Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 64)

* Đối với cây trồng hàng năm

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón phục vụ sản xuất.

- Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng

được một hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho ruộng có địa hình vàn cao, thoát nước cho khu vực thường xuyên bị ngập ngập úng. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp đểđưa diện tích đất 1 vụ nên 2 vụ.

- Nhà nước cần có trợ cấp về giá giống, phân bón, có các chính sách dùng trước trả sau….Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất, gieo mạ, bón phân…

- Tạo điều kiện về vốn cho người dân thông qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, hội nông dân, hội phụ nữ....

- Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nhằm tăng giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện của xã.

- Quan tâm hơn tới việc bảo quản nông sản sau thu hoạch.

- Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý đểđạt được sản lượng cao và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

* Đối với cây trồng lâu năm (cây ăn quả)

- Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh và trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả của huyện, xã.

- Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

- Cùng với việc sử dụng giống tốt sạch bệnh, cần chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống cây ăn quả từ làm đất, đào hố, bố trí mật độ.

Khoảng cách, kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây ở các thời kỳ tuổi, từ việc bón phân, tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh đến việc trồng xen, trồng gối, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Hiện nay, về cơ bản đã có tài liệu hướng dẫn đối với từng loại cây ăn quả.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị

trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm quảđể người sản xuất yên tâm, chủ động đầu tư. Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ

sản phẩm.

* Cây lúa và hoa màu:

Diện tích đất lúa không nên mở rộng thêm, chỉ nên dừng lại ở diện tích hiện tại để vừa đủ đảm bảo lương thực tại chỗ. Cần mạnh dạn chuyển diện tích lúa 1 vụ và những chân ruộng cao không thích hợp sang trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Với diện tích trồng lúa còn lại này, cần tiến hành thâm canh và đầu tư theo chiều sâu để tăng năng suất, sản lượng, cần chú trọng khâu chọn giống và bố trí mùa vụ hợp lý. Thực hiện đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm trên cơ sở thâm canh hợp lý. Hạn chếđến mức tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp. Áp dụng các tiến bộ

mới về công nghệ sinh học: Chủ yếu là công tác giống mới, đổi mới chế độ

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương , em rút ra một số kết luận sau:

- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã là: * Đối với đất trồng cây hàng năm

Có 3 loại hình sử dụng đât trồng lúa, chuyên rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, với 7 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, LUT 2 màu - 1 lúa: Ngô - Lúa - Rau cho hiệu quả cao nhất, LUT 1 lúa cho hiệu quả thấp nhất.

* Đối với đất trồng cây lâu năm

Có 2 loại hình sử dụng đất chính là: Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm cũng góp phần vào phát triên tạo việc làm cho những tháng đợi mùa vụ, nhưng cây ăn quả chưa được chú trọng đầu tư phát triển nhằm mục đích kinh tế.

- Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra 3 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã Cao Chương

+ LUT 1: 2M - 1L; Phân bố rải rác trên địa bàn, áp dụng chủ yếu ở

những nơi có địa hình vàn cao..

+ LUT 2: Chuyên rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Loại hình mang lại hiệu quả khá cao.

+ LUT3: Cây ăn quả. Trong tương lai loại hình sử dụng đất này có thể là hướng đi mới để phát triển kinh tế.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo quan

điểm sinh thái và bền vững, thì xã Cao Chương cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng. Thực hiện đồng bộ

các giải pháp về chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về khoa học kỹ

thuật, giải pháp về thị trường để thúc đẩy sản xuất. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệđất, bảo vệ môi trường.

5.2. Đề nghị

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao và đưa kiểu sử dụng đất 2 Màu – 1 Lúa vào sử dụng.

- Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai.

- Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy nông hộ phát triển. Có các chính sách phù hợp, ưu đãi, hỗ trợ nguồn vốn cho người dân. Nhất là đầu tư

cơ sở sản xuất, khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân ngày càng nâng cao mức sống và có thu nhập ổn định. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, giúp nhân dân thay đổi nhận thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nxb Nông

nghiệp

2. Đỗ Nguyên Hải (1999), “ Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp”. 3. Đinh Thị Phương,“Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất

sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”.

4. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Nxb Nông

nghiệp.

5. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, Nxb Nông nghiệp. 6. Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ môi trường đất đai, Nxb Nông nghiệp. 7. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà

Nội.

8. UBND xã Cao Chương, " Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2011, 2012, 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012, 2013, 2014 ".

9. UBND xã Cao Chương, " Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 ". 10. Báo Cáo về các bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai UBND xã Cao Chương.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra nông hộ

Số phiếu điều tra:………..

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Họ tên chủ hộ: ... Tuổi:... .Nam/Nữ:...

Địa chỉ:…...

Loại hộ (Khá, trung bình, nghèo): ……...………...

Trình độ văn hóa:………...………Dân tộc:...

1. Nhân khẩu và lao động Tổng số nhân khẩu...

Số nam: ...

Số nữ: ...

Số lao động chính: ... Lao động nông nghiệp: ...

Số lao động phụ: ...

Tình hình việc làm hiện nay của hộ : Thừa Đủ Thiếu

2. Điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất

2.1. Hiệu quả sử dụng đất cây trồng hàng năm

- Đầu tư cho một sào Bắc Bộ Cây trồng Giống (1000đ) Đạ m (Kg) Kali (Kg) Phân NPK (Kg) Phân chuồng (Kg) Thuốc BVTV (1000đ) Lao động (công) Lúa mùa Ngô Xuân Ngô đông Khoai lang Rau

- Thu nhập từ cây hàng năm

Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tạ) Giá bán (đồng/kg) Lúa Xuân Lúa mùa Ngô Xuân Ngô đông Lạc xuân Khoai lang Rau

2.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm

Hạng mục ĐVT Cây hồng Cây mận Cây cam

Diện tích ha Năng suất Kg/ha Sản lượng Kg 1. Chi phí Giống 1000đ Phân Hữu cơ Kg Phân đạm Kg Phân lân Kg Phân Kali Kg Vôi Kg Thuốc BVTV 1000đ

Công lao động Công

2. Giá bán 1000đ/kg

3. Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất

(LUT)

Kiểu sử dụng đất (Công thức luân canh)

2 Lúa – 1màu 2 Lúa 1 Lúa 2 màu - 1 lúa 1 Lúa – 1 màu Chuyên màu

4. Câu hỏi phỏng vấn

1. Gia đình thường gieo trồng những loại giống gì ? Lúa

Ngô

2. Thuốc trừ sâu gia đình dùng mấy lần/vụ ? Có ảnh hưởng như thế nào

đến chất lượng sản phẩm và môi trường ?

3. Gia đình thường bón phân gì cho cây trồng là chủ yếu ? 4. Gia đình có thuê thêm đất để sản xuất không?

Có ο Vì sao ?... Không ο Vì sao ?... 5. Gia đình có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất không?

Có ο Không ο

6. Gia đình có vay vốn để sản xuất không ?

Có ο Không ο 7. Tiểm năng của gia đình ? Vốn ο Lao động ο Đất ο Nghành nghề ο Tiềm năng khác ο 8. Gia đình có khó khăn gì trong sản xuất ?

9. Gia đình có mong muốn gì về các loại hình sử dụng đất hiện nay đang canh tác đạt hiệu quả cao ? a. Chính sách của nhà nước: - Chính sách đất đai: - Chính sách vốn: - Chính sách khác: b. Về kỹ thuật: c, Về cơ sở hạ tầng:

d: Về thị trường :

10. Dự kiến về cơ cấu cây trồng trong những năm tới - Giữ nguyên ο

- Thay đổi cây trồng mới ο là cây nào... - Chuyển mục đích sử dụng mới , cụ thể sử dụng vào mục đích gì

- Ý kiến khác... 11. Thu thập từ sản xuất nông nghiệp:

- Đủ chi dùng cho cuộc sống ο

- Không đủ chi dùng cho cuộc sống ,đáp ứng được bao nhiêu phần %...ο

12. Ý kiến khác

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)