Tình hình quản lý và sử dụng đất của thị trấn Chùa Hang

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 35)

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của thị trấn

Trong những năm qua, do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thị trấn làm cho việc sử dụng đất cũng biến động theo tốc độ của quá trình đô thị hoá. Nhìn chung sự biến động diễn ra theo xu thế tích cực phù hợp với sự phát triển của đô thị. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm và thay vào đó diện tích đất phi nông nghiệp ngày một tăng.

Được sự chỉ đạo của phòng Tài nguyên và Môi trường, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị trấn và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan công tác quản lý nhà nước về đất đai trong những năm gần đây luôn được chú trọng và ngày càng đi vào nề nếp.

Những kết quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được thể hiện như sau:

* Đo đạc lp h sơđịa chính.

Toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn thị trấn đã được đo đạc địa chính để thành lập bản đồ địa chính với tỷ lệ bản đồ 1/1000 vào năm 1995.

* Công tác giao đất, cho thuê đất

Đất đai có hạn về diện tích mà nhu cầu sử dụng đất ngày một nhiều lên. Vì vậy, việc phân phối đất đai phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý. Việc giao đất phải căn cứ quy hoạch, kế hoặch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời cũng phải đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Việc cho thuê đất nhằm đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Trong những năm vừa qua công tác giao đất, cho thuê đất được tiến hành đúng quy định của pháp luật, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường được tiến hành phù hợp với quy định của từng thời điểm, từng giai đoạn.

* Công tác cp giy chng nhn quyên s dng đất

Việc cấp GCNQSDĐ là nhu cầu bức xúc trong nhân dân cũng nhu yêu cầu cần thiết đối với các địa phương nhằm tăng cường quản lý đất đai và đáp ứng chương trình quy hoạch của từng địa phương.

Công tác cấp GCNQSDĐ những năm qua đã được thị trấn quan tâm nhằm tạo tâm lý ổn định cho người sử dụng đất và thu được kết quả như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân: cấp được 2.234 hộ đạt 62,87% (trong đó số giấy đã giao đến chủ là 1.856 giấy).

+ Tổ chức: cấp được 13 tổ chức đạt 86% Đất phi nông nghiệp

+ Đất ở tại nông thôn: không có

+ Đất ở tại đô thị: cấp được 1593 hộ, đạt 84,34% (trong đó số giấy đã giao đến chủ là 1023 giấy).

+ Tổ chức: cấp được 16 tổ chức, đạt 78,83%

Công tác cấp GCNQSDĐ còn gặp một số khó khăn do nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Bản đồ địa chính thị trấn đã được ra đời từ lâu(làm từ năm 1995) ngay từ khi xuất bản đã thiếu chính xác, hơn nữa đến nay đã gần 20 năm và có nhiều biến động. Điều đó càng gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

+ Quá trình quản lý đất đai của thị trấn chưa có hệ thống quy củ cho nên không cập nhật được thường xuyên những biến động về đất đai trên địa bàn để kịp thời chỉnh lý trên bản đồ địa chính.

+ Các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ còn thiếu đồng bộ nên mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục.

+ Nhân dân chưa có ý thức cao trong việc làm thủ tục giấy tờ khi chuyển nhượng, sang tên, thừa kế... cũng như còn coi nhẹ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm trễ và gặp nhiều khó khăn (UBND thị trấn Chùa Hang, 2013)[9].

* Quy hoch và kế hoch s dng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian... cho các mục đích sử dụng khác nhau. Đây là công việc có liên quan và bao trùm lên tất cả các cấp, các ngành nếu làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý, sử dụng đất đai một cách hiệu quả và bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội được sự chỉ đạo của UBND huyện Đồng Hỷ, thị trấn Chùa Hang đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ 2005-2015 và điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010-2020.

* Kim kê đất đai

Trong giai đoạn 2000 - 2005 thị trấn đã thực hiện tốt việc tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và năm 2005 theo chỉ thị 24/CP và 28/2004 CT- TTG của thủ tướng chính phủ. Đồng thời thực hiện tốt công tác thống kê đất đai hàng năm theo đúng quy định của ngành.

* Thanh tra gii quyết tranh chp, khiếu ni, t cáo các vi phm trong qun lý s dng đất.

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai đang được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên trong quá trình đô thị hoá nhanh, giá đất biến động mạnh nên liên tục phát sinh thêm nhiều tranh chấp mới về sử dụng đất.

* X lý vi phm trong qun lý đất đai.

Những vi phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai đều được xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Nhìn chung công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn thị trấn những năm gần đây đã có nhiều cố gắng, từng bước đi vào nề nếp. Vai trò QLNN về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đất đai của chính quyền thị trấn được tăng cường tuy nhiên công tác quản lý đất đai vẫn còn những hạn chế bất cập sau:

Các vi phạm về đất đai vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi và chưa giải quyết triệt để.

Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn chậm, nhiều vụ việc kéo dài...

4.2.2. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai

Hiện trạng quỹ đất: Được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trấn Chùa Hang năm 2013 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ Cấu (%) Tng din tích t nhiên 303,7 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 121,68 40,06

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 117,82 38,79

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 116,75 38,43

11.11 Đất trồng lúa LUA 5,41 1,78

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 111,34 36,65 1.1.2 Đất trồng cây lầu năm CLN 1,07 0,35

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,48 0,16

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0,48 0,16

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 3,38 1,11

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 173,21 57,02

2.1 Đất ở OTC 54,35 17,89

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 0 0

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 54,35 17,89

2.2 Đất chuyên dùng CDG 113,48 37,36

2.2.1 Đất trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp CTS 6,65 2,19 2.2.2 Đất an ninh, quốc phòng CQP 1,2 0,4 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 55,11 18,14

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,16 0,05

2.4 Đất có mục đích công cộng ccc 50,52 16,63

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,05 0,02

2.6 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng SMN 3,85 1,27

2.7 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,32 0,43

3 Đất chưa sử dụng CSD 8,88 2,92

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5,59 1,84

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1,03 0,34

3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 2,26 0,74

* Nhóm đất nống nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất nông nghiệp của thị trấn có 121,68 ha chiếm 40,06% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn.

Trong đó:

Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm 117,82 ha chiếm 38,79% diện tích đất tự nhiên, được sử dụng chủ yếu là đất trồng cây hàng năm như: lúa, lạc,

đỗ, ngô và các loại rau màu... với diện tích là 116,75 ha phục vụ chủ yếu cho nhân dân trong vùng; ngoài ra chỉ có rất ít diện tích đất trồng cây trồng cây lâu năm khoảng 1,07 ha chiếm 0,35% tổng điện tích đất tự nhiên.

Do điều kiện tự nhiên của thị trấn không phù hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp và do quá trình đô thị hoá nên diện tích đất lâm nghiệp còn rất ít khoảng 0,48 ha chiếm 0,16% trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất nuôi trồng thuỷ sản có 3,38 ha chiếm 1,11% tổng diện tích đất tự nhiên.

* Nhóm đất phi nông nghiệp:

Diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn có 173,21 ha chiếm 57,02% trong tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn, cao nhất trong các loại đất. Trong đó:

- Diện tích đất ở là 54,35 ha chiếm 17,89% là đất ở đô thị, không có đất ở nông thôn.

- Đất chuyên dùng có diện tích lớn nhất trong nhóm đất phi nông nghiệp là 113,48 ha chiếm 37,36% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp, là 6,65 ha chiếm 2,19% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất an ninh quốc phòng là 1,2 ha chiếm 0,39% diện tích đất tự nhiên. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 55,11 ha chiếm 18,14% diện tích đất tự nhiên.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng là 0,16 ha chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên.

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng là 50,52 ha chiếm 16,63% diện tích đất tự nhiên.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 0,05 ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên.

- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng là 3,85ha chiếm 1,27% diện tích đất tự nhiên.

- Chỉ còn 1,32ha chiếm 0,43% diện tích đất phi nông nghiệp là sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp khác.

* Nhóm đất chưa sử dụng:

Hiện nay thị trấn Chùa Hang còn diện tích đất chưa sử dụng là 8,88 ha chiếm 2,92% trong tổng diện tích tự nhiên của thị trấn. Trong đó, đất núi đá không có rừng cây chủ yếu tập trung ở các khu vực Núi Voi với diện tích là 2,26 ha chiếm 0,74% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bằng chưa sử dụng có 5,59 ha chiếm 1,84% trong diện tích đất tự nhiên. Thị trấn Chùa Hang cần phải tăng cường khai thác và đưa vào sử dụng những phần diện tích trên để phục vụ đời sống của người dân trong vùng.

4.2.3. Nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng đất của thị trấn Chùa Hang

Qua phân tích tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng quỹ đất của thị trấn Chùa Hang cho thấy:

- Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp, trình độ quản lý của các cán bộ thị trấn đã từng bước được nâng cao.

- Hiện tượng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đã được UBND thị trấn giải quyết kịp thời theo đúng quy định của luật đất đai.

- Công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ thực hiện còn chậm chưa trở thành tác nhân thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Tình hình biến động đất đai không lớn nhưng chưa được đăng ký kịp thời và chưa được chỉnh lý trên tài liệu lưu trữ, đặc biệt là biến động về chủ sử dụng đất.

4.2.4. Thực trạng cán bộđịa chính của thị trấn Chùa Hang

Thị trấn Chùa Hang cho tới nay đang có hai cán bộ địa chính với trình độ đại học. Công việc quản lý đất đai của thị trấn nhiều lúc giải quyết còn chậm vì chỉ có hai cán bộ địa chính mà khối lượng công việc lại tương đối nhiều.

4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010-2013 Chùa Hang giai đoạn 2010-2013

4.3.1. Tình hình tranh chp đất đai trên địa bàn th trn Chùa Hang

Chùa Hang là một đơn vị hành chính cấp cơ sở, nó có một lợi thế hơn so với hai thị trấn là Trại Cau và Sông Cầu vì thị trấn Chùa Hang gần trung tâm huyện và là nơi tập trung các phòng ban, cơ quan đầu não của huyện. Khi đất đai ngày càng có giá trị thì việc giải quyết tranh chấp đất đai càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn với cán bộ địa chính cơ sở. Từ luật Đất đai 1993 đến luật Đất đai 2003 đều khuyến khích các bên tranh chấp tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải cơ sở. Điều 135 luật Đất đai 2003 nêu rõ nhà nước khuyên khích việc hoà giải các tranh chấp trong nhân dân. UBND phường, xã, thị trấn phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, hội nông dân cấp xã... hoà giải các tranh chấp đất đai. Như vậy, luật Đất đai 2003 đã khẳng định giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ sở là trách nhiệm của UBND cấp xã. Điều đó có nghĩa là các tranh chấp về đất đai đều phải được giải quyết thông qua hoà giải tại cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tranh chấp đất đai là một thực tế trong đời sống xã hội ở trong mọi thời điểm của lịch sử. Tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ thì thị trấn Chùa Hang cũng phát sinh nhiều hơn những vụ tranh chấp đất đai. Vì thế đây trở thành vấn đề nóng bỏng đòi hỏi cấp có thẩm quyền phải xác định được giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải là trách nhiệm của cấp mình, từ đó đưa ra những giải quyết cho đúng pháp luật đảm bảo giữ được tình làng nghĩa xóm, tình anh em, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có nên cấp trên.

Trong 4 năm qua số lượng vụ việc thị trấn đã nhận được là 114 vụ việc về tranh chấp đất đai số liệu cụ thể được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.2. Tổng hợp đơn thư tranh chấp vềđất đai tại thị trấn Chùa Hang theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2013

STT ĐVHC Tổng sô vụ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Khu vực 1 7 1 2 2 2 2 Khu vực 2 6 1 1 1 3 3 Khu vực 3 10 2 3 3 2 4 Khu vưc 4 7 1 2 2 2 5 Khu vực 5 11 2 3 3 3 6 Khu vực 6 5 0 2 2 1 7 Khu vực 7 2 1 0 0 1 8 Khu vực 8 4 0 1 1 2 9 Khu vực 9 12 4 3 2 3 10 Khu vực 10 10 2 3 3 2 11 Khu vực 11 11 2 3 2 4 12 Khu vực 12 6 2 1 2 1 13 Khu vực 13 10 1 3 2 4 14 Khu vực 14 6 1 1 2 2 15 Khu vực 15 7 1 2 2 2 Tổng 114 21 30 29 34

(Nguồn UBND Thị trấn Chùa Hang, 2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ tranh chấp đất đai xảy ra ở khắp các khu vực trên địa bàn thị trấn Chùa Hang trong giai đoạn 2010-2013. Khu vực xảy ra tranh chấp nhiều nhất là khu vực 9 gồm 12 vụ vì khu vực này cũng thuộc trung tâm của thị trấn nên việc tranh chấp đất đai càng căng thẳng hơn những khu vực không phải trung tâm thị trấn. Khu vực 7 là khu vực xảy ra ít tranh chấp nhất chỉ có 2/114 vụ tranh chấp đất đai trong 4 năm.

21 30 29 34 0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hình 4.2. Tổng hợp đơn thư tranh chấp đất đai theo từng năm trong giai đoạn 2010 - 2013

Nhìn vào đồ thị ta thấy số vụ tranh chấp xảy ra trong các năm không tuân theo quy luật, nhưng có thể thấy rõ tình hình tranh chấp đất đai ở thị trấn Chùa Hang trong 4 năm qua liên tục diễn ra và có xu hướng gia tăng. Năm 2013 là 34/114 vụ chiếm tỷ lệ là 29,8% trong tổng số vụ tranh chấp đất đai và là năm có số vụ tranh chấp nhiều nhất. Năm 2012 ít hơn năm 2013 là 5 vụ (29/ 114 vụ chiếm tỷ lệ 25,4%). Năm 2010 là năm xảy ra ít tranh chấp nhất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 35)