Tiến hành các nghiên cứu quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 86)

Nghiên cứu đánh giá khả năng chắn sóng, cố định phù sa của các kiểu RNM trên các điều kiện tự nhiên khác nhaụ Tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về ĐDSH, vai trò và lợi ích của các loài, nguồn gen để phát huy tính ĐDSH, xây dựng khu vực lƣu trữ và nghiên cứu nhân rộng những nguồn gen quý hiếm.

Nghiên cứu kỹ thuật trồng RNM để tạo ra rừng đa tầng, đa loài, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình phụ trợ trồng RNM có hiệu quả tại các khu vực có điều kiện khó khăn nhƣ xói lở, tốc độ bồi lắng thấp, BĐKH.

Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của cây RNM trƣớc nƣớc biển dâng để đƣa vào kế hoạch bảo vệ RNM, áp dụng mô hình thử sức chống chịu, khoanh vùng các khu vực quan trọng có khả năng chống chịu tốt với BĐKH, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của vùng này để tạo ra chiến lƣợc bảo tồn thích hợp cho những vùng khác.

Tiến hành nghiên cứu theo dõi tình trạng của các loài chim hiện đang bị đe dọa ở mức độ toàn cầu và ảnh hƣởng của việc sử dụng tài nguyên và BĐKH đối với những loài nàỵ Nên bao gồm cả việc thu mẫu các loài động vật không xƣơng sống, để xác định xem

77 thuốc trừ sâu, độc tố và chất thải kim loại có thể là nguyên nhân gây hại tới sự sống hoặc làm giảm khả năng sinh sản của các loài chim.

Đánh giá tác động môi trƣờng cần đƣợc thực hiện và kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thực hiện và sau hoàn thiện các dự án có tác động đến hệ sinh thái ĐNN ở VQG. Nghiên cứu làm rõ tính bền vững của các hoạt động của con nguời trong VQG và vùng đệm.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin cho công tác bảo tồn ĐDSH thích ứng với BĐKH dùng để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Thiết lập cơ sở dữ liệu và theo dõi phản ứng của ĐNN trong điều kiện nƣớc biển dâng. Xây dựng kịch bản BĐKH và bản đồ ngập lụt và vùng chịu nhiều thiên tai ở cấp VQG Xuân Thủỵ

Tiến hành điều tra thƣờng xuyên, cập nhận thông tin dữ liệu qua những ghi chép có gía trị dài hạn về mực nƣớc biển dâng. Sử dụng hiệu quả hệ thông tin địa lý (GIS) tạo ra kịch bản nƣớc biển dâng riêng cho khu vực VQG để chuẩn bị giải pháp ứng phó.

Lắp đặt hệ thống máy đo mực nƣớc, máy đo độ mặn, máy đo tốc độ bồi lắng trầm tích để kịp thời điều chỉnh tính chất của nƣớc không gây chết cây ngập mặn. Sử dụng các phƣơng pháp kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại để theo dõi phản ứng của RMN trƣớc BĐKH.

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 86)