Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 32)

- Phƣơng pháp kế thừa: Dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố tiến hành thống kê, kiểm tra và hiệu chỉnh lại các thông tin một cách chính xác trên cơ sở các tài liệu tham khảo chuyên ngành từ đó xác định giá trị thông tin kế thừạ

- Phƣơng pháp điều tra, nghiên cứu thực địa:

+ Lập tuyến khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng RNM so với các số liệu thống kê trƣớc đó để đánh giá thực tế về sử dụng khôn khéo RNM khu vực. Nội dung đánh giá: Biến động của một số quần xã thực vật và các trạng thái của thảm thực vật, sự sinh trƣởng, phát sinh tự nhiên của một số loài thực vật ngập mặn quan trọng.

- Phƣơng pháp PRA:

+ Phỏng vấn bán cấu trúc ngƣời dân và cán bộ VQG về những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) khu vực để thấy rõ những biểu hiện thực tế của BĐKH và những tác động của BĐKH lên ĐDSH ở khu vực và nhận thức của cán bộ và ngƣời dân về BĐKH để đề xuất giải pháp quản lý phù hợp. Đề tài đã thực hiện phỏng vấn 10 cán bộ VQG Xuân Thủy trong đó có 4 ngƣời có chuyên môn về lâm nghiệp, 3 ngƣời có chuyên môn nông nghiệp và 3 ngƣời còn lại có chuyên môn khác nhƣ kinh tế, du lịch, thủy sản và 30 ngƣời dân trong đó có 12 ngƣời làm nghề NTTS và 18 ngƣời khai thác thủy sản ở các xã Giao Lạc, Giao An, Giao Thiện là các xã có RNM, khu NTTS và các bãi bồi rộng. Theo số liệu phỏng vấn ở VQG Xuân Thủy thì số lƣợng ngƣời tham gia khai thác thủy sản và NTTS của 5 xã vùng đệm là

23 khoảng 1500 ngƣờị Nhƣ vậy, trung bình mỗi xã có 300 ngƣời làm nghề khai thác và NTTS. Nếu lấy sai số có thể chấp nhận đƣợc là 10% thì số ngƣời cần điều tra là 30 ngƣờị Các hộ phỏng vấn đƣợc chọn ngẫu nhiên.

- Phƣơng pháp xây dựng bản đồ phân bố quần xã RNM và tính diện tích RNM qua các năm: Dựa trên bản đồ viễn thám, sử dụng map info, và excel để tổng hợp dữ liệụ Bản đồ viễn thám có tác dụng theo dõi và đánh giá biến động của cảnh quan qua từng năm để quản lý tài nguyên thiên nhiên. Dữ liệu ảnh viễn thám ở khu vực giúp cho việc giải đoán, phân loại, định loại cũng nhƣ xác định vị trí của các quần xã thực vật, mang lại các nhìn tổng quan nhất về ĐDSH khu vực.

- Phƣơng pháp so sánh hệ sinh thái đất ngập nƣớc (ĐNN) Xuân Thủy với hệ sinh thái ĐNN Thái Thụy – Thái Bình về mức độ ĐDSH để thấy rõ tính ĐDSH của khu vực:

Dựa trên tiêu chí kinh – vĩ độ và đai độ cao, cơ sở tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên tiến hành so sánh ĐDSH Xuân Thủy với ĐDSH ở vùng RNM Thái Thụy – Thái Bình áp dụng công thức so sánh của Jaccard (Nguyễn Anh Đức, 2009):

Cj = a+b-JJ

Cj: Chỉ số giống nhau của Jaccard a: Số lƣợng loài khu A

b: Số lƣợng loài khu B

j: Số lƣợng loài chung của khu A và khu B

Từ chỉ số này, nếu Cj càng lớn thì mức độ gần gũi càng lớn và ngƣợc lại nếu Cj càng nhỏ chứng tỏ hai hệ thực vật càng mang tính đặc thù riêng.

24

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 32)