Phương pháp tính toán phân tích số liệ u

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 33)

- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excell.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Cao Chương là xã nằm ở phía Nam của huyện Trà Lĩnh, có tổng diện tích tự nhiên 2.855,30 ha và có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp xã Xuân Nội, - Phía Tây giáp xã Lưu Ngọc,

- Phía Nam giáp xã Quốc Toản và xã Phi Hải huyện Quảng Uyên, - Phía Bắc giáp thị trấn Hùng Quốc và xã Quang Hán.

Xã có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, có tuyến đường tỉnh lộ 205 chạy giữa trung tâm xã nối với cửa khẩu Trà Lĩnh và đường quốc lộ 3, có tuyến đường liên xã sang xã Lưu Ngọc. Xã có mạng lưới sông suối bao phủ, có sông Trà Lĩnh chảy giữa

địa bàn xã và một số suối nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Là xã miền núi có độ cao so với mặt nước biển từ 600 - 900m, địa hình của xã được chia thành hai vùng rõ rệt:

- Vùng núi đá: Nằm ở phía Tây Nam của xã, có nhiều núi cao, độ cao so với mặt nước biển từ 700 – 900m, có địa hình hiểm trở, nhiều suối ngầm, khu vực này thường không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ.

- Vùng núi đất: Chiếm phần lớn diện tích của xã. Có độ cao so với mặt nước biển từ 600 – 800m, giữa các vùng dốc núi tạo nên các thung lũng tương

thác sử dụng cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, khoanh nuôi và phát triển rừng phòng hộđầu nguồn.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu đặc trưng - nhiệt đới gió mùa của Miền núi Đông Bắc với các yếu tố khí hậu thời tiết đo được hàng năm như sau:

+ Nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến 240 C + Độẩm trung bình năm từ 75,0% đến 80,0 %. + Tổng lượng mưa bình quân 2.000 mm/năm * Thủy văn:

Trên địa bàn xã duy nhất có con sông Trà Lĩnh chạy qua giữa địa bàn xã về phía Tây Nam đến Thang Sặp thì cả dòng sông chảy ngầm xuống hang

động với hồ Ngà Nội và hồ Thang Hen, có lưu lượng nước trung bình hàng năm là Qmin = 2,7 – 3m3/s, Qmax = 14 – 15m3/s. Nhìn chung, chất lượng nước khá tốt, đáp ứng được nhu cầu và sinh hoạt của nhân dân, ngoài ra còn có các con suối nhỏ, một số ao, hồ cung cấp một phần nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Với mạng lưới sông suối chảy qua địa bàn xã phân bố tương đối đều, trong đó nguồn nước chính là sông Trà Lĩnh bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

4.1.1.4 . Nguồn tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất

Trải qua các quá trình biến động kiến tạo và các quá trình phong hóa đá

đã hình thành ở Cao Chương 7 loại đất chính:

- Đất xám Feralit trên đá phiến thạch và đá biến chất, đất ẩm, thành phần cơ giới thịt pha sét, giàu mùn ở tầng mặt, đất hơi chua, hàm lượng Ca, Mg trung bình, nghèo Kali, lân dễ tiêu.

đất hơi chua, nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, cấu trúc trung bình, đất không chặt, xốp, độ phì thấp.

- Đất xám Feralit bị biến đổi do trồng lúa là loại đất đỏ vàng sau một thời gian dài canh tác lúa nước nên loại đất này đã có những biến đổi như mất kết cấu ở tầng canh tác, có tầng đế cày, đất thường chua và hàm lượng hữu cơ nghèo.

- Đất nâu vàng trên đá vôi: Được hình thành do quá trình phân hủy đá vôi,

đất thường ở địa hình thấp, có nhiều đá lộđầu, đất chua, hàm lượng hữu cơ và chất dễ tiêu thấp, đất ẩm, xốp.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi được hình thành do quá trình phân hủy đá vôi . Tính chất đất tốt, giàu mùn, trung tính, độ bão hòa bazơ khá, kết cấu tốt.

- Đất Glay trung tính ít chua: Được hình thành do sản phẩm từ nơi có địa hình cao bị rửa trôi xuống nơi có địa hình thấp, hàm lượng dinh dưỡng khá, thành phần cơ giới sét pha thịt, ít dẻo, dính, hơi xốp.

- Đất nâu trầm tích vôi được hình thành ở các thung lũng đá vôi, khó thoát nước. Đất có màu nâu thẫm, trung tính, giàu hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dễ tiêu.

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2013, Diện tích đất tự nhiên là: 2.855,30 ha, Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 2.606,62 ha chiếm 91,29% so với tổng diện tích tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp: 1.63,47 ha chiếm 5,73% so với tổng diện tích tự nhiên; + Đất chưa sử dụng : 85,21 ha chiếm 2,98% so với tổng diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là: 2.057,72 ha chiếm 72,07%, Trong đó: + Đất trồng rừng sản xuất: 1.061,92 ha, chiếm 37,19%.

+ Đất rừng phòng hộ: 995,80 ha;

Tuy nhiên, thảm thực vật tự nhiên của Cao Chương có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ xã, các vùng rừng tập trung chủ

yếu ở những nơi hiểm trở. Các quần thể thực vật ở trên địa bàn xã phân bố

theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗ thấp.

*Tài nguyên nước + Nước mặt

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 26,43 ha.

Nước mặt là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Trên địa bàn xã có sông Trà Lĩnh chảy qua theo hướng Tây Nam với chiều dài 9,5 km, đây nguồn chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Cũng là nguồn tiêu nước khi có mưa lũ lớn xảy ra. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có nhiều con sông suối nhỏ khác như Hồ Ngà Nội và các nguồn nước bắt nguồn từ các khe, mạch rừng chảy ra. chất lượng nước tốt, không bị

ô nhiễm. Do địa hình dốc và chia cắt mạnh nên khả năng giữ nước hạn chế. Mặt khác, nguồn nước mặt phân bố không đều trên địa bàn xã, dẫn đến nhiều khu vực vùng cao thường thiếu nước vào mùa khô.

+ Nước ngầm

Sông Trà Lĩnh chảy theo hướng Tây Nam đến xóm Thăng Sặp thì đổ

xuống hang đá thông với hồ Ngà Nội và Thăng Hen. Lưu lượng nước hàng năm trung bình là: Qmin = 2,7 – 3m3/s; Qmax = 14 – 15 m3/s. Còn nguồn nước ngầm khác hiện chưa có tài liệu khảo sát. Tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ

cho thấy với địa hình đồi núi cao, có độ dốc lớn và có hiện tượng castơ, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm

để phục vụ sản xuất và sinh hoạt sẽ rất tốn kém và hiệu quả không cao. Do vậy việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất và sinh hoạt không đề cập đến.

* Khoáng sản

Đến nay chưa có kết quả điều tra khảo sát cụ thể nào được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc anh em sống đoàn kết với nhau như: Tày, Nùng, H’mông, Kinh được phân bố theo 17 xóm hành chính. Mỗi một dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng tạo nên một nền văn hóa đa dạng, đó là một tài nguyên nhân văn quý cần được phát huy gìn giữ cùng phát triển.

Các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh cùng trung sống với nhau và cùng trung tập quán lúa nước, hàng năm có các lễ hội mùa xuân như tết nguyên đán, các tết cổ truyền như mùng 3 tháng 3, cầu mùa mùng 6 tháng 6, tết rằm tháng 7, tết trùng cửu vào mùng 9 tháng 9,…

Những năm gần dây dân tộc H’mông cũng đã bắt đầu định cư và bước

đầu canh tác lúa nước song phần đa là trồng Ngô, Đỗ tương trên các sườn đồi núi, người H’mông còn có tập quán là nuôi bò, vỗ béo đem thi trong các lễ hội và bán quay vòng đó cũng là nguồn thu nhập chính của người H’mông. Về

văn hóa người H’mông có chữ viết riêng và có các lễ hội, hội chợ múa khèn, hội hoa đào…

Hiện nay toàn xã có 4 dân tộc anh em sinh sống, xã được chia thành 17 xóm: 3077 nhân khẩu (tính đến 12/2013). Có 719 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, một số thành phần là cán bộ công nhân viên chức. Chất lượng lao

động của xã chưa cao hơn mặt bằng chung của toàn huyện song vẫn cần được

đào tạo nguồn lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Về giao thông: Có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân với các vùng phụ cận, nhưng nhìn chung thực trạng chất lượng các công trình giao thông trong xã chưa phát huy được vai trò, năng lực của từng công trình. Ngoài tỉnh lộ 205 là

tuyến đường giao thông huyết mạch đã được rải nhựa hết, các tuyến còn lại chủ yếu là đường cấp phối, đường đất hàng năm do bị xói mòn nên vẫn còn gây khó khăn cho việc đi lại về mùa mưa.

- Về thủy lợi: Do đặc thù địa hình của xã nên một số công trình thủy lợi của xã cũng được hình thành và phát triển gắn liền với điều kiện canh tác của xã. Hiện nay một số công trình thủy lợi đầu mối quan trọng như: Phai đập nhỏ, mương dẫn nước chính đã được bê tông hóa, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới, còn một số

công trình kênh mương dẫn nước nội đồng vẫn cần được kiên cố hóa nhằm nâng cao năng lực tưới của các công trình đầu mối.

- Về bưu chính viễn thông, năng lượng: Hiện nay trung tâm xã đã được lắp 1 máy điện thoại và đầu tư một điểm bưu điện văn hóa xã cơ bản đã đáp

ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của xã với các cấp theo trình độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Đến nay toàn xã đã có 14/17 xóm có điện lưới quốc gia, đưa số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 80% tổng số hộ

toàn xã.

- Công trình văn hóa phúc lợi: Trụ sở UBND xã được xây dựng khang trang, ổn định với diện tích khoảng 1200m2 là nơi trung tâm trang thiết bị

phương tiện làm việc thuận lợi cho các phòng, ban và điều hành lãnh đạo của thường trực Đảng ủy, UBND xã.

4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

* Ngành Nông nghiệp:

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã, là nguồn thu nhập chính của các sẩn phẩm chủ yếu là: Lúa, Ngô, đỗ tương, rau đậu các loại với sản phấm của chăn nuôi và đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đã hình thành một số mô hình kinh tế hàng hóa như :

Trồng cây ăn quả, Chè đắng, Thuốc lá...Nhưng sự chuyển dịch chưa có những

điều kiện đểđảm bảo cho những sự chuyển dịch này vững chắc.

- Về trồng trọt: Trong những năm gần đây ngành trồng trọt phát triển tương

đối ổn định, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các công trình thủy lợi đang dần được kiên cố hóa đảm bảo chủ động nước tưới cho cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Về cơ

bản ngành trồng trọt đáp ứng được nhu cầu lượng thực, thực phẩm của nhân dân và bước đầu có nông sản hàng hóa cung cấp cho thị trường.

- Về chăn nuôi: Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm ngày càng được quan tâm phát triển với các mô hình sản xuất hàng hóa đã và đang được triển khai trên địa bàn xã như: Mô hình Ngan Pháp, Gà Cabia...Bên cạnh đó công tác thú y luôn được các cấp quan tâm nên trên địa bàn xã không xảy ra các ổ dịch lớn, số lượng đàn gia súc như: Trâu, Bò, Ngựa, Dê mỗi năm một tăng, riêng

đàn Lợn và gia cầm trong năm 2011 có giảm xuống đáng kể do ảnh hưởng của dịch cúm gà H5N1 làn cho tư tưởng nhân dân không yên tâm đầu tư phát triển đàn gà, vịt.

Mặc dù vậy ngành sản xuất nông nghiệp của xã chưa thật sự phát triển

ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khả năng đầu tư trong dân còn hạn chế, trình độ thâm canh của người lao động nông nghiệp còn thấp, ít được cải tạo cản trở không nhỏ trong việc đưa nhanh những tiến bộ khoa học - kỹ

thuật vào sản xuất. Tuy đã hình thành một số mô hình trồng cây ăn quả, chè

đắng, mô hình nuôi gà vịt, nhưng để phát triển ổn định và sản xuất đại trà cần phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú ý công tác thú y và có cơ chế tiêu thụ sản phẩm hợp lý để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

* Ngành lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã có 2057,72 ha chiếm 72,07% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đất có rừng tự

nhiên là rừng nghèo, rừng tái sinh, trữ lượng lâm sản thấp và khả năng khai thác lâm sản hạn chế. Hiện nay phần lớn đất rừng đã được giao cho các hộ gia

đình quản lý, bảo vệ nên rừng đang có xu hướng phục hồi nhanh. Diện tích rừng trồng chủ yếu là các loại cây như: Hồi, Sa Mộc, Thông, Lát...đang được

các hộ gia đình chăm sóc tốt nên rừng phát triển tương đối nhanh và bước đầu cho khai thác sản phẩm từ rừng như Hồi và Sa Mộc. Năm 2013 độ che phủ

rừng đạt 49% nhưng phần lớn là rừng mới được khoanh nuôi bảo vệ, phải có một thời gian dài mới có thể đưa vào khai thác để tạo ra lượng lâm sản hàng hóa đáng kể và góp phần vào cải thiện môi trường sinh thái.

* Ngành tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu là các hoạt động khai thác đá, cát và sơ chế sản phẩm nông nghiệp với quy mô nhỏ do các cá nhân tựđầu tư

khai thác phục vụ nhu cầu xây dựng của các công trình cơ sở hạ tầng trên dịa bàn và của nhân dân.

4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh Chương, huyện Trà Lĩnh

Qua phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cao Chương trong những năm qua có thể rút ra những nhận xét sau:

* Thuận lợi:

- Xã Cao Chương có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, có

đường tỉnh lộ 205 chạy giữa trung tâm xã nối với cửa khẩu Trà Lĩnh và quốc lộ 3 rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân.

- Diện tích đất nông nghiệp lớn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới, phần lớn đất trồng lúa nước nằm dọc bai bên bờ sông Trà Lĩnh tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc canh tác và vận chuyển sản phẩm.

- Phần lớn phù hợp với sự phát triển của các loại cây công nghiệp dài

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)