Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT ch ế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhi ễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và sử d ụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 50)

Để công tác phòng và trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu, bò mang lại hiệu quả cao, ngoài việc theo dõi tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi, chúng tôi cũng tiến hành theo dõi tỷ lệ nhiễm theo tính biệt.

Tính biệt khác nhau sức đề kháng cũng như mức độ tiếp xúc với vật trung gian truyền bệnh khác nhau, nhưng không rõ rệt. Nắm được những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt Tính biệt Số trâu kiểm tra

(con) Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Đực 84 21 25,00 Cái 136 38 27,94 Tính chung 220 59 26,81

Hình 4.3: Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt

Qua hình 4.3 ta thấy, trong số 220 trâu được điều tra theo hai tính biệt: số trâu đực nhiễm tiên mao trùng là 21/84 trâu (25%); số trâu cái nhiễm tiên mao trùng là 38/136 trâu (27,94%).

Đực, 25% Cái, 27,94%

Kết quả cho thấy trâu cái nhiễm tỷ lệ cao hơn trâu đực. Nguyên nhân là do trâu cái vừa phải đẻ con mà vẫn phải làm việc nên sức đề kháng kém, độ mẫn cảm với bệnh cao hơn con đực. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giữa trâu đực và trâu cái không rõ ràng. Như vậy, tính biệt không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nhiễm ở trâu.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2014) [14], tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu cái là 14,19%, ở trâu đực là 12,96%, khi điều tra tình hình nhiễm tại tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT ch ế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhi ễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và sử d ụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)