Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 41)

Vùng ven biển Giao Thủy có các sinh cảnh tự nhiên và nhân tạọ Sinh cảnh có giá trị ĐDSH nhất là các bãi bồi và RNM bán tự nhiên và rừng trồng ít bị tác động. Hệ thực vật gồm các loài thực vật chủ yếu nhƣ Trang (Kandelia obovata), ngoài ra còn có Bần chua (Sonneratia caseolaris), Sú (Aegiceras corniculata), Ôrô (Acanthus abracteatus) và Mắm biển (Avicenia marina) mọc tự nhiên rải rác khắp khu vực nghiên cứu, các loài tham gia và các loài từ nội địa chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm. Trên Cồn Lu có một diện tích rừng phi lao lớn, đây là sinh cảnh quan trọng cho các loài chim.

Từ năm 1997 - 2003, Hội chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC) đã hỗ trợ kinh phí trồng và bảo vệ RNM với diện tích 1648 ha, liên tiếp trong các năm 2000 đến 2003 trồng xen các loài khác nhƣ Đâng, Bần chua vào trong diện tích Trang để đa dạng hóa các loài cây chắn sóng và cung cấp nơi sinh sống cho các loài động vật. Vƣờn có 51 loài cây ngập mặn và cây tham gia RNM cùng với 133 loài cây từ nội địa chuyển ra ven biển (Phan Nguyên Hồng, 2004).

RNM là nơi cƣ trú của đa dạng các loài chim nƣớc, với hơn 100 loài chim với khoảng 5.000 cá thể đã đƣợc quan sát vào mùa đông 2004 - 2005. Trong đó có 9 loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa ở mức toàn cầu (Birdlife, 2006)

Thành phần động vật đáy đƣợc nghiên cứu với 138 loài có mật độ và sinh khối phía trong RNM đa dạng hơn rất nhiều so với những khu vực kế cận.

Các nghiên cứu đã thống kê 107 loài cá chủ yếu là những loài điển hình cho vùng cửa sông, 13 loài ếch nhái và 24 loài bò sát (Phan Nguyên Hồng, 2004).

Vùng RNM Xuân Thủy còn là nơi nuôi dƣỡng rất nhiều thủy hải sản quan trọng nhƣ tôm, cua, hà, rau câụ..đóng góp cho kinh tế vùng. Việc sản xuất mật ong cũng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống ngƣời dân, giúp họ khai thác nguồn

32 lợi từ rừng mà không gây ảnh hƣởng lớn đến hệ sinh thái tự nhiên. Thêm vào đó, khu Ramsar Xuân Thủy là địa điểm lý tƣởng của các họat động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trƣờng.

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)