Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 37)

Bãi bồi vùng Giao Thủy có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9 m. Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5m. Nhìn chung vùng bãi triều huyện Giao Thủy thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tâỵ

Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi cửa sông Vọp và sông Trà, chia khu vực thành 4 khu là: Bãi Trong, cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.

- Bãi trong: Chạy dài từ của Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng trung bình 1500 m. Phía Bắc khu Bãi Trong đƣợc ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm, cua và khai thác hải sản. Diện tích bãi trong khoảng 2500 hạ Có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã đƣợc trồng RNM.

- Cồn Ngạn: Nằm giữa sông Vọp và sông Trà chạy dài từ cửa Ba Lạt đến xã Giao Lạc có chiều dài 10 km, chỗ hẹp nhất 1000 m, chỗ rộng nhất 2500 m, diện tích 2500 hạ Phần diện tích Cồn Ngạn thuộc vùng đệm đã đƣợc ngăn thành ô thửa để NTTS. Phần còn lại đƣợc giới hạn bởi đê Vành Lƣợc và sông Trà thuộc vùng lõi VQG có RNM xen với đầm tôm và một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đƣợc cộng đồng sử dụng để nuôi ngao quảng canh.

- Cồn Lu: Song song với Cồn Ngạn, phía Tây giáp sông Trà, phía Đông Nam giáp biển đông, chạy dài từ cửa Thởi đến xã Giao Xuân, ở phía Đông và Đông Nam không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sông Trà. Trừ cồn cát, diện tích còn lại của Cồn Lu có thủy triều lên xuống tự do, có RNM phát triển, chỗ rộng nhất 2500 m, chỗ hẹp nhất 1500 m, diện tích khoảng 2500 hạ Cồn Lu gồm bãi cát rộng lớn, cùng bãi bồi lầy và một diện tích nhỏ các đầm NTTS.

- Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5 - 0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 hạ Đây là Cồn nhỏ nhất có lớp cát mỏng và vẫn đang tiếp tục bồi đắp do phù sa sông Hồng đem lại (Nguyễn Viết Cách, 2005a).

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn dựa trên tiếp cận sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)