại của huyện đi vào nề nếp hơn, các hiện tượng buôn bán hàng giả, hàng kém phẩm chất giảm hẳn.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

* Dân số của huyện Tràng Định là 59.050 người, trong đó: nữ là 29.818 người (chiếm 50,50%), dân số thành thị 4.532 người (chiếm 7,67%), dân sô nông thôn là 54.508 người.

Mật độ dân số 59 người/km2, thấp hơn mật độ chung của tỉnh. Sự phân bố dân cư tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện là điều kiện thuận lợi cho sựđầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội.

* Lao động: Nguồn nhân lực của Tràng Định khá dồi dào, năm 2010 tổng số lao động trong độ tuổi trong toàn huyện là 31.237 lao động, chiếm 52,9% tổng số nhân khẩu, trong đó có 28.707 lao động có việc làm. Trong đó lao động nông nghiệp 28.551 lao động, chiếm tới 91,40% tổng số lao động toàn huyện, trong đó có 26.238 lao động có việc làm.

* Dân tộc

Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông và một số dân tộc khác. Mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng, tạo nên nền văn hóa phong phú và đa dạng, các lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức thường xuyên hàng năm như: hội Lồng Tồng, Thồng Báo Slao, đó là những bản sắc văn hóa quý của huyện do vậy cần phải được phát huy và bảo vệ, có như vậy mới không mất được truyền thống văn hóa do ông cha ta để lại.

Bảng 4.1. Thành phần các dân tộc của huyện Tràng Định STT Dân Tộc Số lượng Tỷ lệ ( % ) Tổng dân số 61374 100,00 1 Nùng 33424 40,2 2 Tày 14975 45,6 3 Kinh 6149 5,9 4 Dao 4683 6,5 5 Mông 878 1,4 6 Dân tộc khác 1264 0,4

* Văn hóa –Giáo dục

Huyện có 22 xã, một thị trấn có trường trung học, tiểu học và mẫu giáo, trong đó các phòng học được trang thiết bị đầy đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nhìn chung sự nghiệp giáo dục có bước phát triển khá, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, duy trì sỹ số đạt trên 98%, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98%, tỷ lệ lên lớp tiểu học 98,7%, trung học cơ sở 96%; trung học phổ thông 92%. Cơ sở trường lớp tiếp tục được đầu tư xây dựng.

4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai tại huyn Tràng Định

4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Tràng Định Hiện trạng sử dụng đất huyện Tràng Định năm 2013 được thể hiện tại bảng 4.2 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tràng Định năm 2013 TT Chỉ tiêu Mã Diện tích [ha] Cơ cấu [%] Tổng diện tích tự nhiên 101.843,39 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 97.920,12 96,1 1.1 Đất trồng lúa nước LUA 5.032,00 5,1 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 4.812,60 4,9 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 746,53 0,8 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 69,90 0,07 1.5 Đất lâm nghiệp LNP 87.259,09 89,1

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.917,62 1,8 2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 15,95 0,8 2.2 Đất quốc phòng CQP 128,26 6,7

2.3 Đất an ninh CAN 0,42 0,02

2.4 Đất SXKD phi nông nghiệp CSK 35,43 1,8 2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,71 0,03 2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4394 2,3 2.7 Đất sông suối và mặt nước SMN 1.012,18 52,7 2.8 Đất ở nông thôn ONT 67000 34,9 2.9 Đất phi nông nghiệp khác PNK 10,73 0,6

3 Đất ởđô thị ODT 20,63 0,03

4 Đất chưa sử dụng 1.985,02 1,9

Qua bảng 4.2 thống kê về hiện trạng sử dụng đất của huyện Tràng Định ta thấy: - Tình hình sử dụng đất chủ yếu của huyện là đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 97.920,12 ha trên tổng 101.843,39 ha chiếm 96,1% cơ cấu diện tích đất tự nhiên. Tiếp đến là đất phi nông nghiệp với 1.917,62 ha chiếm 1,8% tổng cơ cấu diện tích đất tự nhiên, Đất chưa sử dụng 1.985,02 ha chiếm 1,9% tổng cơ cấu diện tích đất tự nhiên. Thấp nhất là đất ở đô thị với 20,63 ha chỉ chiếm 0,03% .

- Cơ cấu sử dụng đất của huyện nhìn chung còn chưa đồng đều.

- Diện tích đất lâm nghiệp của huyện tương đối lớn 87.259,09 ha toàn bộ diện tích này chủ yếu trồng cây keo lai, keo lá tràm, bạch đàn, thông, phân bố rộng khắp trên các sườn đồi tương đối dốc.

- Nổi bật là ngành kinh tế nông nghiệp với cơ cấu lúa nước là chủ lực, là sản phẩm nông nghiệp là chủ yếu của đại bộ phận nhân dân trong huyện, vừa là nguồn lương thực vừa là nguồn hàng hóa tạo ra thu nhập cho người nông dân.

- Qua đó, ta có thể nhận thấy huyện Tràng Định là một huyện thuần nông diện tích đất chủ yếu tập trung cho việc sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, nuôi trồng thủy sản… Cũng là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận nhân dân huyện Tràng Định. Đất phi nông nghiệp chiếm một phần tương đối nhỏ 1,8%, đất ởđô thị chỉ chiếm 0,03% cho thấy các hoạt động sản xuất ngoài nông nghiệp còn hạn chế, cơ sở hạ tầng, công trình sự nghiệp ở huyện Tràng Định còn chưa được phát triển mạnh mẽ. Đất chưa sử dụng chiếm 1,9% cho thấy nguồn tài nguyên đất vẫn còn tiềm năng khai thác và sử dụng.

4.1.3.2. Tình hình quản lí đất đai tại huyện Tràng Định

UBND huyện Tràng Định đã phối hợp chặt chẽ với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tràng Định thực hiện chặt chẽ công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm đẩy mạnh việc sử dụng đất có hiệu quả quỹ đất của huyện và đảm bảo diện tích trồng lúa theo quy định của nhà nước.

- Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

+ Thực hiện quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Phòng TNMT huyện Tràng Định đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức

phụ trách từng xã để cùng phối hợp với đơn vị thi công triển khai công tác đo đạc ngoại nghiệp.

- Công tác giải quyết tranh chấp:

Tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn sảy ra, tuy nhiên chỉở mức độ ít và đã được UBND huyện quan tâm kịp thời.

Nhận xét chung: Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đang đi dần vào nề nếp, cho phép quản lý quỹđất chặt chẽ hơn và ngày càng đi vào hệ thống, người dân có ý thức chấp hành chính sách của Nhà nước về đất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 32)