0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về các hình thức

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 (Trang 53 -53 )

thc chuyn quyn s dng đất

4.3.2.1. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về chuyển đổi quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về chuyển đổi QSDĐ được thể hiện qua bảng 4.10

Bảng 4.10: Sự hiểu biết của người dânhuyện Tràng Định về chuyển đổi QSDĐ Nội dung câu hỏi CBQL (%) NDSXPNN (%) NDSXNN (%) TB (%) 1. Chuyển đổi QSDĐ là hành vi chỉ bao hàm việc “đổi đất lấy đất” giữa các chủ thể sử dụng đất. 93,8 100,0 87,5 93,8 2. Việc chuyển đổi QSDĐ nhằm mục đích tổ chức lại SX nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai 81,3 87,5 75,0 81,3 3. Luật Đất đai 2003 quy định, việc chuyển đổi QSDĐ

nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân giới hạn trong đơn vị

hành chính cấp xã 87,5 75,0 87,5 83,3 4. “Dồn điền đổi thửa” là hình thức chuyển đổi QSDĐ 75,0 62,5 75,0 70,8 5. Người sử dụng đất muốn chuyển đổi QSDĐ phải làm hợp đồng chuyển đổi QSDĐ gửi lên UBND xã 100,0 81,3 93,8 91,7 TB 87,5 81,2 83,9 84,2

Qua bảng 4.10 ta thấy sự hiểu biết của người dân về hình thức chuyển đổi QSDĐ tương đối cao 84.2% tuy nhiên tỷ lệ trả lời đúng ở các câu hỏi khá lớn. Sự chênh lệch về tỷ lệ trả lời đúng của các nhóm đối tượng là khá lớn. Nhóm đối tượng CBQL có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất 87.5% nhóm đối tượng NDSXPNN có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất 81.2% và nhóm đối tượng NDSXNN có tỷ lệ trả lời đúng 83.9%.

100,0% người dân thuộc nhóm đối tượng NDSXPNN hiểu đúng về chuyển đổi QSDĐ là “ đổi đất lấy đất” nhóm NDSXNN có tỷ lệ trả lời thấp nhất là 87,5% còn nhóm NDSXNN có tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn nhóm CBQL cụ thể tỷ lệ trả lời đúng của nhóm này là 93,8%

81.3% người dân thuộc nhóm đối tượng CBQL hiểu đúng về việc chuyển đổi QSDĐ là để tổ chức lại sản xuất nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai. Các đối tượng thuộc nhóm NDSXPNN và nhóm NDSXNN có tỷ lệ trả lời đúng gần như nhau tỷ lệ chênh lệch giữa hai nhóm là thấp cụ thể: người dân thuộc nhóm NDSXNN có tỷ lệ hiểu đúng là 87,.5% còn nhóm NDSXNN là 75,0%

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân giới hạn trong đơn vị hành chính cấp xã. Đối với câu hỏi này tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm đối tượng NDSXPNN đã giảm chỉ còn 75.0% người dân trong nhóm đối tượng này trả lời đúng. Còn tỷ lệ người dân hiểu đúng vấn đề này ở hai nhóm còn lại là giống nhau 87,5% .

Người sử dụng đất muốn chuyển đổi QSDĐ phải làm hợp đồng chuyển đổi QSDĐ rồi gửi lên UBND xã trong câu này thì đối tượng trả lời đúng trung bình của các nhóm đối tượng là rất cao 91.7% trong đó nhóm đối tượng CBQL có tỷ lệ trả lời đúng là 100% và nhóm SXPNN có tỷ lệ trả lời đúng là 81.3% nhóm đối tượng NDSXNN là 93.8%

Qua phân tích số liệu điều tra được thì ta thấy người dân cũng đã hiểu khá sâu về chuyển đổi QSDĐ đặc biệt là hai nhóm đối tượng là CBQL và nhóm đối tượng NDSXNN.

4.3.2.2. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về chuyển nhượng QSDĐ thể hiện tại bảng 4.11

Bảng 4.11: Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về chuyển nhượng QSDĐ Nội dung câu hỏi CBQL (%) NDSXPNN (%) NDSXNN (%) TB (%) 1. Chuyển nhượng QSDĐ là việc chuyển QSDĐ cho người khác trên cơ

sở có giá trị 93,8 87,5 87,5 89,6

2. Người được nhận QSDĐ không nhất thiết phải trả bằng tiền mà có thể trả bằng hiện vật cho người chuyển nhượng để có được QSDĐ

81,3 81,3 75,0 79,2

3. Chuyển nhượng QSDĐ chính là mua

bán đất đai 87,5 87,5 93,8 89,6

4.Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ bao gồm: giấy chứng nhận QSDĐ, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho VPĐK QSDĐ

100,0 100,0 87,5 96,0

5. Hộ gia đình, cá nhân chỉ nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên trồng lúa nước khi trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

68,8 62,5 62,5 64,6

TB 86,3 83,8 81,3 83,8

Qua bảng số liệu ta thấy: Sự hiểu biết của CBQL và của người dân trên địa bàn huyện Tràng Định về hình thức chuyển QSDĐ ở mức khá cao 83,8%.

Về khái niệm chuyển nhượng QSDĐ thì hầu hết người dân đều hiểu đúng trong nhóm CBQL có 93,8% tỷ lệ trả lời đúng còn các nhóm NDSXNN và NDXSPNN có tỷ lệ trả lời đúng khá cao nhưng vẫn còn một số hiểu chưa đúng về khái niệm này cụ thể là có 12,5% người dân ở nhóm NDSXPNN và nhóm NDSXNN trả lời sai.

89,6% số người dân trong các nhóm đối tượng hiểu rằng chuyển nhượng QSDĐ chính là mua bán đất.

Đa phần người dân đều hiểu rõ hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ gồm có: giấy chứng nhận QSDĐ, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ chỉ riêng có nhóm đối tượng thuộc NDSXNN có tỷ lệ trả lời sai là 12,5%

Đa phần người dân đều hiểu hộ gia đình chỉ nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên trồng lúa nước khi trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng tỷ lệ trả lời đúng là không cao. Cụ thể như 68,8% đối tượng CBQL trả lời đúng; 62,5% đối tượng nhóm NDSXPNN và nhóm NDSXNN trả lới đúng.

Như vậy qua số liệu điều tra ta thấy sự hiểu biết của người dân huyện về chuyển nhượng QSDĐ là khá cao sự chênh lệch giữa các đối tượng là không cao, cơ bản người dân tại đây đã có sự tìm tòi và thường xuyên tiếp xúc với hoạt động chuyển QSDĐ này.

4.3.2.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về cho thuê và cho thuê lại QSDĐđược thể hiện tại bảng 4.12

Bảng 4.12: Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về cho thuê và cho thuê lại QSDĐ

Nội dung câu hỏi CBQL(%) NDSXPNN(%) NDSXNN(%) TB(%)

1. Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là việc người sử dụng đất nhường QSDĐ của mình cho người khác theo thỏa thuận trong thời gian nhất định bằng hợp đồng

81,3 75,0 68,8 75,0

2. Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là hình thức chuyển quyền mới được quy định từ Luật Đất đai 2003

50,0 62,5 50,0 54,2

3. Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ khác nhau ở nguồn gốc đất cho thuê.

68,8 75,0 62,5 68,8

4.Thời gian cho thuê đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm của hộ gia đình cá nhân là khác nhau 31,3 50,0 50,0 43,8 5. Hồ sơ cho thuê đất có bao gồm giấy chứng nhận QSDĐ 81,3 56,8 50,0 62,7 TB 62,54 63,9 56,3 60,9

Hầu hết người dân thuộc các nhóm đối tượng đều phân biệt nguồn gốc rõ ràng giữa cho thuê và cho thuê lại nhưng tỷ lệ trả lời cũng chưa cao. Còn 18,7% người dân trong nhóm đối tượng CBQL và 25% người dân trong nhóm đối tượng NDSXPNN, 31,2% người dân trong nhóm đối tượng NDSXNN là hiểu sai về nguồn gốc đất thuê và đất thuê lại.

Cho thuê, cho thuê lại đất là hình thức chuyển quyền mới được quy định từ Luật Đất đai 2003 nhưng chỉ có 54,2% số người dân trong cả 3 nhóm đối tượng hiểu biết vềđiều này, số còn lại là 45,8% vẫn chưa nắm được vấn đề.

68,8% số người dân trong cả ba nhóm đối tượng phân biệt được nguồn gốc của đất thuê và đất thuê lại là khác nhau, trong đó 68,8% số người dân trong nhóm đối tượng CBQL hiểu được vấn đề này ở hai nhóm đối tượng còn lại tỷ lệ trả lời đúng cũng khá cao như nhóm đối tượng NDSXPNN là 75,0% và nhóm đối tượng NDSXNN là 62,5%

Thời gian cho thuê đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm là khác nhau nhưng tỷ lệ trả lời đúng ở câu hỏi này là khá thấp trung bình cả ba nhóm đối tượng tỷ lệđúng là 43,8%. Qua đó cho thấy người dân vẫn phần lớn chưa nắm vững được thời gian thuê đất của loại đất khác nhau là khác nhau.

Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ trên địa bàn huyện là hình thức còn mới mẻ người dân cũng chưa hiểu về vấn đề này lắm, nhưng số người trả lời đúng ở cả ba đối tượng vẫn chiếm tỷ lệ là 60,9% người dân có những hiểu biết tổng quát về vấn đề cho thuê và cho thuê lại đất nhưng khi đi vào tổng quát thì nhiều người dân vẫn chưa nắm vững được.

4.3.2.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về tặng cho quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về tặng cho QSDĐđược thể hiện qua bảng 4.13

Bảng 4.13: Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về tặng cho QSDĐ Nội dung câu hỏi CBQL(%) NDSXPNN(%) NDSXNN(%) TB(%) 1.Tặng cho QSDĐ là việc người sử dụng đất chuyển QSDĐ của mình cho người khác mà không thu lại tiền hay hiện vật 100,0 100,0 100,0 100,0 2. Tặng cho QSDĐ là hình thức chuyển QSDĐ chỉ diễn ra theo quan hệ tình cảm huyết thống 62,5 68,8 50,0 60,4 3. Tặng cho QSDĐ là hình thức chuyển quyền mới được quy định tại Luật Đất đai 2003 75,0 62,5 43,8 60,4 4. Luật Đất đai 2003 quy định các trường hợp được phép tặng cho QSDĐ không phải chịu thuế chuyển quyền hoặc thuế thu nhập cá nhân

68,8 62,5 50,0 60,4 5. Hồ sơ tặng cho QSDĐ gồm: giấy chứng nhận QSDĐ, hợp đồng tặng cho QSDĐ, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu[bản sao] và các giấy tờ khai thuế 87,5 81,3 75,0 81,3 TB 78,8 75,0 63,8 72,5

Qua bảng số liệu ta thấy sự hiểu biết của người dân về tặng cho QSDĐở mức khá là 72,5% mặc dù trong thực tế hoạt động này diễn ra rất thường xuyên và khá sôi động tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm đối tượng là CBQL 78,8% tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là người dân thuộc nhóm đối tượng

NDSXNN 63,8%.

Tặng cho QSDĐ là là việc chủ sử dụng đất chuyển QSDĐ của mình cho người khác mà không thu lại tiền hay hiện vật. Ở vấn đề này thì 100% người dân trong cả 3 nhóm đối tượng đều hiểu đúng.

Có 60,4% người dân thuộc các nhóm đối tượng cho rằng tặng cho QSDĐ diễn ra trong quan hệ tình cảm huyết thống.

Khi được hỏi về tặng cho QSDĐ có phải là hình thức chuyển quyền mới được quy định trong Luật Đất đai 2003 thì có 60,4% số người trong các đối tượng điều tra cho rằng đây là hình thức chuyển QSDĐ mới được quy định trong Luật Đất đai 2003.

Trong Luật Đất đai 2003 quy đinh cụ thể các trường hợp tặng cho QSDĐ phải chịu thuế với nhà nước và trường hợp được miễn thuế trong vấn đề này thì tỷ lệ trả lời đúng ở các đối tượng là 60,4%.

Có 87,5% người dân thuộc nhóm đối tượng CBQL cho rằng hồ sơ tặng cho QSDĐ gồm: giấy chứng nhận QSDĐ, hợp đồng tặng cho QSDĐ, giấy khai sinh [bản sao] các giấy tờ khai thuế. Còn người dân thuộc đối tượng NDSXPNN là 81,3%, người dân thuộc nhóm đối tượng NDSXNN là 75,0%.

Qua số liệu phân tích ta thấy tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là nhóm đối tượng CBQL là 78,8, sau đó là đến nhóm đối tượng NDSXPNN 75,0% và nhóm đối tượng NDSXNN là 63,8%.

4.2.3.5. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về để

thừa kế quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về để thừa kế QSDĐ thể hiện tại bảng 4.14

Bảng 4.14: Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về thừa kế QSDĐ Nội dung câu hỏi CBQL (%) NDSXPNN (%) NDSXNN (%) TB (%) 1. Để thừa kế QSDĐ là việc người sử dụng đất để lại QSDĐ của mình cho người khác. 100,0 100,0 100,0 100,0 2. Để thừa kế QSDĐ có hai hình thức: thừa kế theo di chúc và theo pháp luật 87,5 68,8 62,5 73,0 3. Pháp luật chia thừa kế thành 3 hàng thừa kế 62,5 56,8 43,8 54,4

4. Người trong hàng thừa kế theo

pháp luật được hưởng như nhau. 87,5 75,0 56,0 72,8 5. Hồ sơ thừa kế QSDĐ có di chúc

hoặc biên bản phân chia tài sản

87,5

75,0 68,8 77,1

TB 85,0 75,1 66,2 75,5

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua bảng 4.14 cho ta thấy tỷ lệ người dân có hiểu biết đúng về thừa kế QSDĐ khá cao, tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm đối tượng CBQL là cao nhất 85,0% thấp nhất là nhóm đối tượng NDSXNN với 66,2%.

100% người dân đều hiểu để thừa kế là để lại QSDĐ của mình cho người khác trong gia đình.

87,5% người dân thuộc nhóm đối tượng CBQL trả lời là có hai hình thức thừa kế là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, các nhóm đối tượng NDSXPNN và NDSXNN có tỷ lệ trả lời đúng lần lượt là 68,8% và 62,5%.

Khi vào những câu hỏi chi tiết như pháp luật chia thành mấy hàng thừa kế thì tỷ lệ trả lời sai ở cả ba nhóm đối tượng đều tăng lên. Cụ thể 37,5% người dân trong nhóm đối tượng CBQL trả lời sai về hàng thừa kế mà pháp luật đưa ra,có 43,2% người dân thuộc nhóm đối tượng NDSXPNN và 56,2% người dân thuộc nhóm đối tượng NDSXNN trả lời sai trong vấn đề này.

87,5% người dân thuộc nhóm đối tượng CBQL cho rằng người thừa kế trong cùng hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng như nhau, số người trong nhóm NDSXNN có tỷ lệ hiểu về vấn đề này thấp nhất trong ba nhóm đối tượng điều tra 56,0% người dân trong nhóm đối tượng NDSXPNN có tỷ lệ trả lời đúng là 75,0%.

72,8% người dân thuộc cả ba nhóm đối tượng điều tra hiểu được là hồ sơ thừa kế QSDĐ phải có di chúc hoặc biên bản phân chia tài sản. Mức độ chênh lệch giữa các đối tượng trong ba nhóm điều tra là không lớn cụ thể như tỷ lệ trả lời đúng cao nhất thuộc nhóm CBQL 87,5%, tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là nhóm đối tượng NDSXNN 68,8%.

Qua số liệu điều tra ta thấy sự chênh lệch giữa các nhóm đối tượng điều tra là khá lớn 66,2% - 85,0%

4.3.2.6. Đánh giá sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về bảo lãnh bằng giá trị QSDĐđược thể hiên qua bảng 4.15

Bảng 4.15: Sự hiểu biết của người dân huyện Tràng Định về bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ Nội dung câu hỏi CBQL (%) NDSXPNN (%) NDSXNN (%) TB (%) 1. Bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là quyền mà người sử dụng đất sử dụng giá trị QSDĐ của mình để bảo lãnh cho một người khác vay vốn hay mua chịu hàng hóa khi chưa có tiền trả ngay

50,0 43,8 31,3 41,7 2. Về bản chất hình thức bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ giống với hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ( hình thức chuyển quyền nửa vời ) 75,0 81,3 68,8 75,0

3. Bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ được quy

định trong luật dân sự 56,3 56,3 37,5 50,0

4. Trường hợp hộ gia đình cá nhân trong nước có thểđược bảo lãnh giá trị quyền sử

dụng đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam

68,8 75,0 68,8 70,9

TB 62,5 64,1 51,6 59,4

Qua bảng điều tra cho thấy tỷ lệ người dân hiểu biết về hình thức bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ ở mức tương đối 59,4 các nhóm đối tượng có sự chênh lệch rất nhỏ về tỷ lệ trả lời câu hỏi đúng trong các câu hỏi về bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ.

Khi nói về khái niệm bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ thì có 41,7% người dân thuộc cả ba nhóm đối tượng trả lời đúng. Trong đó nhóm CBQL có tỷ lệ hiểu đúng về khái niệm bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là 50% còn nhóm đối tượng NDSXPNN và nhóm đối tượng NDSXNN lần lượt là 43,8% và 31,3%.

Đa phần ngươi dân trong cả ba nhóm đối tượng điều tra đều hiểu về bản chất hình thức bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ giống như hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ 75,0% trong đó tỷ lệ trả lời câu hỏi đúng cao nhất thuộc về


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 (Trang 53 -53 )

×