Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Cao Chương là xã nằm ở phía Nam của huyện Trà Lĩnh, có tổng diện tích tự nhiên 2.855,30 ha và có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp xã Xuân Nội, - Phía Tây giáp xã Lưu Ngọc,

- Phía Nam giáp xã Quốc Toản và xã Phi Hải huyện Quảng Uyên, - Phía Bắc giáp thị trấn Hùng Quốc và xã Quang Hán.

Xã có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, có tuyến đường tỉnh lộ 205 chạy giữa trung tâm xã nối với cửa khẩu Trà Lĩnh và đường quốc lộ 3, có tuyến đường liên xã sang xã Lưu Ngọc. Xã có mạng lưới sông suối bao phủ, có sông Trà Lĩnh chảy giữa

địa bàn xã và một số suối nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Là xã miền núi có độ cao so với mặt nước biển từ 600 - 900m, địa hình của xã được chia thành hai vùng rõ rệt:

- Vùng núi đá: Nằm ở phía Tây Nam của xã, có nhiều núi cao, độ cao so với mặt nước biển từ 700 – 900m, có địa hình hiểm trở, nhiều suối ngầm, khu vực này thường không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ.

- Vùng núi đất: Chiếm phần lớn diện tích của xã. Có độ cao so với mặt nước biển từ 600 – 800m, giữa các vùng dốc núi tạo nên các thung lũng tương

thác sử dụng cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, khoanh nuôi và phát triển rừng phòng hộđầu nguồn.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu đặc trưng - nhiệt đới gió mùa của Miền núi Đông Bắc với các yếu tố khí hậu thời tiết đo được hàng năm như sau:

+ Nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến 240 C + Độẩm trung bình năm từ 75,0% đến 80,0 %. + Tổng lượng mưa bình quân 2.000 mm/năm * Thủy văn:

Trên địa bàn xã duy nhất có con sông Trà Lĩnh chạy qua giữa địa bàn xã về phía Tây Nam đến Thang Sặp thì cả dòng sông chảy ngầm xuống hang

động với hồ Ngà Nội và hồ Thang Hen, có lưu lượng nước trung bình hàng năm là Qmin = 2,7 – 3m3/s, Qmax = 14 – 15m3/s. Nhìn chung, chất lượng nước khá tốt, đáp ứng được nhu cầu và sinh hoạt của nhân dân, ngoài ra còn có các con suối nhỏ, một số ao, hồ cung cấp một phần nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Với mạng lưới sông suối chảy qua địa bàn xã phân bố tương đối đều, trong đó nguồn nước chính là sông Trà Lĩnh bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

4.1.1.4 . Nguồn tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất

Trải qua các quá trình biến động kiến tạo và các quá trình phong hóa đá

đã hình thành ở Cao Chương 7 loại đất chính:

- Đất xám Feralit trên đá phiến thạch và đá biến chất, đất ẩm, thành phần cơ giới thịt pha sét, giàu mùn ở tầng mặt, đất hơi chua, hàm lượng Ca, Mg trung bình, nghèo Kali, lân dễ tiêu.

đất hơi chua, nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, cấu trúc trung bình, đất không chặt, xốp, độ phì thấp.

- Đất xám Feralit bị biến đổi do trồng lúa là loại đất đỏ vàng sau một thời gian dài canh tác lúa nước nên loại đất này đã có những biến đổi như mất kết cấu ở tầng canh tác, có tầng đế cày, đất thường chua và hàm lượng hữu cơ nghèo.

- Đất nâu vàng trên đá vôi: Được hình thành do quá trình phân hủy đá vôi,

đất thường ở địa hình thấp, có nhiều đá lộđầu, đất chua, hàm lượng hữu cơ và chất dễ tiêu thấp, đất ẩm, xốp.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi được hình thành do quá trình phân hủy đá vôi . Tính chất đất tốt, giàu mùn, trung tính, độ bão hòa bazơ khá, kết cấu tốt.

- Đất Glay trung tính ít chua: Được hình thành do sản phẩm từ nơi có địa hình cao bị rửa trôi xuống nơi có địa hình thấp, hàm lượng dinh dưỡng khá, thành phần cơ giới sét pha thịt, ít dẻo, dính, hơi xốp.

- Đất nâu trầm tích vôi được hình thành ở các thung lũng đá vôi, khó thoát nước. Đất có màu nâu thẫm, trung tính, giàu hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dễ tiêu.

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2013, Diện tích đất tự nhiên là: 2.855,30 ha, Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 2.606,62 ha chiếm 91,29% so với tổng diện tích tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp: 1.63,47 ha chiếm 5,73% so với tổng diện tích tự nhiên; + Đất chưa sử dụng : 85,21 ha chiếm 2,98% so với tổng diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là: 2.057,72 ha chiếm 72,07%, Trong đó: + Đất trồng rừng sản xuất: 1.061,92 ha, chiếm 37,19%.

+ Đất rừng phòng hộ: 995,80 ha;

Tuy nhiên, thảm thực vật tự nhiên của Cao Chương có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ xã, các vùng rừng tập trung chủ

yếu ở những nơi hiểm trở. Các quần thể thực vật ở trên địa bàn xã phân bố

theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗ thấp.

*Tài nguyên nước + Nước mặt

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 26,43 ha.

Nước mặt là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Trên địa bàn xã có sông Trà Lĩnh chảy qua theo hướng Tây Nam với chiều dài 9,5 km, đây nguồn chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Cũng là nguồn tiêu nước khi có mưa lũ lớn xảy ra. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có nhiều con sông suối nhỏ khác như Hồ Ngà Nội và các nguồn nước bắt nguồn từ các khe, mạch rừng chảy ra. chất lượng nước tốt, không bị

ô nhiễm. Do địa hình dốc và chia cắt mạnh nên khả năng giữ nước hạn chế. Mặt khác, nguồn nước mặt phân bố không đều trên địa bàn xã, dẫn đến nhiều khu vực vùng cao thường thiếu nước vào mùa khô.

+ Nước ngầm

Sông Trà Lĩnh chảy theo hướng Tây Nam đến xóm Thăng Sặp thì đổ

xuống hang đá thông với hồ Ngà Nội và Thăng Hen. Lưu lượng nước hàng năm trung bình là: Qmin = 2,7 – 3m3/s; Qmax = 14 – 15 m3/s. Còn nguồn nước ngầm khác hiện chưa có tài liệu khảo sát. Tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ

cho thấy với địa hình đồi núi cao, có độ dốc lớn và có hiện tượng castơ, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm

để phục vụ sản xuất và sinh hoạt sẽ rất tốn kém và hiệu quả không cao. Do vậy việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất và sinh hoạt không đề cập đến.

* Khoáng sản

Đến nay chưa có kết quả điều tra khảo sát cụ thể nào được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)