Phạm vi nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 26)

Trên địa bàn thị trấn Chùa Hang trong giai đoạn 2010 - 2013

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Tại thị trấn Chùa Hang.

Thời gian: Từ 10/02/2014 đến 30/04/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu tra sơ lược tình hình cơ bn ca th trn Chùa Hang

Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên Điều kiện kinh tế xã hội.

3.3.2. Sơ lược v hin trng s dng đất và tình hình qun lý đất đai ca th

trn Chùa Hang

- Hiện trạng sử dụng đất. - Thực trạng cán bộ địa chính.

- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai.

3.3.3. Đánh giá công tác gii quyết tranh chp đất đai trên địa bàn th trn Chùa Hang giai đon 2010 - 2013 Chùa Hang giai đon 2010 - 2013

* Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại thị trấn Chùa Hang. - Tổng hợp đơn thư tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010 - 2013

- Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010 - 2013

* Một số hạn chế, khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại thị trấn Chùa Hang.

* Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại, vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

* Phương hướng giải quyết trong thời gian tới.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiên thông tin đại chúng, - Thu thập tài liệu và số liệu đất tại phòng địa chính-xây dựng UBND thị trấn.

- Phương pháp điều tra, phỏng đoán.

- Tham gia hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Tổng hợp các số liệu đã thu thập được. - Phân tích số liệu đã thu thập được.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điểu tra sơ lược tình hình cơ bản của thị trấn Chùa Hang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Chùa Hang là thị trấn nằm trên quốc lộ 1B và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3km về phía bắc. Thị trấn có tổng diện tích 3,037 km² (303,7ha) gồm 28 tổ dân phố. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:

Hình 4.1. Lát cắt bản đồđịa giới hành chính thị trấn Chùa Hang

- Phía Bắc giáp với xã Hoá Thượng - huyện Đồng Hỷ. - Phía Tây - Nam giáp với thành phố Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Đông và Đông - Nam giáp với xã Đồng Bẩm huyện Đồng Hỷ. - Phía Tây giáp vối xã Cao Ngạn - huyện Đồng Hỷ.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình thị trấn Chùa Hang rất đơn thuần, đồng bằng là chủ yếu. Mặt khác thị trấn nằm ngay cạnh sông Cầu nên hiện tượng úng ngập vào mùa lũ thường hay xảy ra gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

4.1.1.3. Khí hậu

Chùa Hang mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Nhiệt độ trung bình năm 22- 230

C + Nhiệt độ cao tuyệt đối: 32,80

C + Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 30

C + Nhiệt độ tháng cao nhất: 29,30

C + Nhiệt độ thấp nhất: 12,90

C

- Độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 82% - Lượng mưa trung bình trong năm là 2007mm - Hướng gió thịnh hành: Đông Nam, Đông Bắc

4.1.1.4. Thuỷ văn

Mạng lưới thuỷ văn của thị trấn Chùa Hang có 4,2 ha sông suối cùng với hệ thống ao, hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ở phía Tây - Nam có con sông Cầu chảy qua với lưu lượng nước rất lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trấn.

4 . 1 . 1 . 5 . Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Đất đai của thị trấn được hình thành từ đá mẹ như phiến thạch sét, đá macma axít, một số ít là đá macma trung tính và đá biến chất.

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Toàn thị trấn hiện có 3,85 ha đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng; 3,4 ha đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và 3,8 ha đất

sông suối, đây là những nguồn nước mặt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái.

+ Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của thị trấn ở độ sâu trung bình từ 10 - 25 m là nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong toàn thị trấn, chủ yếu là khai thác từ giếng khơi và giếng khoan.

- Tài nguyên rừng:

Chùa Hang là thị trấn trung tâm của huyện Đồng Hỷ với phần lớn là đất ở đô thị và đất chuyên dùng nên diện tích đất lâm nghiệp của thị trấn chỉ có 0,58 ha.

Nhn xét chung vê điu kin t nhiên:

- Thuận lợi:

Thị trấn Chùa Hang có địa hình tương đối bằng phẳng, có vị trí cách trung tâm thành phố có 3 km, lại là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Đồng Hỷ. Thị trấn Chùa Hang lại nằm trên quốc lộ 1B nên mạng lưới giao thông của thị trấn rất thuận lợi cho việc mở mang, phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế của thị trấn.

- Khó khăn:

Bên cạnh những mặt thuận lợi thị trấn Chùa Hang vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra thường xuyên hàng năm vào mùa lũ do có con sông Cầu chảy qua, gây ảnh hưởng và thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều diện tích lúa và hoa màu vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên. Nhìn chung trên địa bàn thị trấn không có khoáng sản để khai thác. Diện tích đất lâm nghiệp thu hẹp nên không có đất trồng cây để ngăn lũ.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng knh tế và chuyn dch cơ cu kinh tế

Kinh tế của thị trấn trong những năm qua có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng từ 3 -5% mỗi năm. Năm 2013 ước thu ngân sách đạt 127% dự toán huyện giao, thu trong cân đối đạt 130,6% dự toán huyện giao, thu quản lý qua ngân sách đạt 102,4% dự toán huyện giao. Tổng ngân sách không chỉ đạt mà còn vượt mức chỉ tiêu huyện giao. Đó là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, mặt trận và các đoàn thể nhân dân, đã khai thác triệt để các nguồn thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu kinh tế cũng có chuyển biến tích cực: Tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm. Đây là xu hướng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của thị trấn Chùa Hang theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

4.1.2.2. Thc trng phát trin các ngành kinh tế

Ngành nông nghip:

Với tổng diện tích đất nông nghiệp là 125,12 ha chiếm 40,45% tổng diện tích tự nhiên của thị trấn, trong đó đất chủ yếu là trồng cây hàng năm như: Rau, ngô, sắn... chiếm 111,08 ha, chỉ có 9ha trồng lúa. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm rau tươi cho cả thị trấn và các vùng lân cận. Ước tính mỗi năm năng suất rau đạt khoảng 105 tạ/ha và sản lượng đạt 15,6 tấn.

Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển và duy trì các mô hình chăn nuôi lợn, gà, vịt siêu trứng theo phương thức công nghiệp, nuôi ong mật, trồng nấm.

Ngành tiu th công nghip và dch v:

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Ngành tiểu thủ công nghiệp của thị trấn phát triển khá mạnh như: sản xuất gỗ, các mặt hàng dân dụng,... tuy nhiên trong thời gian tới thị trấn cần có những chính sách cụ thể để giúp các doanh nghiệp phát triển.

Ngành dch v - thương mi:

Với vị trí là trung tâm buôn bán và dịch vụ của huyện Đồng Hỷ nên ngành dịch vụ - thương mại phát triển rất mạnh, tập trung ở hai chợ đó là: chợ Chùa Hang và chợ Núi Voi. Năm 2013 số hộ kinh doanh dịch vụ thương mại tăng 1,5%. Kinh doanh tại hộ gia đình trên địa bàn thị trấn có 1244 hộ tăng so với năm 2012 là 42 hộ. Duy trì và giữ vững phát triển ở một số ngành nghề, hộ kinh doanh dịch vụ thương mại, đưa vào khai thác với chủng loại hàng hoá rất phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho người bán cũng như người mua.

4.1.2.3. Thc trng phát trin cơ s h tng - Xây dng cơ bn:

Đất xây dựng cơ bản của thị trấn là 31,20 ha bao gồm các công trình, trụ sở, cơ quan cấp huyện và cấp thị trấn như: UBND, bệnh viện, trường học, trạm y tế, bưu điện, điểm bưu điện văn hoá,...

- Giao thông:

Nhìn chung hệ thống giao thông của thị trấn phát triển tốt với hai trục đường chính đó là quốc lộ 1B và đường 379 đi Núi Voi, các đường còn lại trong thị trấn đã được bê tông hoá. Trong thời gian tới các cấp ban ngành cần xem xét và mở các tuyến đường vào khu dân cư mới quy hoạch.

- Thu li:

Hệ thống thuỷ lợi của thị trấn chủ yếu là hệ thống mương thoát nước nằm trong các khu dân cư, tuy nhiên những hệ thống này vẫn còn những bất cập chưa giải quyết dứt điểm gây úng ngập vào mùa mưa.

- H thông lưới đin:

Hiện tại hệ thống lưới điện quốc gia đã phủ trùm kín toàn bộ thị trấn. Điện năng đã cung cấp đủ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

- Giáo dc, đào to:

Trong những năm qua công tác giáo dục của thị trấn có những chuyển biến tích cực về số lượng cũng như chất lượng đào tạo, đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và trung học cơ sở.

- Y tế:

Trên địa bàn thị trấn có trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ đây là điều kiện rất thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khoẻ và cộng đồng, bên cạnh đó còn có một trạm y tế được xây dựng nhà 2 tầng với y dụng cụ, tủ thuốc khá đầy đủ, lại có đội ngũ cán bộ y tế nhiệt tình và có trách nhiệm.

- Văn hoá thông tin:

Được sự quan tâm của ngành bưu điện, ngoài bưu điện trung tâm huyện còn có một điểm bưu điện văn hoá tại khu vực mỏ đá Núi Voi đã đáp ứng kịp thời các thông tin cho bạn đọc.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển xã hội

Dân s:

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 8/2013 toàn thị trấn có tổng số dân là 9486 người với mật độ đạt 3130 người/km² .

Nhìn chung tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức thấp (0,85%), do người dân ở đây nhận thức rất rõ về chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. Tình trạng sinh con thứ 3 rất ít xảy ra (UBND thị trấn Chùa Hang, 2013)[9].

Lao động và việc làm:

Tính đến hết tháng 6/2013 toàn thị trấn có 5906 người trong độ tuổi lao động. Trong đó số lao động nông nghiệp là 4665 người chiếm 0.79% tổng số lao động toàn thị trấn.

Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2013 đạt 8,2triệu đồng/lngười trong 1 năm. Đến nay thị trấn đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động (UBND thị trấn Chùa Hang, 2013)[9]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác văn hoá:

Tuyên truyền tổ chức lễ hội Chùa Hang đảm bảo vui tươi, lành mạnh mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Cùng với đoàn thanh niên tổ chức tham gia thi đấu giải cầu lông,bóng đá do huyện tổ chức và đạt giải, ngoài ra còn nhiều phong trào văn hóa bổ ích khác,...

Công tác chính sách xã hi:

Tổ chức thăm, tặng quà cho 53 đối tượng chính sách, trợ cấp an dưỡng cho 6 thân nhân liệt sĩ.

Tổ chức rà soát xong hộ nghèo theo qui định giảm được 2/10 chỉ tiêu kế hoạch huyện giao (hiện thị trấn còn 60/92 hộ nghèo); tổ chức rà soát xong hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/CP = 60 đối tượng.

Công tác y tế:

Đã khám chữa bệnh cho 5131 lượt người. Trong đó: Khám tại trạm 1327; khám tại hộ gia đình 190; tại trường học 3614 cháu.

Tổ chức tiêm chủng mở rộng cho 117 lượt (trong đó trẻ em dưới 1 tuổi là 1067, phụ nữ tuổi từ 15 - 35 là 167; phụ nữ có thai 183 lượt), tổ chức tiêm phòng sởi cho các cháu tuổi từ 6 - 20 được 5637 cháu.

Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm: 315 lượt cơ sở (trong đó đạt tiêu chuẩn có 249 cơ sở, phải nhắc nhở 66 cơ sở).

Trong năm nhìn chung: Đội ngũ thôn bản đã hoạt động tích cực, nhiệt tình, có nhiều cố gắng. Bên cạnh đó cũng còn một số cán bộ y tế thôn bản còn chưa chủ động đi sâu, đi sát địa bàn tổ dân phố, khu vực dân cư. Việc đôn đốc và vận động nhân dân thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh đường làng ngõ xóm chưa được nhắc nhở thường xuyên. Vai trò của cán bộ y tế còn hạn chế cần được phát huy tốt hơn nữa.

* Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tê - xã hội gây áp lực đối với đất đai:

Thị trấn Chùa Hang trong những năm gần đây đang có những bước phát triển khá mạnh nhờ có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao và dần đi vào ổng định. Do nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại lao động và phân bố một cách hợp lý để tạo ra một bước phát triển toàn diện. Tuy nhiên do dân số ngày càng đông, các nhu cầu của con người như: giao thông, thuỷ lợi, các dịch vụ, thương mại, điện, các khu văn hoá thể thao, khu dân cư ngày càng cao sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai, điều đó đòi hỏi phải bố trí lại việc sử dụng các loại đất để đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển đó.

Trách nhiệm của Đảng uỷ, chính quyền thị trấn Chùa Hang là phải xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc sử dụng đất trước mắt cũng như lâu dài đồng thời phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý để việc sử dụng đất của thị trấn ngày càng đi vào nề nếp theo đúng luật định. Khai thác và sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên đất đai nhằm xây dựng thị trấn Chùa Hang vững mạnh và trù phú xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Đồng Hỷ.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thị trấn Chùa Hang 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của thị trấn 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của thị trấn

Trong những năm qua, do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thị trấn làm cho việc sử dụng đất cũng biến động theo tốc độ của quá trình đô thị hoá. Nhìn chung sự biến động diễn ra theo xu thế tích cực phù hợp với sự phát triển của đô thị. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm và thay vào đó diện tích đất phi nông nghiệp ngày một tăng.

Được sự chỉ đạo của phòng Tài nguyên và Môi trường, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị trấn và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan công tác quản lý nhà nước về đất đai trong những năm gần đây luôn được chú trọng và ngày càng đi vào nề nếp.

Những kết quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được thể hiện như sau:

* Đo đạc lp h sơđịa chính.

Toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn thị trấn đã được đo đạc địa chính để thành lập bản đồ địa chính với tỷ lệ bản đồ 1/1000 vào năm 1995.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 26)