Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

3.5.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin, số liệu có sẵn từ:

- Các phòng ban chuyên môn của Xã Cao Chương - Huyện Trà Lĩnh - Tỉnh Cao Bằng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trà Lĩnh.

- Các công trình khoa học và nghiên cứu, sách, báo có liên quan, internet...

3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm trong sản xuất. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm

đảm bảo tính thực tế, khách quan (sử dụng bộ phiếu điều tra nông hộ - Phụ

lục số 01)

3.5.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất

Để có cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Cao Chương, căn cứ vào điều kiện đất đai, địa hình và hệ

thống canh tác trên địa bàn xã. Chia xã thành 2 vùng như sau:

+ Tiểu vùng 1 : Gồm các xóm: Bản Pát I, Bản Pát II, Đoỏng Khẳm, Nà Rài, Pò Luông, Khuổi Luông, Nà Ý, Đoỏng Có, chủ yếu là đồi núi, có địa hình cao, độ dốc chủ yếu là 15 - 250, đất đai bị xói mòn, chủ yếu trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

+ Tiểu vùng 2 : Gồm các xóm: Lũng Hang, Phia Đeng, Đoỏng Vựt, Nà Rỷ, Bản Líp, Thang Sặp, Đỏng Giài, Pò Cọt, Tổng Soóng, là thung lũng thấp,

độ dốc chủ yếu từ 0 - 80, có những cánh đồng phù xa ven sông, chủ yếu trồng các loại cây hàng năm.

3.5.4. Phương pháp xác định các đặc tính đất đai

- Xác định loại đất phát sinh: Căn cứ vào tên đất trên bản đồ thổ nhưỡng kết hợp với điều tra, phân tích, phán đoán ngoài thực địa.

- Xác định thành phần cơ giới: Dùng phương pháp vê giun. - Xác định địa hình: Quan sát thửa đất, khoảnh đất với địa hình, địa vật xung quanh: + Bằng phẳng, độ cao trung bình: Vàn (ký hiệu =) + Bằng phẳng, hơi cao: Vàn cao (ký hiệu + -) + Nếu thấp trũng: Vàn thấp (ký hiệu -+) + Bậc thang: BT

3.5.5. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất.

Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

3.5.5.1. Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn. Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm.

+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm. + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx. Trong đó:

+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm. + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm. - Hiệu quảđồng vốn: Hv = T/ Csx.

- Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

3.5.5.2. Hiệu quả xã hội

- Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Yêu cầu về vốn đầu tư

- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường - Tỷ lệ giảm hộđói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động

3.5.5.3. Hiệu quả môi trường

- Hệ số sử dụng đất - Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

3.5.6. Phương pháp đánh giá tính bền vững

- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.

- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân.

- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệđộ

màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)