Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT ch ế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhi ễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và sử d ụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 51)

Tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu thay đổi, biến động giữa các xã trong huyện và giữa các tháng trong năm. Quy luật của thời gian, sự biến đổi của thời tiết và sự giao thoa giữa các mùa là nguyên nhân chính gây nên sự thay đổi tỷ lệ nhiễm bệnh trong các tháng. Chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình nhiễm tiên mao trùng từ tháng 6 đến tháng 10 ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm

Tháng Số trâu kiểm tra (con) Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 6 42 8 19,05 7 34 7 20,58 8 51 14 27,45 9 62 19 30,65 10 31 11 35,48 Tính chung 220 59 26,81

Hình 4.4: Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm

Từ hình 4.4 cho thấy:

Điều tra 42 trâu trong tháng 6 có 8 trâu nhiễm tiên mao trùng (19,05%), đây là tỷ lệ nhiễm bệnh ít nhất khi điều tra tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng từ tháng 6 đến tháng 10. Do trong thời gian này tại huyện Chi Lăng đang trong mùa gặt, nguồn thức ăn dồi dào, phương thức bán chăn thả là chủ yếu. Vì vậy, trâu ít tiếp xúc với vật môi giới truyền bệnh hơn.

Trong tháng 7, số trâu mắc bệnh tiên mao trùng tăng hơn so với tháng 6, số trâu nhiễm là 7/34 (20,58%). Điều này có thể do trong thời gian này người dân tập trung trâu cày, bừa. Ruồi, mòng đốt, hút máu trâu bệnh truyền sang trâu khỏe. Vì vậy, quá trình lây lan bệnh trong thời gian này là rất cao.

Tháng 8, với số trâu điều tra là 51 trâu có 14 trâu bị mắc bệnh tiên mao trùng, chiếm 27,45%. So với tháng 7 thì tỷ lệ nhiễm tháng 8 tăng vọt lên, giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 8 là giai đoạn truyền bệnh rất cao. Bởi vì, trong thời

gian này trâu tập trung làm việc tại các cánh đồng với số lượng lớn, cơ hội truyền bệnh từ con vật bị bệnh sang những con vật khỏe rất thuận lợi. Hơn nữa, thời tiết thất thường mưa, nồm tạo điều kiện thuận lợi cho vật trung gian truyền bệnh phát triển đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc ở tháng này tăng.

Trong tháng 9 tỷ lệ nhiễm là 30,65%, tỷ lệ này có tăng hơn so với tháng 8. Do chăn thả tập trung ở các bãi chăn thả hẹp, trong khi đó đây là thời gian ruồi, mòng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, quá trình lây lan bệnh tiên mao trùng là rất lớn.

Những tháng trước tỷ lệ nhiễm cao, tăng qua các tháng. Điều kiện để mầm bệnh lây lan chưa được khắc phục, vào cuối thu, thời tiết chuyển dần sang lạnh, sức đề kháng con vật giảm. Vì vậy, tháng 10 là tháng có tỷ lệ nhiễm cao nhất (35,48%)

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả điều tra của Phan Văn Chinh (2006) [1], mùa lây lan bệnh thường xảy ra trong các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9). Trong thời gian này điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài ruồi, mòng phát triển, hoạt động mạnh. Hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT ch ế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhi ễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và sử d ụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 51)