Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 43)

Chùa Hang là một đơn vị hành chính cấp cơ sở, nó có một lợi thế hơn so với hai thị trấn là Trại Cau và Sông Cầu vì thị trấn Chùa Hang gần trung tâm huyện và là nơi tập trung các phòng ban, cơ quan đầu não của huyện. Khi đất đai ngày càng có giá trị thì việc giải quyết tranh chấp đất đai càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn với cán bộ địa chính cơ sở. Từ luật Đất đai 1993 đến luật Đất đai 2003 đều khuyến khích các bên tranh chấp tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải cơ sở. Điều 135 luật Đất đai 2003 nêu rõ nhà nước khuyên khích việc hoà giải các tranh chấp trong nhân dân. UBND phường, xã, thị trấn phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, hội nông dân cấp xã... hoà giải các tranh chấp đất đai. Như vậy, luật Đất đai 2003 đã khẳng định giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ sở là trách nhiệm của UBND cấp xã. Điều đó có nghĩa là các tranh chấp về đất đai đều phải được giải quyết thông qua hoà giải tại cơ sở.

Tranh chấp đất đai là một thực tế trong đời sống xã hội ở trong mọi thời điểm của lịch sử. Tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ thì thị trấn Chùa Hang cũng phát sinh nhiều hơn những vụ tranh chấp đất đai. Vì thế đây trở thành vấn đề nóng bỏng đòi hỏi cấp có thẩm quyền phải xác định được giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải là trách nhiệm của cấp mình, từ đó đưa ra những giải quyết cho đúng pháp luật đảm bảo giữ được tình làng nghĩa xóm, tình anh em, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có nên cấp trên.

Trong 4 năm qua số lượng vụ việc thị trấn đã nhận được là 114 vụ việc về tranh chấp đất đai số liệu cụ thể được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.2. Tổng hợp đơn thư tranh chấp vềđất đai tại thị trấn Chùa Hang theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2013

STT ĐVHC Tổng sô vụ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Khu vực 1 7 1 2 2 2 2 Khu vực 2 6 1 1 1 3 3 Khu vực 3 10 2 3 3 2 4 Khu vưc 4 7 1 2 2 2 5 Khu vực 5 11 2 3 3 3 6 Khu vực 6 5 0 2 2 1 7 Khu vực 7 2 1 0 0 1 8 Khu vực 8 4 0 1 1 2 9 Khu vực 9 12 4 3 2 3 10 Khu vực 10 10 2 3 3 2 11 Khu vực 11 11 2 3 2 4 12 Khu vực 12 6 2 1 2 1 13 Khu vực 13 10 1 3 2 4 14 Khu vực 14 6 1 1 2 2 15 Khu vực 15 7 1 2 2 2 Tổng 114 21 30 29 34

(Nguồn UBND Thị trấn Chùa Hang, 2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ tranh chấp đất đai xảy ra ở khắp các khu vực trên địa bàn thị trấn Chùa Hang trong giai đoạn 2010-2013. Khu vực xảy ra tranh chấp nhiều nhất là khu vực 9 gồm 12 vụ vì khu vực này cũng thuộc trung tâm của thị trấn nên việc tranh chấp đất đai càng căng thẳng hơn những khu vực không phải trung tâm thị trấn. Khu vực 7 là khu vực xảy ra ít tranh chấp nhất chỉ có 2/114 vụ tranh chấp đất đai trong 4 năm.

21 30 29 34 0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hình 4.2. Tổng hợp đơn thư tranh chấp đất đai theo từng năm trong giai đoạn 2010 - 2013

Nhìn vào đồ thị ta thấy số vụ tranh chấp xảy ra trong các năm không tuân theo quy luật, nhưng có thể thấy rõ tình hình tranh chấp đất đai ở thị trấn Chùa Hang trong 4 năm qua liên tục diễn ra và có xu hướng gia tăng. Năm 2013 là 34/114 vụ chiếm tỷ lệ là 29,8% trong tổng số vụ tranh chấp đất đai và là năm có số vụ tranh chấp nhiều nhất. Năm 2012 ít hơn năm 2013 là 5 vụ (29/ 114 vụ chiếm tỷ lệ 25,4%). Năm 2010 là năm xảy ra ít tranh chấp nhất chỉ có 21 vụ chiếm 18,4 % tổng số vụ tranh chấp về đất đai. Nguyên nhân chính là trong những năm qua thị trấn Chùa Hang đang trên đà phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ với tốc độ ngày càng cao, do đó đất đai cũng được biến động theo tốc độ của quá trình đô thị hoá, khi nhận thức được tầm quan trọng của đất trong đời sống của nhân dân thì việc xảy ra tranh chấp đất đai là việc không thể tránh khỏi ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới.

Tranh chấp đất đai là mối quan hệ giữa các chủ sử dụng đất khác với tranh chấp tài sản là mối quan hệ giữa các chủ sở hữu bởi vì theo nguyên tắc: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là Nhà nước không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác, ngoài hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, bởi nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước là người đại diện cho lợi ích của nhân dân, có đủ phương tiện, công cụ thay mặt nhân dân thực hiện quyền của chủ sở hữu về đất đai. Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối, bao trùm lên tất thảy đất đai, bất kể đất đó hiện đang có hoặc không có người sử dụng. Đất đai không thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân công dân nào. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ người khác, chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai.

Tuy nhiên, trên thực tế Nhà nước không trực tiếp sử dụng và khai thác lợi ích trên từng thửa đất mà giao đất cho các chủ thể sử dụng do đó đất đai mang tính quan hệ hành chính giữa Nhà nước với công dân, giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Vì vậy, tranh chấp đất đai thể hiện mối quan hệ của tranh chấp dân sự không thuần khiết, tính chất diễn biến của mối quan hệ này thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 4.3. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010- 2013

Năm Số lượng Phân theo đối tượng

Cá nhân - Cá nhân Cá nhân – Tổ chức Tổ chức - tổ chức

2010 21 20 1 0

2011 30 28 2 0

2012 29 28 1 0

2013 34 34 0 0

Tổng 114 110 4 0

(Nguồn UBND Thị trấn Chùa Hang, 2014)

Qua bảng 4.3 ta thấy việc tranh chấp đất đai chủ yếu diễn ra giữa cá nhân với cá nhân chiếm 110/114 vụ về tranh chấp đất đai. Sở dĩ số vụ tranh chấp giữa cá nhân chiếm số lượng lớn như vậy là do các nguyên nhân sau đây:

- Chủ thể sử dụng đất là các cá nhân, hộ gia đình chiếm đại đa số ở thị trấn. - Do trình độ nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng của người dân còn nhiều hạn chế.

Để hiểu được nguyên nhân xảy ra tranh chấp thì việc nắm được nội dung tranh chấp đất đai là điều cần thiết.

Nội dung tranh chấp ranh giới về đất đai chủ yếu là tranh chấp về quyền sử dụng đất, có 73/114 vụ chiếm tỷ lệ 64,04% trong số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai. Sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan quản lý về đất đai, hệ thống bản đồ không chính xác, ý thức sử dụng đất của người dân chưa cao là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ranh giới sử dụng đất.

Bảng 4.4. Tình hình tranh chấp đất đai theo đơn vị hành chính tại thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010- 2013

STT ĐVHC Tổng sô vụ Nội dung tranh chấp Ranh giới Thửa đất Ngõ đi Nội dung khác 1 Khu vực 1 7 3 3 1 0 2 Khu vực 2 6 3 2 1 0 3 Khu vực 3 10 4 3 3 0 4 Khu vực 4 7 4 1 1 1 5 Khu vực 5 11 7 3 1 0 6 Khu vực 6 5 2 2 1 0 7 Khu vực 7 2 2 0 0 0 8 Khu vực 8 4 2 0 1 1 9 Khu vực 9 12 9 1 2 0 10 Khu vực 10 10 7 2 1 0 11 Khu vực 11 11 8 0 3 0 12 Khu vực 12 6 4 1 1 0 13 Khu vực 13 10 8 0 2 0 14 Khu vực 14 6 4 1 1 0 15 Khu vực 15 7 6 1 0 0 Tổng 114 73 20 19 2

64.04% 17.54% 16.67% 1.75% Ranh giới Thửa đất Ngõ đi Nội dung khác

Hình 4.3. Tình hình tranh chấp đất đai thể hiện theo nội dung tranh chấp trên địa bàn thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010 - 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung tranh chấp về ranh giới chiếm tỷ lệ phần trăm khá lớn 64,04% gồm 73/114 vụ. Nội dung tranh chấp về thửa đất chiếm 20/114 vụ, tranh chấp ngõ đi giữa các hộ gia đình với nhau cũng chiếm 19/114 vụ.

Các tranh chấp khác là tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Tranh chấp này do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thoả thuận được với nhau về phân chia thừa kế dẫn đến tranh chấp.

Tranh chấp đất đai có thể diễn ra ở khắp mọi nơi nếu sự quản lý của cán bộ chuyên môn còn lỏng lẻo, năng lực chuyên môn yếu, hoặc sự am hiểu về pháp luật của người dân còn hạn chế. Đa phần các vụ tranh chấp diễn ra đều giữa cá nhân với cá nhân mà trong đó những người có cùng quan hệ ruột thịt với nhau có số vụ tranh chấp không phải là ít.

Bảng 4.5. Tình hình tranh chấp đất đai giữa những người có cùng quan hệ huyết thống trên địa bàn thi trấn Chùa Hang trong

giai đoan 2010- 2013

Năm Số lượng vụ

Theo mối quan hệ Quan hệ Anh- em Cô, dì, chú, bác - cháu ruột Cha mẹ - con cái Ông, bà – cháu 2010 8 7 0 0 1 2011 6 5 0 1 0 2012 7 4 2 0 1 2013 9 7 1 0 1 Tổng 30 23 3 1 3

(Nguồn UBND Thị trấn Chùa Hang, 2014)

76.7% 10.0% 3.3% 10.0% Anh- em Cô, dì, chú, bác - cháu ruột Cha mẹ - con cái

Ông, bà - cháu

Hình 4.4. Tình hình tranh chấp đất đai theo mối quan hệ huyết thống trên địa bàn thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010-2013

- Tranh chấp đất đai giữa những người anh em chiếm một tỷ lệ khá cao 23/30 vụ tức chiếm 76,7% trong tổng số vụ tranh chấp về đất đai. Nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp giữa anh và em là tranh chấp ranh giới các thửa đất với nhau và tranh chấp cả thửa đất do không có sự thoả thuận giữa 2 bên hoặc thoả thuận không thoả đáng, có những vụ còn xảy ra án mạng khi tranh chấp.

- Các vụ tranh chấp giữa những người bề trên với bề dưới như ông bà với cháu, bố mẹ với con cái hoặc giữa cô, dì, chú, bác với cháu cũng xảy ra 7 vụ. Loại tranh chấp này chủ yếu là tranh chấp về thửa đất, có thể là tranh chấp giữa đất trong quyền thừa kế, cũng có trường hợp tranh chấp khi thửa đất đã được cho đi nhưng không có giấy tờ hợp pháp và sau đó lại được đòi lại... tất cả đã dẫn đến tranh chấp.

Gia đình là tế bào của xã hội, nếu một gia đình luôn xảy ra những xích mích do tranh chấp đất đai sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, vì thế sự can thiệp, xử lý kịp thời của các cán bộ quản lý càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Để làm tốt công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khi nhận được đơn thư tranh chấp về đất đai cán bộ chuyên môn thực hiện công tác hoà giải tranh chấp. Kết quả hoà giải tranh chấp phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND thị trấn. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Bảng 4.6. Kết quả phân loại đơn thư tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang giai đoạn 2010- 2013

Năm Số lượng đơn

Thuộc thẩm quyền Không thuộc thẩm quyền Số vụ Tỷ lệ (%) Số vụ Tỷ lệ (%)

2010 21 17 80,95 4 19,05

2011 30 27 90 3 10

2012 29 25 86,2 4 13,8

2013 34 29 85,3 5 14,7

(Nguồn UBND thị trấn Chùa Hang, 2014)

Những vụ không thuộc thẩm quyền ở đây bao gồm những vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 điều 50 luật Đất đai 2003 thì thuộc thẩm quyền của toà án giải quyết. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2,5 điều 50 của Luật Đất đai 2003 thì đương sự gửi đơn đến cơ quan hành chính để giải quyết.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Chùa Hang - huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 43)