Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 56)

tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang

Được sự giúp đỡ của chính quyền thị trấn tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp với phiếu điều tra câu hỏi qua 30 hộ gia đình tại các khu vực khác nhau của thị trấn để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai của hộ gia đình như sau:

Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu.

Qua phỏng vấn trực tiếp và tổng hợp số phiếu điều tra đã phát ra thì nguyên nhân phát sinh tranh chấp được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Tổng hợp ý kiến của nhân dân về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

STT Nguyên nhân Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Do mua bán 9 30 2 Do cho mượn đất 6 20 3 Do lấn chiếm 13 43,3 4 Nguyên nhân khác 2 6,7 43.3% 6.7% 30.0% 20.0% Do mua bán Do cho mượn đất Do lấn chiếm Nguyên nhân khác

Hình 4.6. Tổng hợp ý kiến của nhân dân về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ yếu là do mua bán, cho mượn đất và do lấn chiếm. Một số cá nhân tranh chấp đất đai theo cảm tính do đó khi điều tra họ không nêu nguyên nhân.

Do mua bán: hiến pháp năm 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nghiêm cấm việc mua bán đất đai. Do đó, nhà nước không ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về giao, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Quan hệ chuyển dịch, mua bán đất đai, thuê mướn, cầm cố đất đai thực hiện trước ngày 15/10/1993 không được nhà nước thừa nhận. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới của toàn bộ nền kinh tế xã hội của đất nước, yêu câu sử dụng đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... thuộc các thành phần kinh tế ngày càng gia tăng, nhu cầu giao dịch về đất đai được đặt ra. Hiện tượng mua bán đất đai đã xuất hiện và diễn ra sôi động tại đô thị vào những năm 1991-1993. Thực chất quan hệ mua bán nhà ở thời gian này là hiện tượng mua bán đất đai ngầm không được pháp luật quy định. Hai bên mua bán trao tay, tự viết giấy tờ cam kết giữa người mua và người bán, do đó sự sai sót về diện tích là không tránh khỏi, trong nhiều năm các mốc ranh giới cũng không còn đến khi kê khai, đo đạc để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phát sinh tranh chấp. Nguyên nhân này chiếm 30% trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai.

Do mượn đất: việc cho mượn đất để sản xuất, ở nhờ, trông coi hộ tại thị trấn Chùa Hang trong những năm khai hoang vùng kinh tế mới theo chủ trương của nhà nước, sau này trở về để nhận lại phần đất thì những người mượn đất thường không trả lại dẫn đến phát sinh thành tranh chấp.

Ngoài ra, ở đây có một phần thuộc về phong tục tập quán của người dân đó là: việc phân chia đất đai trong gia đình, đất chỉ được chia cho con trai, những người con gái sau khi lập gia đình không có đất được các anh em trong gia đình cho mượn hay ở nhờ. Đến sau này, khi đất trở lên có giá trị việc lấy lại đất tranh giành trở nên phổ biến gây nên nhiều cuộc tranh chấp, xô xát gây mất tình anh em. Đây là những vụ tranh chấp đòi hỏi phải có sự giải quyết thấu tình đạt lý của các cấp, các ban ngành trong địa phương.

Mặt khác, còn có một số trường hợp tranh chấp giữa cô, dì, chú, bác, ông, bà với cháu khi bố mẹ người cháu chết không để lại di chúc hoặc người cháu còn quá nhỏ, những người họ hàng đã sử dụng phần đất và được cấp GCNQSDĐ và đến khi người cháu lớn đòi lại đất xảy ra tranh chấp.

Do lấn chiếm: Tình trạng lấn chiếm đất xảy ra nhiều nguyên nhân do việc quản lý sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình không chặt chẽ. Đó còn là ý thức của người dân trong việc sử dụng đất. Các vụ lấn chiếm thường tập trung vào lấn chiếm đường đi, ranh giới đất. Nguyên nhân tranh chấp do lấn chiếm này đạt tỷ lệ cao nhất là 43,3%.

Cũng qua 30 phiếu điều tra đã phát ra tôi tổng hợp được kết quả ý kiến của người dân về việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND thị trấn như sau:

- Có 26/30 phiếu đồng ý với việc hoà giải tranh chấp của UBND thị trấn vì cho rằng giải quyết như thế là thoả đáng đạt tỷ lệ là 86,67%.

- Có 4/30 phiếu không đồng ý với việc hoà giải tranh chấp của UBND thị trấn chiếm 13,33% vì cho rằng giải quyết như thế là chưa thoả đáng.

13.33%

86.67%

Thảo đáng Chưa thỏa đáng

Hình 4.7. Tổng hợp ý kiến của ngưòi dân về việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBNB thị trấn Chùa Hang

Qua điều tra thực tế ở 26 hộ gia đình đồng ý với cách giải quyết việc tranh chấp đất đai của UBND thị trấn Chùa Hang thì chỉ có 19 hộ thực hiện theo đúng kết quả giải quyết đạt tỷ lệ 73,08% còn lại 7 hộ không thực hiện theo kết quả giải quyết đạt tỷ lệ 26,92%. Nguyên nhân những hộ này không thực hiện theo kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND thị trấn mặc dù đã đồng ý vói kết quả giải quyết đã được tôi tìm hiểu thực tế như sau:

Một số hộ gia đình lấn chiếm đất để xây dựng nhà cửa, khi xảy ra tranh chấp đất đai đã được UBND thị trấn giải quyết bằng cách hộ gia đình lấn chiếm phải đền bù cho hộ gia đình bị lấn chiếm một khoản tiền tương xứng. Những hộ này đều đồng ý với cách giải quyết trên nhưng đến bây giờ vẫn chưa thực hiện vì chưa có tiền trả cho hộ bị lấn chiếm.

Một số hộ do ý thức pháp luật chưa tốt vì vậy mặc dù đã đồng ý với quyết định hoà giải của UBND thị trấn nhưng vẫn không thực hiện đúng với quyết định đó.

4.3.4. Một số hạn chế, khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại thị trấn Chùa Hang

* Nhng khó khăn vướng mc trong công tác gii quyết tranh chp

đất đai

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai, thị trấn Chùa Hang còn găp môt số khó khăn vướng mắc:

- Ý thức pháp luật của người dân trong một số trường hợp chưa được đề cao, còn mang nặng tư tưởng khiếu kiện thắng thua dẫn tới việc cố ý không chấp hành các quyết định hoà giải đã có hiệu lực.

- Chưa có cơ chế, quy định cụ thể để giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan đến các vấn đề tồn tại do lịch sử để lại. Chính sách pháp luật chưa ổn định, thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ dẫn đến việc hiểu và vận dụng chưa thống nhất giữa các cấp giải quyết.

- Các quy định của pháp luật như: chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ban hành đã được cấp uỷ và chính quyền triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện, xong công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp, nên khi thực hiện việc tranh chấp họ thường đòi hỏi quyền lợi theo cảm nghĩ. Nhiều vụ việc đã được cán bộ chuyên môn có thẩm quyền giải quyết hợp tình, hợp lý nhưng các đương sự vẫn khiếu nại. Bên cạnh đó, một số trường hợp am hiểu chính sách, pháp luật nhưng cố tình lợi dụng các quy định chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ của pháp luật để gây khó khăn cho các cấp, chính quyền, các cơ quan nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 56)