Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 48)

Loại hình sử dụng đất 1 lúa:

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha

đất truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân áp dụng trong sản xuất. Kiểu sử dụng đất là: lúa mùa.

- Lúa mùa bắt đầu gieo trồng vào đầu tháng 6 và thu hoạch vào trung tuần tháng 10 hàng năm.

- Reo trông lúa mùa thường sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình nhưĐoàn Kết, khang dân, nhị ưu ...

Loại hình sử dụng đất 2 màu – 1 lúa:

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất có hàm lượng dinh dưỡng tốt, những nơi có khả năng chủđộng được lượng nước tưới tiêu, it bị ngập úng, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử

dụng đất là: Ngô – Lúa - Khoai tây, Ngô – Lúa – Rau.

- Lúa mùa thường sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình, từ 110 ngày trở lên như Khang dân, đoàn kết, nhịưu các loại.

- Ngô đông: Hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu trồng các giống ngô lai có năng suất cao như: Ngô lai LVN 99, NK 54, A 88...

- Rau đông: Các loại rau đông trồng phổ biến trên địa bàn xã là Cải bắp, Su hào, đỗ tương, khoai lang và Khoai tây...

Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp hàng năm:

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu trông trên các lại đất có khả năng thoát nước tốt, chủ động được nguồn nước tưới, đất có thành phần cơ từ cát pha tới thị nhẹ. Chỉ chuyên trông cây thuốc lá lá vàng. Loại hình này đang là hướng đi mới phát triển nông thôn ơ trên toàn tỉnh Cao Bằng.

Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm:

Đây là loại hình sử dụng đất dang được nhiều người hướng tới, trông trên đồi núi độ dốc từ 15 đến 30 độ. không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, không kén đất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cây hồi dang trở thành một trong nhũng cây xóa đói giảm nghèo của xã Cao Chương cũng như toàn huyện Trà Lĩnh.

Loại hình sử dụng đất cây ăn quả:

- Cây Mận: trên địa bàn xã Cao Chương thì Mận là cây trồng khá phổ

biến do điều kiện địa hình có nhiều đồi núi đất tương đối dốc, mùa đông lạnh rất phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của Mận. Giống mận được trồng nhiều là mận tam hoa ngoải ra còn có mận thép, mận máu nhưng diện tích không đáng kể.

+ Đặc điểm Mận tam hoa: là loại chất lượng ngon, dễ trồng, ra hoa vào tháng giêng, thu hoạch vào tháng 5,6, khi chín có màu tím pha xanh, thịt quả

tím, trọng lượng quả 25-30g, hạt bé cùi dầy, ăn ngọt, giòn.

- Cây Hồng: Hiện tại hồng ở đây vẫn được trồng theo lối quảng canh và manh mún; diện tích hồng sau bao năm vẫn chưa được nhân rộng. Hồng chưa

được trồng tập trung theo vườn, mà lại sống tạp giao trong rừng cùng với các loại cây khác, nên gặp khó khăn cho việc chăm sóc; được mùa, mất mùa phụ

thuộc khá nhiều vào thời tiết. Là loại cây đặc sản có thế mạnh, dễ trồng và dễ

bán, nhưng hồng không hạt vẫn chưa đáp ứng nguồn cung ra thị trường. Một lý do khác khiến hồng không hạt khan hiếm, khó mua là do trồng hồng lâu cho thu hoạch, nếu trồng bằng dễ khoảng sau 12 năm mới được thu hoạch. Khó khăn về kinh tế, nhiều người dân chọn giải pháp trồng cây ngắn ngày cho thu hoạch đểđáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà ít trú trọng đến loại cây

đem lại hiệu quả kinh tế cao này.

- Cây Cam, Quýt: Là loại quả có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao nên hiện nay trên địa bàn xã Cao Chương được trồng ở hầu hết các xóm nhưng tập trung chủ yếu ở các xóm như Bản Pát I, Bản Pát II,...

+ Đặc điểm: Cam thường được trồng vào đầu tháng 2 hoặc cuối mùa mưa tháng 9, dễ trồng và dẽ chăm sóc, thời gian từ lúc ra hoa đến lúc thu hoạch khoảng 8-9 tháng, vỏ trái màu xanh đến xanh vàng khi chín, trọng lượng trung bình 235,9g, tép màu vàng đậm, nhiều nước và khá nhiều hạt.

Thực hiện các chương trình phủ xanh đồi núi trọc trên địa bàn toàn huyện Trà Lĩnh, trong những năm gần đây, xã Cao Chương đã tiến hành phân bổ đất lâm nghiệp cho người dân. Hiện nay về cơ bản trên địa bàn xã đã không còn đất trống do người dân rất tích cực trồng rừng. Loại cây được trồng nhiều là thông, trúc, sa môc và hồi đó hồi và trúc là cây trồng chủ yếu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Chương - huyện Trà Lĩnh - tỉnh Cao Bằng. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)