Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT ch ế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhi ễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và sử d ụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 37)

Lê Ngọc Mỹ (2002) [22], đã điều tra tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu, bò tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, trâu, bò nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (21,27%), trong đó, trâu, bò nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhiễm T.

evansi cao hơn ở đồng bằng.

Phan Lục và cs (1995) [19] cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng của bò ở một số địa phương miền Bắc là 5,9%.

Theo Hà Viết Lượng (1998) [20], tỷ lệ bò nhiễm tiên mao trùng ở các tỉnh miền Trung là 8,99%.

Hồ Thị Thuận (1985) [29], điều tra tình hình nhiễm T. evansi ở một số đàn bò sữa các tỉnh phía Nam như An Phước (Đồng Nai), Đức Trong (Lâm Đồng), Tân Thắng và các hộ chăn nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh, các hộ chăn nuôi gia đình ở huyện Đức Hòa (Long An), Bến Cát (Sông Bé) bằng phương pháp MI (tiêm truyền chuột) và ELISA thấy tỷ lệ nhiễm trung bình là 7,97%. Nhưng chỉ có trâu, bò ở Bến Cát nhiễm 9,98%; ở An Phước là 12,60%; Lâm Đồng là 2,09%; còn ở các nơi khác không có.

Vương Thị Lan Phương (2004) [25], dê cũng nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ nhiễm khá cao (25,6%) và bò sữa nhiễm 5,6%.

Nguyễn Quốc Doanh (1998) [5], đã nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của T. evansi, bệnh học do chúng gây ra. Quy trình bảo quản và sử dụng giống T. evansi để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.

nguyên bề mặt T. evansi phân lập từ miền Bắc Việt Nam, để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp.

Về công tác chẩn đoán bệnh, ngoài các phương pháp cổ điển thường dùng trước đây (soi tươi, nhuộm giemsa, tiêm truyền qua động vật thí nghiệm) nhiều phương pháp phản ứng ngưng kết (Đoàn Văn Phúc, 1994) [24]. Phương pháp hình quang gián tiếp (Lương Tố Thu, 1994) [26]. Phương pháp ELISA (Lê Ngọc Mỹ, 1994) [21], có độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.

2.2.2. Tình hình nghiên cu nước ngoài.

Chen Qijun (1992) [33], cho biết: T. evansi gây bệnh cho hầu hết các loài động vật như trâu, bò, gựa, la, chó… ở Trung Quốc.

Wuyts N. và cs (1994) [42] cho biết: Tại Đông Nam Á, bệnh Tiên mao

trùng do Trypanosoma evansi là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn về

kinh tế cho người chăn nuôi vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu, bò và lợn. Các triệu chứng trong giai đoạn cấp tính gồm sảy thai, rối loạn hệ thống thần kinh trung ương và thậm chí là tử vong; nhiễm bệnh thể mãn tính ảnh hưởng lớn đến khả năng lao tác và năng suất của vật nuôi.

Ul Hasan M. và cs (2006) [39], nghiên cứu nhanh để xác định tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi ở những loại mẫn cảm tại Punjab (Pakistan). 170 ngựa và 150 lạc đà kiểm tra bằng phương pháp huyết thanh học phát hiện có 6 lạc đà (chiếm 4,0%) và phương pháp xác định ký sinh trùng phát hiện có 5 lạc đà (chiếm 3,3%) nhiễm T. evansi; không phát hiện ngựa nhiễm bệnh.

Theo Aquino L. P. và cs (2010) [31], chó nhiễm T. evansi có triệu chứng sốt gián đoạn, niêm mạc nhợt nhạt, phù nề, con vật gầy yếu và có thể sờ thấy các hạch bạch huyết sưng to.

Haridy F. M. và cs. (2011) [35] cho biết, phương pháp chẩn đoán ELISA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với phương pháp nhuộm giemsa.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.

3.1.1. Đối tượng nghiên cu.

- Trâu của một số xã thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

- Kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng được chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp.

- Bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra.

3.1.2. Vt liu nghiên cu.

- Kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng được chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp.

- Mẫu máu trâu lấy tại một số xã thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. - Chuột bạch dùng tiêm truyền phải khỏe mạnh, 18 – 20 g/con.

- Ba phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu (mỗi phác đồ bao gồm: thuốc trị tiên mao trùng, thuốc trợ tim, thuốc trợ sức và trợ lực).

* Hoá chất nghiên cứu:

- Dầu bạch dương.

- Thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng: phar – trypazen, trypanosoma,

trypamidium samorin.

- Thuốc trợ tim, trợ sức, trợ lực: cafein natri benzoat 20%, vitamin C 5%, vitamin B1 2,5%.

* Dụng cụ dùng trong nghiên cứu:

- Kính hiển vi quang học.

- Ống eppendorf.

- Xilanh 1 ml, 3 ml, 5 ml và kim tiêm các loại. - Chuồng nuôi động vật thí nghiệm.

- Một số dụng cụ thí nghiệm khác.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa đim nghiên cu

- Địa điểm thu thập mẫu: Các nông hộ, các trại chăn nuôi gia đình tại một số xã thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh động vật – Khoa Chăn nuôi thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2.2. Thi gian nghiên cu

- Từ ngày 09/6/2014 đến ngày 24/11/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. ng dng Kit CATT chế to t kháng nguyên tái t hp nghiên cu tình hình nhim tiên mao trùng trâu ti huyn Chi Lăng , tnh Lng Sơn

- Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. - Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi.

- Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt.

- Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo các tháng trong năm.

3.3.2. Nghiên cu th nghim phác đồ điu tr bnh tiên mao trùng cho trâu và đề xut bin pháp phòng chng

3.3.2.1. Xây dựng phác đồđiều trị bệnh tiên mao trùng

- Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp. - Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng.

3.3.2.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho trâu ở

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp mu

* Phương pháp lấy mẫu máu trâu

Sát trùng vùng tĩnh mạch cổ trâu bằng cồn 700

. Dùng xilanh vô trùng lấy 5ml máu để kiểm tra tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên trâu ở các địa phương.

* Phương pháp lấy mẫu huyết thanh trâu

Mỗi mẫu máu trâu cần kiểm tra lấy khoảng 5 ml máu cho vào xilanh, để nghiêng xilanh sao cho diện tích bề mặt máu rộng tối đa. Cố định xilanh cho đến khi máu đông, chắt lấy huyết thanh. Bảo quản huyết thanh ở nhiệt độ -150 C, thời gian không quá 4 tháng.

* Phương pháp lấy mẫu máu chuột bạch nhiễm tiên mao trùng

- Lấy máu đuôi chuột soi tươi: Sát trùng chóp đuôi chuột bạch bằng cồn 700, dùng kim chích nhẹ vào chóp đuôi chuột, vuốt nhẹ đuôi để chảy ra 1 giọt máu nhỏ. Đặt giọt máu lên phiến kính, đậy lamen lên để dàn máu thành một lớp mỏng; soi dưới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện tiên mao trùng qua sự di chuyển của chúng.

3.4.2. Phương pháp phát hin tiên mao trùng trong mu

3.4.2.1. Ứng dụng Kit CATT chế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp

Đây là phương pháp ngưng kết trực tiếp giữa kháng nguyên và kháng thể trên bản nhựa, được dùng để phát hiện kháng thể lưu động trong máu động vật nhiễm bệnh.

Nguyên lý: kháng nguyên tiên mao trùng đã được nhuộm màu kết hợp

với kháng thể tạo thành những đám kết tủa li ti màu xanh.

Phương pháp ứng dụng Kit CATT

* Thành phần của kit CATT:

Tube màu vàng: chứa 1,5 ml kháng nguyên RoTAT 1.2 phủ hạt latex Tube màu xanh: chứa 1 ml huyết thanh âm tính chuẩn

Tube màu đỏ: chứa 1 ml huyết thanh dương tính chẩn đặc hiệu với

Ống falcon 20 ml dung dịch pha loãng huyết thanh: 1 ống Card phản ứng: 3 card

Que khuấy: 5 cái Hướng dẫn sử dụng

* Các bước làm phản ứng CATT:

- Bước 1. Dùng micropipet lấy 10 µl kháng nguyên gắn hạt latex đặt lên khay phản ứng.

- Bước 2. Dùng micropipet lấy 10 µl kháng thể (pha loãng theo hệ số 2) nhỏ lên giọt kháng nguyên.

- Bước 3. Khuấy đều hỗn hợp kháng nguyên, kháng thể. Giữ yên trong 3 - 5 phút.

- Bước 4. Đọc phản ứng:

+ Có hiện tượng ngưng kết: phản ứng dương tính (+) → trâu đã bị nhiễm tiên mao trùng.

+ Không có hiện tượng ngưng kết: phản ứng âm tính (-) → trâu không bị nhiễm tiên mao trùng.

+ Có hiện tượng ngưng kết nhưng không rõ rệt: Nghi ngờ (±).

3.4.2.2. Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm

Dùng máu tươi tiêm trực tiếp cho chuột bạch (không sử dụng chất chống đông). Mỗi chuột tiêm 0,2 ml máu, tiêm vào phúc mạc. Theo dõi biểu hiện của chuột thí nghiệm sau tiêm truyền. Mỗi ngày kiểm tra máu chuột thí nghiệm 1 lần để phát hiện tiên mao trùng bằng phương pháp xem tươi.

3.4.2.3. Phương pháp xem tươi (Direct smear)

Cho 1 giọt máu tươi lên phiến kính; đậy lamen lên để dàn máu thành một lớp mỏng; soi dưới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện tiên mao trùng qua sự di chuyển của chúng (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) [10].

Kết quả: dương tính thấy tiên mao trùng di động, bơi trong huyết tương. Âm tính chỉ nhìn thấy hồng cầu.

3.4.2.4. Phương pháp nhuộm giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky)

Đặt một giọt máu tươi cách 1 đầu phiến kính khoảng 2 cm, đặt cạnh lamen lên giọt máu, nghiêng 450 so với phiến kính. Khi máu lan hết cạnh lamen, đẩy nhẹ lamen trên phiến kính để dàn máu thành một lớp mỏng.

Để khô, cố định bằng cồn methanol trong 2 phút. Nhuộm giemsa trong 25 phút (dung dịch giemsa mẹ pha trong nước cất theo tỷ lệ 1: 9). Để nghiêng tiêu bản dưới vòi nước chảy nhẹ cho trôi hết giemsa thừa, để khô tiêu bản, soi dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 100) tìm tiên mao trùng.

3.4.3. Mt s quy định trong nghiên cu đặc đim dch t.

* Quy định về tuổi trâu.

- Tuổi trâu nghiên cứu được phân ra theo 4 lứa tuổi: ≤ 2 năm tuổi.

> 2 – 5 năm tuổi.

> 5 – 8 năm tuổi. > 8 năm tuổi.

* Các tháng theo dõi trong năm.

Chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu trong các tháng 6, 7, 8, 9, 10.

3.4.4. Xây dng phác đồđiu tr bnh tiên mao trùng

Chúng tôi đã xây dựng 03 phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng, mỗi phác đồ gồm có:

+ Thuốc diệt tiên mao trùng. + Thuốc trợ tim.

+ Thuốc trợ sức, trợ lực.

Tiến hành thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng, với 3 loại thuốc có tác dụng với tiên mao trùng đạt mức độ khá đến tốt (đã được chúng tôi thử nghiệm trên chuột bạch).

Sau đó, áp dụng ra diện rộng để chọn một phác đồ tốt nhất điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu tại các địa phương của tỉnh Lạng sơn.

Phác đồ Loại thuốc Tên thuốc Liều lượng Đường sử dụng

1

Thuốc diệt tiên

mao trùng Phar – trypazen 0.5 mg/ kg TT

Tiêm sâu bắp thịt Thuốc trợ tim Cafein 20% 15 ml/ con Tiêm bắp

Thuốc trợ sức, trợ lực Nước sinh lý mặn 200 ml/ con Truyền tĩnh mạch Vitamin C 5% 20 ml/ con Tiêm bắp

Vitamin B1

2,5% 20 ml/ con Tiêm bắp

2

Thuốc diệt tiên

mao trùng Trypamidium samorin 1 mg/ kg TT Tiêm bắp Thuốc trợ tim Cafein 20% 15 ml/ con Tiêm bắp

Thuốc trợ sức, trợ lực Nước sinh lý mặn 200 ml/ con Truyền tĩnh mạch Vitamin C 5% 20 ml/ con Tiêm bắp

Vitamin B1

2,5% 20 ml/ con Tiêm bắp

3

Thuốc diệt tiên

mao trùng Trypanosoma 1 mg/ kg TT Tiêm bắp Thuốc trợ tim Cafein 20% 15 ml/ con Tiêm bắp

Thuốc trợ sức, trợ lực Nước sinh lý mặn 200 ml/con Truyền tĩnh mạch Vitamin C 5% 20 ml/con Tiêm bắp

Vitamin B1

2,5% 20 ml/con Tiêm bắp

Chú ý: Các thuc tr tim và tr lc được s dng trước thuc tr tiên mao trùng 30 phút

3.4.5 Đề xut và ng dng bin pháp phòng chng bnh hiu qu

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tình hình dịch tễ và kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi đề xuất và khuyến cáo người chăn nuôi ứng dụng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của huyện.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu.

Số liệu thu được, được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện, 2008) [28] trên phần mềm Excel 2007.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Xác định tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

4.1.1. T l nhim tiên mao trùng mt s xã thuc huyn Chi Lăng, tnh Lng Sơn Lng Sơn

Mỗi vùng có điều kiện kinh tế cũng như đặc điểm tập quán sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi khác nhau. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở mỗi vùng là khác nhau. Bằng phương pháp thử Kit CATT và tiêm truyền chuột bạch, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng tại các xã Hữu Kiên, Mai Sao, Bắc Thủy, Quang Lang, Hòa Lạc.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại một số xã thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Địa phương (xã)

Số trâu kiểm tra

(con)

Kit CATT Tiêm truyền chuột Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Hữu Kiên 48 15 31,25 15 31,25 Mai Sao 36 12 33,33 12 33,33 Bắc Thủy 52 14 26,92 14 26,92 Quang Lang 38 9 23,68 9 23,68 Hòa Lạc 46 9 19,56 9 19,56 Tính chung 220 59 26,81 59 26,81

Qua bảng 4.1 ta thấy:

Trong số 220 trâu được kiểm tra, số trâu nhiễm tiên mao trùng là 59 trâu (26,81%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất thấy ở trâu của xã Mai Sao (33,33%), tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở trâu của xã Hòa Lạc (19,56%).

Mai Sao là một xã có diện tích lúa nước, ao hồ, sông ngòi lớn, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho ruồi, mòng phát triển. Mặt khác, trâu được chăn thả tập trung vào những bãi chăn hẹp, ruồi, mòng có nhiều cơ hội truyền bệnh tiên mao trùng. Ngược lại, ở xã Hòa Lạc mỗi hộ dân thường có những bãi chăn thả riêng, nên khả năng lây truyền bệnh tiên mao trùng ít hơn. Đó là nguyên nhân xã Mai Sao có tỷ lệ nhiễm cao (33,33%), trong khi đó xã Hòa Lạc lại có tỷ lệ nhiễm thấp (19,56%).

Hình 4.1: Thử Kit CATT và tiêm truyền chuột, xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng tại một số xã thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (%).

Qua hình 4.1 ta thấy:

Phương pháp tiêm truyền chuột là phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng chính xác nhất. Qua kết quả trên, chúng tôi thấy Kit CATT cũng phát hiện bệnh chính xác tương đương phương pháp tiêm chuyền chuột.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với Nguyễn Quốc Doanh (2001) [6] tác giả cho biết: kiểm tra 1618 mẫu huyết thanh trâu của tỉnh Bắc Thái, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng là 26,57%; 1619 mẫu huyết thanh trâu của tỉnh Hà Bắc, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng là 25,94%.

Phan Lục và cs (1995) [19] cho biết, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại một số địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc là 26,92 %.

4.1.2. T l nhim tiên mao trùng trâu theo la tui

Bệnh tiên mao trùng gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho đàn trâu của cả nước. Vật chủ trung gian truyền bệnh là côn trùng, chúng thích nghi và phát triển trong điều kiện nhiệt đới gió mùa nước ta. Sự tiếp cận của các loài gia súc với côn trùng sẽ tăng dần theo lứa tuổi. Vì vậy, để hiểu rõ về tác hại của bệnh, đặc biệt là độ mẫn cảm với bệnh ở các lứa tuổi khác nhau, chúng tôi tiến hành điều tra trên đàn trâu của huyện Chi Lăng với 4 độ tuổi khác nhau.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi Lứa tuổi

(năm)

Số trâu kiểm tra (con) Số trâu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) ≤ 2 62 12 19,35 >2 – 5 57 14 24,56 >5 – 8 69 22 31,88 > 8 32 11 34,38 Tính chung 220 59 26,81

Hình 4.2: Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kit CATT ch ế tạo từ kháng nguyên tái tổ hợp trong nghiên cứu tình hình nhi ễm tiên mao trùng ở trâu của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và sử d ụng phác đồ điều trị hiệu quả. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)